Phát triển các ngành nghề phù hợp

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 113)

Để tạo đƣợc nhiều chỗ làm việc cho ngƣời lao động trong những năm trƣớc mắt phải dựa vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Nhƣng để nâng cao năng suất, sử dụng có hiệu quả lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế không thể chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng mà phải chú ý phát triển theo chiều sâu. Để phát triển kinh tế theo chiều rộng và

chiều sâu, trƣớc hết cần có những biện pháp cụ thể thu hút và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp lớn, phát triển sản xuất các khu công nghiệp lớn, công nghệ cao, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu lao động có chất lƣợng cao. Đồng thời phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tận dụng tiềm năng sẵn có của đất nƣớc về lao động và nguyên liệu. Để thúc đẩy các ngành nghề thủ công phát triển, tạo cơ hội việc làm cho ngƣời lao động việc khôi phục các làng nghề truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng. Làng nghề không chỉ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, bảo tồn đƣợc nét văn hóa truyền thống của dân tộc, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của hàng vạn ngƣời lao động. Do đó, cần khôi phục, duy trì phát triển các nghề truyền thống phù hợp với quá trình CNH – HĐH. Giải quyết các khâu cơ bản nhƣ: thiếu thị trƣờng đầu ra; thiếu vốn; cơ sở vật chất nghèo nàn và môi trƣờng ô nhiễm. Cùng với phát triển công nghiệp là phát triển mạnh các loại dịch vụ có chất lƣợng cao phục vụ công nghiệp hóa và đời sống của ngƣời dân, vừa tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động. Tiếp tục phát triển nông nghiệp dựa vào thế mạnh của nƣớc có khí hậu nhiệt đới theo hƣớng giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, phát triển trang trại; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, từng bƣớc hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao làm cơ sở cho phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; định hƣớng phát triển nông nghiệp dƣới nhiều hình thức đan xen nhau (tƣ nhân, tập thể, liên doanh liên kết)…; xác đinh rõ lợi thế, tiềm năng để đầu tƣ phát triển sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa nông sản. Chính quyền địa phƣơng cùng với nhà nƣớc cần hƣớng dẫn nông dân ở từng vùng về kỹ thuật, cây giống, con giống và đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài; xây dựng và cũng cố các trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây, con theo phƣơng pháp tiên tiến và công

nghệ sinh học hiện đại; quy hoạch một số vùng chuyên canh nhƣ: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và sửa chữa máy nông nghiệp, hỗ trợ và phát triển các làng nghề, phát triển mạng lƣới giao thông nông thôn và các dịch vụ nhỏ.

4.2.3. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội

Cần có chính sách thỏa đáng để thu hút nhân tài nhƣ trả lƣơng cao, cung cấp những điều kiện thuận lợi trong việc thực thi công việc, chính sách đề bạt, thăng chức dựa vào kết quả hoàn thành công việc xuất sắc. Kiện toàn và ban hành chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề phổ thông cũng nhƣ đào tạo nghề bậc cao cho lực lƣợng lao động; thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho ngƣời lao động nhằm huy động mọi nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc để đầu tƣ cho hệ thống dạy nghề; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện các cấp học, tạo tiền đề cho học đào tạo nghề, chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động; tƣ vấn nghề nghiệp đối với những học sinh tốt nghiệp phổ thông, phân luồng giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; gắn dạy nghề với tạo việc làm cho ngƣời lao động.

4.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua xuất khẩu lao động không chỉ giảm bớt gánh nặng về việc làm trƣớc mắt ở trong nƣớc mà hàng năm còn thu về một lƣợng ngoại tệ đáng kể do ngƣời đi lao động nƣớc ngoài gửi về. Mặt khác, thông qua xuất khẩu lao động, ngƣời lao động học hỏi và tiếp nhận đƣợc kỹ thuật hiện đại, phƣơng pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghiệp của ngƣời lao động tại các nƣớc phát triển. Tất nhiên, sau khi ngƣời lao động hết hạn hợp đồng trở về nƣớc thì gánh nặng việc làm lại gia tăng. Để tiếp tục phát triển lĩnh vực đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, khắc phục

