Một số lý thuyết hiện đại về tạo việc làm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 28)

1.2.2.1. Mô hình cổ điển tạo việc làm (Tự do cạnh tranh trên thị trường lao động - mức lương sinh hoạt và sự toàn dụng lao động).

Trong nền kinh tế cạnh tranh tự do, sự thoả dụng của cá nhân ngƣời lao động và sự tối đa hoá lợi nhuận của ngƣời sản xuất khi tham gia vào thị trƣờng

lao động phải tuân thủ quy luật của thị trƣờng. Mức lƣơng và việc làm do quy luật cung cầu quyết định. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất sẽ thuê nhiều lao động hơn chừng nào mà giá trị sản phẩm cận biên mà một ngƣời lao động sản xuất ra còn cao hơn chi phí mà anh ta phải bỏ ra để thuê lao động (mức lƣơng). Về mặt cung lao động, mỗi ngƣời lao động đều tìm cách có đƣợc độ thoả dụng tối đa. Họ sẽ phân chia thời gian cho nghĩ ngơi và làm việc theo độ thoả dụng cận biên. Việc tăng lƣơng cũng đồng nghĩa với tăng giá (hay chi phí cơ hội) cho sự nghỉ ngơi. Do đó, mức lƣơng càng cao bao nhiêu, thì mức cung lao động càng cao bấy nhiêu. Trong trƣờng hợp cung lao động bằng cầu lao động tức là mức lƣơng cân bằng, không có thất nghiệp – tức toàn dụng lao động, bất kỳ ngƣời nào có sức lao động, muốn làm việc đều tìm đƣợc việc làm. Nhƣng thị trƣờng lao động luôn vận động bởi có một số ngƣời muốn ra và vào thị trƣờng lao động vì nhiều lý do khác nhau làm cho cung cầu lao động biến động. Khi cung lớn hơn cầu lao động, ngƣời lao động cạnh tranh nhau để bán sức lao động và có việc làm. Điều đó làm cho giá nhân công (tức mức lƣơng) giảm xuống. Khi cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, các chủ sản xuất cạnh tranh nhau để thuê lao động làm cho giá nhân công tăng lên. Do đó, tự do cạnh tranh mua và bán sức lao động trên thị trƣờng, các mức lƣơng linh hoạt đƣợc hình thành nhƣ có sức mạnh của bàn tay vô hình, thất nghiệp không xảy ra, mọi ngƣời có khả năng lao động và có nhu cầu đƣợc làm việc đều có việc làm. Hạn chế của mô hình trên là ở tất cả các nƣớc và đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển các mức lƣơng thƣờng không linh hoạt vì thang bảng lƣơng đƣợc nhà nƣớc ban hành kèm theo các chính sách, thể chế điều chỉnh. Với mức lƣơng hiện tại, số ngƣời tìm việc làm ngày càng nhiều hơn số lƣợng việc làm hiện có. Vì vậy, không thể có toàn dụng lao động đƣợc. Mặt khác, trong kinh tế thị trƣờng kinh doanh khó tránh khỏi rủi ro, khi phá sản sẽ có thất nghiệp và khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng sẽ thu hút lao động. Do vậy, thất nghiệp

là phạm trù gắn với kinh tế thị trƣờng, chỉ có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp chứ không loại bỏ hoàn toàn nó. (Trần Xuân Cầu, 2012, Tr.383)

1.2.2.2. Mô hình tạo việc làm của Keynes

Xuất phát điểm của học thuyết Keynes là vào những năm 1930 đại suy thoái của nền kinh tế các nƣớc phƣơng Tây. Nạn thất nghiệp kinh niên và lan tràn cùng với mức sản lƣợng quốc dân thấp. Học thuyết Keynes nổi tiếng về việc xác định thu nhập quốc dân và công ăn việc làm. Lý thuyết này có thể đƣợc coi là lý thuyết đặc biệt về thất nghiệp đối với các nƣớc phát triển. Mô hình này cho rằng, ở tầm vĩ mô, việc làm tăng cùng với tăng tổng sản phẩm quốc dân. Thất nghiệp phát sinh do tổng cầu hàng hoá, dịch vụ của ngƣời tiêu dùng, của doanh nghiệp và chi tiêu của chính phủ không đủ để tổng sản phẩm quốc dân đạt mức đủ việc làm. Từ đó, Keynes cho rằng, để giảm thất nghiệp, tạo việc làm cho ngƣời lao động phải tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc thông qua các chính sách của chính phủ, nhƣ cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, trợ giá cho đầu tƣ… sẽ khuyến khích gián tiếp đầu tƣ tƣ nhân. Mô hình tạo việc làm, giảm thất nghiệp thông qua tăng tổng cầu của Keynes không có tác dụng thiết thực đối với các nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển nhƣ Việt Nam. Những hạn chế chủ yếu của mô hình này là:

