4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.11. Mức độ nhiễm sâu hại
Người tiêu dùng ai cũng muốn mua những hàng ngon bổ, tiêu chí ban
đầu là sự bắt mắt về hình thức như : màu sắc, sâu bệnh, kích thước.... sâu bệnh làm giảm năng suất chất lượng và số lượng ngọn bí, gây ảnh hưởng tới khả năng cho thu của các giống bí. Chính vì thế giống bí có ít sâu bệnh là yếu tốđem lại hiệu quả kinh tế và mở rộng sản xuất :
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 4.12. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại các giống bí đỏ
Tên giống Bọ dừa Bọ xít Sâu xám, dế Bệnh phấn trắng PT2 ++ ++ + ++ SN ++ ++ + ++ GL1 ++ + + ++ PT1 + ++ + ++ VN ++ + + ++ TN ++ + + ++ HB2 + + + ++ LB1 ++ + + ++
Ghi chú: + nhiễm nhẹ, ++ nhiễm TB, +++ nặng
Kết luận:
Qua thí nghiệm 1 chúng ta thấy:
Dựa vào thời gian sinh trưởng và phát triển thì các giống trên đều có thời gian nảy mầm, ra lá,thu hoạch tương đương nhau chúng có sự sai khác không nhiều, tuy nhiên thời gian kết thúc thu hoạch thì các giống SN, PT1, HB2 là các giống có thể cho thu hoạch thêm.
- Các giống có tốc độ tăng chiều dài ngọn nhanh là SN, PT1, TN, sau khi hình thành chồi khoảng 8 - 10 ngày là có thể thu hoạch ngọn dài ≥ 50 cm. - Độ dài của các lóng trước thu hoạch thì các PT1, TN, HB2 là các giống có độ dài tốt nhất.
- Giống có khối lượng tiêu chuẩn lớn nhất là SN, LB1, PT2, HB2. Tổng số ngọn qua 4 lần thu thì các giống PT2, SN, HB2. PT1 là các giống có tổng số ngọn thu được là lớn nhất.
- Dựa vào những kết đã thu được chọn ra giống SN, PT1 và HB2 triển vọng cho sản xuất ngọn làm rau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51