dần những thiếu sót và hậu quả của nó cần phải khai thác và mở rộng thị trƣờng, đổi mới phƣơng thức, tổ chức và quản lý, kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa lợi ích của Nhà nƣớc và của ngƣời lao động. Các giải pháp cụ thể cho xuất khẩu lao động đòi hỏi phải đƣợc thực thi cả ba phía: đơn vị đƣợc phép xuất khẩu lao động và Chính phủ Việt Nam; đơn vị và Chính phủ nƣớc sở tại tiếp nhận lao động và ngƣời đi xuất khẩu lao động. Cùng với xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài, cần có những giải pháp hữu hiệu thu hút xuất khẩu lao động tại chỗ dƣới hình thức gia công sản phẩm theo đơn vị đạt hàng của nƣớc ngoài.

4.2.5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động

Ở Việt Nam, cung – cầu lao động nói chung và trong từng ngành, từng vùng nói riêng còn bất hợp lý. Đào tạo và sử dụng chƣa gắn kết với nhau làm cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động rất khó gặp nhau. Do đó, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động nhằm tạo môi trƣờng để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động gặp nhau trên thị trƣờng đúng thời gian và không gian là rất cần thiết. Các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của thông tin thị trƣờng lao động bao gồm: tăng cƣờng quản lý và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức hội chợ việc làm; ngày hội lao động… tạo cơ hội cho ngƣời lao động tiếp cận với chủ sử dụng lao động.

4.2.6. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Là huyện thuần nông, dân số chủ yếu sống ở nông thôn; vì vậy, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Trong quá trình đó,

cần phải đặc biệt quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo các hƣớng sau:

- Phát huy lợi thế của huyện và truyền thống thâm canh, tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và đầu tƣ chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, ƣu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; đƣa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến trong nông thôn; thƣơng mại - dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trƣờng, hình thành sự liên kết chặt chẽ nông - công nghiệp - dịch vụ - thị trƣờng.

- Ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con ngƣời, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

4.2.7. Xây dựng và phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Những năm qua ngành kinh tế biển của huyện đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho hàng nghìn lao động, tạo ra thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣ dân và bảo vệ an ninh vùng biển.

với tiềm năng thế mạnh của huyện. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tập trung xây dựng và phát triển kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Mục tiêu phấn đấu trong năm 2014, đó là: Phát triển thủy sản trên cả 3 lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, tăng cƣờng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn các nguồn tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn từ các dự án để các hộ, nhóm hộ ngƣ dân đầu tƣ phát triển phƣơng tiện đánh bắt xa bờ, đầu tƣ phát triển dịch vụ cơ khí nghề cá và chế biến thủy sản làm hậu cần vững chắc cho khai thác xa bờ phát triển. Tiếp tục cũng cố phát triển mô hình tổ đoàn kết, tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển để phục vụ sản xuất, giúp nhau khi có hoạn nạn và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ ngƣ dân khai thác vùng biển xa; Đẩy mạnh phƣơng pháp nuôi thâm canh, bán thâm canh, mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, đa dạng hóa các sản phẩm nuôi trồng, tăng cƣờng công tác khuyến ngƣ [22, tr. 5].

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, biến tiềm năng thành hiện thực, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, huyện cần tập trung vào giải quyết tốt các việc sau:

- Đẩy mạnh nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy, hải sản; quy hoạch lại vùng đầm hiện có; vùng đầm dự kiến chuyển đổi phải có quy hoạch cụ thể trƣớc khi tiến hành chuyển sang nuôi trồng thủy, hải sản. Từng bƣớc đầu tƣ xây dựng các cơ sở thuần hóa giống và vƣơn lên cho sinh sản tại chỗ các giống tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm bạc...), các giống cá (cá chim trắng, rô phi đơn tính, cá trê, cá vƣợc, cua...) để cung cấp cho các tập thể, tƣ nhân nuôi trồng thủy, hải sản. Áp dụng các tiến bộ sinh học

và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy, hải sản. Giảm dần diện tích nuôi quảng canh, tăng nhanh diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh. Trƣớc mắt nhập đủ thức ăn công nghiệp, tiến tới chủ động sản xuất thức ăn tại chỗ cho nuôi, trồng, thủy, hải sản. Làm tốt công tác kiểm dịch, phòng trừ bệnh dịch cho các con vật nuôi thủy, hải sản.

