Khuyến khích mọi thành phần kinh tế thamgia phát triển kinh tế và

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 109)

CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Trạch lần thứ XXIII chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát Quảng Trạch phải phấn đấu từ nay đến năm 2015 là: Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với thị trƣờng. Phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, coi trọng và phát huy nhân tố con ngƣời; chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân [16, tr. 41].

Từ mục tiêu trên, xác định một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới nhƣ sau:

4.2.1. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế và giải quyết việc làm giải quyết việc làm

Để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế và giải quyết việc làm, tại Nghị quyết Trung ƣơng Đảng khóa IX đã thể hiện rõ: “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân đƣợc đầu tƣ kinh doanh theo các hình thức do luật định và đƣợc pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa; từng bƣớc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.

Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nƣớc để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nƣớc là lực lƣợng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; tập trung đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nƣớc giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gƣơng về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.

Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng; xây dựng các tổng công ty nhà nƣớc đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế nhƣ dầu khí, điện, than, hàng không, đƣờng sắt, vận tải, viễn dƣơng, viễn thông, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán...

Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẵng trƣớc pháp luật; xoá bỏ bao cấp của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trƣơng cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nƣớc không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ƣu tiên cho ngƣời lao động đƣợc mua cổ phần và từng bƣớc mở rộng bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Thực hiện việc giao, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp loại nhỏ mà Nhà nƣớc không cần nắm giữ. Sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp không hiệu quả và không thực hiện đƣợc các biện pháp trên.

Phấn đấu trong khoảng 5 năm cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc; cũng cố và hiện đại hoá một bƣớc các tổng công ty nhà nƣớc.

Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng. Chuyển đổi hợp tác xã cũ theo Luật Hợp tác xã đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tƣ và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại. Mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nƣớc giúp hợp tác xã đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kỹ thuật và quản lý, mở rộng thị trƣờng, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vốn tập thể, giải quyết nợ tồn đọng của hợp tác xã cũ.

Kinh tế cá thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện để phát triển.

Kinh tế tƣ bản tƣ nhân đƣợc khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm; khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nƣớc, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho ngƣời lao động.

Kinh tế tƣ bản nhà nƣớc dƣới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nƣớc với kinh tế tƣ nhân trong và ngoài nƣớc ngày càng phát triển đa dạng.

Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, đƣợc khuyến khích phát triển, hƣớng mạnh vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng”.

Đây là quan điểm, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc rất phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế khi bƣớc sang thế kỷ 21. Sau gần 30 năm đổi mới kinh tế, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu rực rõ, nội dung ba chƣơng trình về lƣơng thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Việc thực hiện có hiệu quả tốt nội dung ba chƣơng trình giải đoạn 1986 – 1990 là bƣớc đầu tạo nền tảng quan trọng, là cơ sở vững chắc để tạo đà cho những năm tiếp theo nhằm đảm bảo nhu cầu lƣơng thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm, mức tiêu dùng lƣơng thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động; đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; tạo đƣợc một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tƣ, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết. Việc thực hiện đạt đƣơc những kết quả tốt trong kế hoạch 1986 – 1990 trong điều kiện khó khắn đã là nguồn cổ vũ, động viên lớn để chúng ta tiếp tục đƣa nền kinh tế phát triển mạnh , tạo đà cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là tiền đề để phát triển các loại hình doanh nghiệp, các loại hình kinh tế, huy động nội lực và thu hút ngoại lực cho phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. Tạo nhiều việc làm mới là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, đẩy mạnh và phát triển kinh tế, ổn định xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc của ngƣời lao động.

Quảng Trạch là một huyện kinh tế thuần nông, lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng chất lƣợng nguồn lao động thấp. Vì vậy, phát triển các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là rất phù hợp với trình độ của ngƣời lao động, phù hợp với khả năng huy động vốn. Thực tiễn những năm qua khẳng định việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, tạo sự phát triển của các thành phần kinh tế đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn ngƣời lao

động. Từ đó, cho thấy nếu huyện có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có quy mô vừa và nhỏ thì số lao động có việc làm ngày càng tăng lên. Muốn vậy cần phải thực hiện tốt các định hƣớng sau:

- Xây dựng chƣơng trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ƣu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng có hiệu quả luật doanh nghiệp vào cuộc sống; tích cực mở các lớp dạy nghề và truyền nghề để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

- Có cơ chế thông thoáng trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình giải phóng mặt bằng, thuê và sử dụng đất.

- Mở rộng các mô hình nghiên cứu, ứng dụng lựa chọn công nghệ (cả trong và ngoài nƣớc) phù hợp với trình độ của lao động hiện có; tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động và tƣ liệu sản xuất từ ngành, lĩnh vực này sang ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác dễ dàng.

- Phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng sức lao động, thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng khoa học - công nghệ...; chỉ trong điều kiện đó mới huy động đƣợc mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, sức lao động xã hội mới đƣợc giải phóng triệt để, ngƣời lao động mới có cơ hội tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 109)