* Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản. Đặc biệt, nguồn dữ liệu về tình hình cơ bản, số liệu thống kê phản ánh kết quả giải quyết việc làm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đƣợc lấy từ nguồn huyện Quảng Trạch và tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 - 2013. Ngoài ra, chúng
tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp đƣợc tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.
Phƣơng pháp điều tra:
- Chọn điểm điều tra: Vùng đồng bằng với điều kiện, đặc điểm tình hình khác nhau:
-Số mẫu điều tra: 110 mẫu điều tra.
+ Nội dung của biểu mẫu điều tra gồm: Số lao động; trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hóa của ngƣời lao động; tình hình việc làm; thu nhập bình quân của ngƣời lao động; các mô hình sản xuất; tình hình đất đai; nguồn vốn giải quyết việc làm… những thông tin, số liệu này bằng phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp ngƣời lao động, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình.
Vùng Số mẩu điều tra
1. Vùng Nam 1.1. Xã Quảng Văn 10 1.2. Xã Quảng Trung 10 2. Vùng Trung 2.1. Xã Quảng Hải 10 2.2. Xã Quảng Thanh 10 2.3. Xã Quảng Phƣơng 10 2.4. Thị trấn Ba Đồn 10 3. Vùng Quốc Lộ
3.1. Quảng Thọ 10 3.2. Quảng Thuận 10 4. Vùng Roòn 4.1. Xã Cảnh Dƣơng 10 4.2 Xã Quảng Phú 10 4.3. Xã Quảng Đông 10 Tổng cộng: 110
Phƣơng pháp điều tra, thu thập các thông tin mục đích làm rõ tình hình việc làm trên địa bàn huyện nhằm đánh giá một cách khách quan, sát thực nhất, từ đó rút ra quy luật vận động, biến đổi và đề xuất các giải pháp phù hợp thực hiện có hiệu quả chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động, góp phần tiếp tục cải thiện đời sống của ngƣời lao động.