Thứ nhất, những hạn chế về mặt cơ cấu và thể chế đối với khâu cung ứng, tình trạng thiếu vốn, nguyên vật liệu, các nguồn nhân lực có trình độ lành nghề và chuyên môn cao, tổ chức không chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả của thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng hàng hoá trong đó có thị trƣờng sức lao động, hệ thống thông tin thị trƣờng kém phát triển, thói quen tiêu dùng hàng nhập ngoại… đã đi ngƣợc lại quan niệm cho rằng tăng cầu của chính phủ và tƣ nhân sẽ làm tăng mức việc làm, giảm thất nghiệp.

Thứ hai, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá đang kéo theo dòng ngƣời di chuyển từ nông thôn ra thành thị. Do

đó, tạo việc làm ở thành thị bằng cách tăng mức tổng cầu có thể sẽ thu hút thêm nhiều ngƣời từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm vì khoảng cách chênh lệch lớn về thu nhập của nông thôn so với thành thị. Kết quả là mô hình trên có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng lên. Do đó, các chính sách của Keynes nhằm tăng sản lƣợng và tạo thêm việc làm thực ra lại có thể làm giảm toàn bộ mức việc làm và sản lƣợng quốc dân.

Thứ ba, trong một số trƣờng hợp tăng trƣởng việc làm có thể chậm lại tăng trƣởng sản lƣợng, thậm chí có thể làm giảm sản lƣợng. Ví dụ xay gạo bằng máy xay chứ không giã bằng tay, làm tăng sản lƣợng nhƣng lại làm giảm việc làm (Trần Xuân Cầu, 2012, Tr.384).

1.2.2.3. Mô hình tập trung vào mối quan hệ giữa tích lũy vốn, phát triển công nghiệp và tạo việc làm

Trƣờng phái kinh tế học Tân cổ điển phát triển mô hình của Keynes đã tập trung vào những chính sách nhằm tăng nhanh mức sản lƣợng quốc dân thông qua việc tăng cƣờng tích luỹ vốn. Tăng trƣởng kinh tế là kết quả tổng hợp của tích lũy vốn (mức tiết kiệm) và năng suất lao động (tỷ lệ vốn/sản lƣợng). Do đó, với một tỷ lệ tổng vốn/sản lƣợng nhất định, tốc độ tăng sản lƣợng quốc dân và việc làm có thể đƣợc tối đa hoá bằng cách tối đa hoá mức tiết kiệm và đầu tƣ. Với mức năng suất nhất định, tăng cƣờng tích luỷ vốn, mở rộng đầu tƣ tăng sản lƣợng công nghiệp nhanh sẽ tạo ra đƣợc nhiều việc làm hơn. Tuy vậy, bằng kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nƣớc chậm phát triển có tốc độ tăng sản lƣợng công nghiệp tƣơng đối cao, nhƣng tốc độ tăng công ăn việc làm lại tụt hậu khá xa, trong một số trƣờng hợp thậm chí việc làm không tăng. Nguyên nhân cơ bản là năng suất lao động tăng nhanh, tức tiết kiệm hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đã làm cho tổng sản lƣợng sản xuất ra tăng lên nhƣng không cần bổ sung thêm lao động. Kết quả là việc làm mới không đƣợc tạo ra. Vì vậy, mặc dù sản lƣợng tăng nhanh

nhƣng lại không tạo thêm đƣợc công ăn việc làm. Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng, không thể quá chú trọng đến việc mở rộng và phát triển công nghiệp hiện đại để giải quyết vấn đề việc làm ở thành thị, vì ở hầu hết các nƣớc đang phát triển khu vực này chỉ thu hút từ 10 đến 20% lực lƣợng lao động. Giữa mức tăng sản lƣợng công nghiệp và mức tăng việc làm luôn có một khoảng cách. Hiện tƣợng các cơ hội việc làm ở thành thị tăng lên chậm chạp trong bối cảnh tốc độ công nghiệp hoá khá nhanh và dòng ngƣời lao động không có tay nghề không ngừng đổ ra thành thị. Điều đó cũng có nghĩa là tốc độ công nghiệp hoá ở các nƣớc đang phát triển chậm hơn nhiều so với tốc độ đô thị hoá ở các nƣớc đó (Trần Xuân Cầu, 2012, Tr.385).

