QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 105)

Điều 13, Chƣơng II của Bộ luật lao động nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm".

Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giải quyết việc làm đƣợc thể hiện rõ ở Báo cáo của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng : "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.… Để giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời lao động, phải tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trƣờng lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế. Chú trọng bảo đảm an toàn lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động; Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đƣa lao động ra nƣớc ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của ngƣời lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài”.[12]

Một là, cần phải có quan niệm, nhận thức đúng đắn về việc làm.

Để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, tạo đƣợc nhiều việc làm, trƣớc hết cần phải có quan niệm, nhận thức đúng đắn về việc làm. Cần phải xóa bỏ tâm lý nặng nề đã và đang tồn tại ở Quảng Trạch cũng nhƣ cả nƣớc ta trong nhiều năm nay chỉ coi trọng lao động đang làm việc trong khu vực nhà nƣớc,

coi thƣờng và xem nhẹ lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nƣớc. Phải thay đổi chuẩn mực và thang giá trị đánh giá cống hiến của ngƣời lao động cho xã hội, không phải chủ yếu căn cứ vào làm việc gì, ở đâu, cho ai mà phải căn cứ vào năng suất, chất lƣợng và hiệu quả đƣợc thị trƣờng chấp nhận, đánh giá và trả công nhƣ thế nào. Để làm thay đổi quan niệm, nhận thức trên không phải đơn giản, dễ dàng mà là một quá trình phức tạp cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền các cấp đến Mặt trận, các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời lao động, trƣớc hết là hội viên, đoàn viên, đặc biệt cần phải tác động vào lớp trẻ, những ngƣời chịu ảnh hƣởng ít hơn của cơ chế cũ, sau đó nhân rộng ra toàn xã hội.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để giải quyết việc làm.

Vấn đề giải quyết việc làm là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm và nhiệm vụ của Đảng, Nhà nƣớc, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi ngƣời lao động. Nhà nƣớc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chƣơng trình giải quyết việc làm, có hệ thống chính sách ƣu đãi, khuyến khích có liên quan tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động tự tạo việc làm. Những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, ngƣời lao động đã tích cực, chủ động hơn trong vấn đề tự tìm việc làm, tự tạo việc làm; song tâm lý mong chờ Nhà nƣớc chƣa phải đã hết. Cùng với quá trình đổi mới, phát huy mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cách quản lý của Nhà nƣớc sẽ làm cho ngƣời lao động tích cực, chủ động hơn đồng thời phát huy đƣợc sức mạnh của toàn xã hội trong vấn đề giải quyết việc làm.

Ba là, giải quyết việc làm phải gắn liền với các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế trọng điểm

Những năm qua, chúng ta đang triển khai thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và các chƣơng trình kinh

tế hàng năm đặc biệt xây dựng các công trình điện, đƣờng, trƣờng, trạm đã góp phần giải quyết việc làm đối với ngƣời lao động, từng bƣớc hạn chế và khắc phục tình trạng không có việc làm hoặc thiếu việc làm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc giải quyết việc làm cho lao động ở lĩnh vực này chƣa đƣợc thƣờng xuyên, chƣa chú trọng đầy đủ đến hiệu quả sử dụng lao động nên mặc dù việc làm tăng nhƣng nguồn lao động vẫn bị lãng phí nghiêm trọng mà biểu hiện chủ yếu là lãng phí chất xám, thất nghiệp trá hình rất lớn.

Vì vậy, thƣớc đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả vấn đề việc làm, sử dụng nguồn lao động là năng suất, chất lƣợng và hiệu quả mà nó tạo ra.

Đánh giá hiệu quả vấn đề việc làm không chỉ đơn thuần ở chỗ có bao nhiêu ngƣời làm việc, bao nhiêu ngƣời không có việc làm mà quan trọng hơn phải căn cứ vào kết quả hoạt động do nó đem lại. Kết quả đó không chỉ biểu hiện ở hiệu quả và thu nhập cá nhân mà phải đứng trên lợi ích chung của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay, những tiêu chí cơ bản để xem xét hiệu quả vấn đề việc làm và sử dụng nguồn lao động là phải căn cứ vào khối lƣợng sản phẩm cả về vật chất và tinh thần đƣợc tạo ra trong xã hội, đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

Bốn là, giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Nhƣ đã trình bày ở những phần trƣớc nguồn lao động ở huyện trên nhiều mặt còn nhiều bất cập. Nếu chỉ dựa vào lực lƣợng lao động hiện có rất khó phát huy đƣợc vai trò của nó với tƣ cách là nguồn lực cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện hiện nay, con ngƣời không thể phát huy đƣợc sức mạnh của mình nếu không đƣợc đào tạo với trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định; nếu không có sức khỏe tốt để làm chủ và nhân lên sức mạnh bản thân. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể dựa vào lao động thủ công mà phải dựa vào lao động có khoa học -

kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng của nguồn lực lao động vừa là yêu cầu tất yếu, cấp bách trƣớc mắt vừa là vấn đề chiến lƣợc, cơ bản, lâu dài. Giữa vấn đề việc làm và chất lƣợng của nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau; chỉ khi nào đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ và có sức khỏe làm chủ bản thân mình ngƣời lao động mới có hy vọng có khả năng tìm đƣợc việc làm.

Năm là, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quá trình giải quyết việc làm.

Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với tiến trình đó, đây là một xu hƣớng tất yếu và cũng là quy luật của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tạo ra cơ cấu lao động ngày càng tăng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Chuyển dịch cơ cấu lao động đóng góp vào sự phân bố lại lao động hợp lý giữa các vùng, các ngành, nghề, tạo điều kiện cho ngƣời lao động lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp, tăng cơ hội tìm đƣợc việc làm, mang lại thu nhập cao hơn. Do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm xích lại khoảng cách giữa cung và cầu về lao động; và do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động đƣợc coi là một giải pháp tích cực tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp. Vấn đề cấp bách đối với huyện Quảng Trạch hiện nay là giải quyết việc làm cho phần lớn lực lƣợng lao động tập trung ở nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, giải quyết mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cũng phải bắt đầu từ nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 105)