Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng các

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của phân bón với một số giống bí rau (Trang 62)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng các

Kết quả nghiên của của thí nghiệm 1 dựa vào các đặc tính như tốc độ

tăng chiều dài ngọn, tỷ lệ cây cho ngọn lớn, Giống có khối lượng tiêu chuẩn lớn, chúng ta chọn lựa được 3 giống triển vọng là SN, PT1, HB2 phục vụ cho sản xuất bí rau. Trong thí nghiệm này chúng ta thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến 3 giống bí rau triển vọng này.

4.2.1. T l ny mm và s cây sng các ging bí rau Bảng 4.13. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống của các giống bí rau Bảng 4.13. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống của các giống bí rau Giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ cây sống (%) SN 100 94,5 PT1 98,6 91,5 HB2 75 87,6

Qua bảng trên ta nhận thấy: tỷ lệ nảy mầm của giống SN đạt cao nhất 100%, tiếp theo là giống PT1 98,6%, HB2 là từ 75%. Xét về tỷ lệ cây sống cao nhất là giống SN 94,5%, thấp nhất là giống HB2 87,6%, tỷ lệ cây sống của giống PT1 là 91,5%.

4.2.2. nh hưởng ca các công thc phân bón đến thi gian sinh trưởng các ging bí rau các ging bí rau

Trong quá trình sinh trưởng phát triển cây trồng trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Giai đoạn nảy mầm, từ khi cây bắt đầu mọc đến khi cây có 2 lá mầm. Giai đoạn cây con từ khi cây có 2 lá mầm đến khi cây có 4 – 5 lá thật. Giai đoạn ra hoa, từ khi cây có 4 – 5 lá thật đến khi cây có hoa cái

đầu tiên. Giai đoạn quả, từ khi cây có quả thứ nhất đến khi cây có quả tập trung. Và giai đoạn già cỗi là giai đoạn sự phát triển của thân lá bắt đầu giảm, số quả trên cây ít và phát triển không cân đối.Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng để từđó đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn, kết quả thu được bảng 4.14.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các công thức phân bón và giống đến thời gian sinh trưởng, phát triển cây bí rau

Công thức phân bón Giống Thời gian từ trồng đến … (ngày) Nảy mầm Ra lá thật Phân nhánh Thu hoạch lần 1 Kết thúc thu hoạch 1 SN 5 11 35 38 102 PT1 5 10 35 38 102 HB2 5 11 34 38 102 2 SN 5 10 34 38 102 PT1 5 10 34 38 102 HB2 5 10 35 38 102 3 SN 5 10 35 38 102 PT1 5 10 34 38 102 HB2 5 10 35 38 102 4 SN 5 10 35 38 102 PT1 5 10 34 38 102 HB2 5 10 33 38 102 5 SN 5 10 34 38 102 PT1 5 10 35 38 102 HB2 5 10 34 38 102

Thời gian từ gieo đến nảy mầm: Qua theo dõi cho thấy cây nảy mầm 5 ngày sau gieo. Ở thời kỳ này cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng trong hạt để

nảy mầm nên không có sự khác nhau giữa các công thức.

Thời gian từ gieo – lá thật: thời kỳ này cây có bộ rễ yếu, khả năng hút chất dinh dưỡng yếu. Vì vậy, ta thấy sự khác biệt giữa các công thức là không lớn. Thời gian này là từ 9 đến 10 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Thời gian từ gieo đế khi phân nhánh đầu tiên: Qua bảng trên cho thấy thời gian ra nhánh giữa các giống ở các công thức đã có sự sai khác, tuy nhiên không nhiều.

Sự phân nhánh liên quan đến tiềm năng cho năng suất ngọn bí rau, sự phân cành mạnh sẽ tạo ra năng suất cao hơn. Khả năng phân nhánh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khí tượng, sự cung cấp dinh dưỡng từđất và đặc tính di truyền của từng giống. Hầu hết các giống bí rau có khả năng phân nhánh từ rất sớm. Kết quả bảng 4.14. cho thấy thời gian từ khi gieo đến khi phân nhánh trung bình khoảng 34 đến 35 ngày, tất cả các giống phân nhánh sớm nhất ở công thức 5.

Thời gian từ gieo đến thu hoạch lần 1: thời gian này có liên quan đến tổng thời gian thu ngọn. Thời gian này càng sớm thì tổng thời gian cho thu ngọn bí càng dài. Nắm được thời gian của thời kỳ này giúp ta chủđộng bố trí nguồn lao động, vật tư cần thiết cho quá trình thu hoạch nhằm thu được năng suất thương phẩm cao, chất lượng thương phẩm tốt đồng thời có kế hoạch cho việc vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Kết quả cho thấy thời gian cho thu ngọn của các giống ở các công thức đều là 38 ngày.

Thời gian từ gieo đến kết thúc thu hoạch: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí hời vụ hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Việc xác định thời gian của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển có ý nghĩa với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật kịp thời. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của giống, điều kiện thời tiết khí hậu, các môi trường dinh dưỡng, các biện pháp kỹ thuật tác động.

Ở nghiên cứu này do tận thu nên chưa thu được số liệu khoảng cách thời gian giữa các lần thu mà chỉ thu định kỳ 10 ngày/lần. Trong thí nghiệm này thời gian kết thúc thu là 102 ngày là hơi dài so với các cây rau ăn lá và thu hoạch nhiều lần. Có thể thu ít lứa hơn và các lứa đầu sẽ nhanh được thu hoạch hơn do cây còn sinh trưởng phát triển mạnh nên sẽ rút ngắn hơn thời gian mỗi vụ bí rau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

4.2.3. nh hưởng ca các công thc phân bón đến tăng chiu dài thân chính các ging bí rau

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của phân bón với một số giống bí rau (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)