1.2.2.4. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm

Quan điểm cơ bản của mô hình này cho rằng để sản xuất ra một mức sản lƣợng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trƣớc hai lựa chọn lớn: Một là, có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật liệu… phải lựa chọn mức giá nhân tố sao cho với chi phí sản xuất thấp nhất; hai là, để tối ƣu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chọn công nghệ phù hợp – công nghệ sử dụng nhiều vốn hay là công nghệ sử dụng nhiều lao động. Do đó, nếu giá vốn quá cao so với giá nhân công thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Còn ngƣợc lại, nếu giá nhân công tƣơng đối cao thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn. Trong bối cảnh của các nƣớc đang phát triển thƣờng có nguồn lao động dồi dào, nhƣng lại có ít vốn thì sẽ thiên về sử dụng nhiều lao động nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực đôi dào đó. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh lại giá cả, thông qua việc hạ thấp giá nhân công sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc làm hơn mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp. Kết quả cho thấy đối với hầu hết các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển, việc giảm mức lƣơng xuống một cách tƣơng đối (chẳng hạn, 10%) hoặc

giữ cho mức lƣơng không đổi trong khi để cho giá vốn tăng, sẽ làm tăng việc làm lên từ 5 đến 10%. Do đó, các chính sách nhằm loại bỏ những cái nhìn sai lệch về giá vốn, giá nhân công thực sự đóng vai trò quan trọng trong các chiến lƣợc phát triển định hƣớng tạo việc làm (Trần Xuân Cầu, 2012, Tr.385).

1.2.2.5. Mô hình chuyển lao động giữa hai khu vực

Đây là mô hình về lao động di cƣ từ nông thôn ra thành thị. Mô hình này tập trung xem xét các yếu tố xác định cung và cầu lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn, có tính đến những khía cạnh kinh tế của việc di chuyển và thể chế của các nƣớc đang phát triển.

+ Mô hình phát triển của Lewis:

W.Arthur Lewis đƣa ra lý thuyết này vào năm 1954 nhằm giải thích sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nƣớc vừa mới công nghiệp hoá, trong đó ông quan tâm đến sự thiếu hụt lao động có thể có trong khu vực công nghiệp mở rộng. Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm gắn với điều kiện cụ thể của các nƣớc đang phát triển. Tác giả cho rằng, một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: Một là khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp truyền thống, lao động dƣ thừa có năng suất rất thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động khu vực nông nghiệp có xu hƣớng chuyển dần sang. Tăng sản lƣợng trong khu vực hiện đại dẫn đến lao động di cƣ từ nông thôn ra thành thị và gia tăng áp lực việc làm ở thành thị. Mặc dù có tác dụng nhất định trong hƣớng dẫn, phân tích và hoạch định chính sách giải quyết việc làm nhƣng không thể áp dụng máy móc mô hình Lewis tạo việc làm cho ngƣời lao động vào các nƣớc đang phát triển cũng nhƣ Việt Nam, vì mô hình này dựa vào ba giả định chỉ phù hợp với các nƣớc phƣơng Tây. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, mô hình này ngầm giả định rằng tốc độ di chuyển lao động và tăng việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng

nhanh thì tốc độ tăng trƣởng của khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao. Tuy vậy, thực tiễn ở các nƣớc đang phát triển tốc độ tăng trƣởng của khu vực hiện đại ở thành thị và tăng việc làm có thể trái ngƣợc nhau.

Hai là, mô hình này giả định rằng ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng lao động ở thành thị. Các công trình nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng ở các nƣớc đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn, chứ không phải toàn dụng lao động đƣợc.

Ba là, mức lƣơng thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn cung cấp lao động dƣ thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt mặc cho sự biến động lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế thị trƣờng.

+ Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cƣ nông thôn – thành thị của Harris Todaro:

Qúa trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Do đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hƣớng tất yếu khách quan của các nƣớc trong quá trình phát triển. Những ngƣời di cƣ xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trƣờng lao động dựa vào tối đa hoá những lợi ích dự kiến có đƣợc từ việc di cƣ bằng việc so sánh mức thu nhập dự kiến có đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn. Quyết định di cƣ sẽ đƣợc thực hiện nếu thu nhập dự kiến/thu nhập kỳ vọng cao hơn thu nhập thực tế. Thu nhập dự kiến thu đƣợc của ngƣời lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm đƣợc việc làm ở thành thị, mức lƣơng ở thành thị, độ tuổi của ngƣời di cƣ. Todaro đề xuất chính phủ giảm mức lƣơng ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng cƣờng việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và có chính sách phù hợp sẽ là biện pháp tạo việc làm. (Trần Xuân Cầu, 2012, Tr.386).

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 28)