- Khuyến khích mở rộng ngư trường ngoài khơi.

Phát triển thêm các đội tàu khai thác xa bờ, đầu tƣ đồng bộ phƣơng tiện, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, đảm bảo các dịch vụ hậu cần, cải tiến quản lý và hình thức tổ chức phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ cả ba vụ trong năm. Gắn khai thác hải sản xa bờ với bảo vệ an ninh biển đảo.

- Mở rộng khả năng chế biến thủy, hải sản.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ chế biến thủy, hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đa dạng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm để tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Tập trung đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu tại các xã ven biển nhƣ Cảnh Dƣơng, Quảng Phú, Quảng Xuân, Quảng Phúc... với các thiết bị và công nghệ hiện đại đủ khả năng chế biến sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ, du lịch biển.

Mở rộng, nâng cấp hệ thống đƣờng giao thông liên xã ven biển nhƣ xã Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Xuân,Quảng Phú, đặc biệt xã Quảng Đông có Vũng Chùa, Đảo Yến là nơi Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ. Đây là lợi thế của huyện Quảng Trạch trong việc phát triển ngành du lịch, dịch vụ, phát triển đa dạng hình thức kinh doanh, góp phần giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động; Nạo vét các cửa sông lớn và luồng lạch để tàu có trọng tải 1000 tấn ra vào thuận tiện; phát triển hơn nữa xí nghiệp đóng mới và sữa chữa tàu, thuyền với quy mô 120 đến 150 chiếc/năm bằng vật liệu gỗ, thép. Xây dựng cơ sở dịch vụ cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm; các đội tầu dịch

vụ trên biển làm dịch vụ cho các đội tàu khác.

- Trồng rừng ngập mặn và bảo vệ môi trường biển.

Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch vành đai rừng phòng hộ ven biển, tổ chức trồng mới ở những bãi bồi chƣa có rừng, duy trì và phát triển rừng ngập mặn ở Quảng Phong, Quảng Phúc, Cảnh Dƣơng.... Bên cạnh việc trồng mới phải bảo vệ tốt những vùng rừng đã trồng, thực hiện nguyên tắc muốn khai thác 1 ha rừng bên trong phải trồng mới trên 1 ha rừng bên ngoài để diện tích rừng không ngừng tăng lên và vùng bãi bồi càng lấn xa ra biển; có kế hoạch cụ thể để khai thác và sử dụng có hiệu quả số đất bồi hàng năm, thực hiện tốt luật bảo vệ môi trƣờng, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hiện tƣợng vi phạm, khai thác rừng trái phép, đánh bắt hải sản mang tính hủy diệt. Nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản phải bảo đảm vệ sinh môi trƣờng, không làm ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân vùng biển.

- Nghề làm muối: quy hoạch lại diện tích làm muối, xác định cụ thể diện tích chuyển đổi, diện tích còn lại tiếp tục làm muối để đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong 5 năm tới, phấn đấu giữ sản lƣợng muối từ 8.000 - 10.000 tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong huyện và các huyện lân cận.

KẾT LUẬN

Việc làm là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa bức xúc trƣớc mắt. Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, giải quyết việc làm đƣợc coi là yếu tố "chìa khóa" trong mọi chiến lƣợc hƣớng vào xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Đối với nƣớc ta, giải quyết việc làm không những có ý nghĩa quyết định thành công của quá trình CNH – HĐH, thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nƣớc mà còn thể hiện rõ bản chất chính trị cũng nhƣ năng lực tổ chức, quản lý xã hội của Nhà nƣớc.

Quảng Trạch là huyện nghèo, kinh tế thuần nông, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, mật độ dân số cao, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp còn ở mức cao. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống của ngƣời lao động là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện.

Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm trong những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đã

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)