Công tác dạy nghề đối với lao động qua 03 năm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 76)

Đối với ngƣời lao động, có việc làm là mục tiêu cần đạt đƣợc với nhiều mục đích khác nhau: kiếm tiền, ổn định cuộc sống, thăng tiến, khẳng định mình trong gia đình và xã hội… Muốn có việc làm, ngƣời lao động cần hội đủ hai điều kiện chủ yếu, đó là sức khỏe và có tay nghề. Sức khỏe là yếu tố đầu tiên mà bất kỳ ngƣời lao động nào cũng cần có khi thực hiện công việc nhất định. Nhƣng có thể thấy rằng hiếm có công việc nào thuần túy chỉ cần sức mạnh của cơ bắp mà không cần đến trí tuệ, tri thức của con ngƣời. Trình độ nghề nhƣ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ làm việc hay tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động ở những mức độ khác nhau, vừa là yêu cầu khách quan của công việc, vừa là yêu cầu chủ quan của ngƣời sử dụng lao động đối với bất kỳ ngƣời lao động nào. Nếu nhƣ sức khỏe có đƣợc nhờ di

truyền, phát triển tự nhiên, rèn luyện thân thể… thì ngƣợc lại, trình độ tay nghề của ngƣời lao động chỉ có đƣợc hoặc chỉ đạt đến trình độ nhất định bằng con đƣờng học tập và tích lũy kiến thức về nghề nghiệp đó. Học nghề là con đƣờng đúng đắn và tích cực giúp ngƣời lao động có những kiến thức cần thiết về nghề nghiệp, đáp ứng cả yêu cầu khách quan và chủ quan khi gia nhập thị trƣờng lao động.

Chính những ý nghĩa nhƣ vậy mà đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành vấn đề thời sự của Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH đất nƣớc nhƣ hiện nay. Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 6 (Khóa IX) về giáo dục và đào tạo kết luận: “Phải đặc biệt nâng cao chất lượng dạy nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng; mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở”. Quan điểm này thể hiện rõ tinh thần xác định lao động kỹ thuật là lực lƣợng xung kích trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nƣớc công nghiệp ở nƣớc ta [10].

Trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô dạy nghề sẽ giúp hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Phát triển dạy nghề phải là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, đồi hỏi sự thamgia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, ngƣời học nghề… Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về dạy nghề, học nghề nhƣ: Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 phê duyệt chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020; Thông tƣ liên tịch số 79/2012/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 21 tháng 5 năm 2012 quy định nội dung và mức chi hoạt

động hội giảng giáo viên dạy nghề và hội thi thiết bị dạy nghề tự làm; Thông tƣ số 11/2012/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2012 bổ sung danh mục nghề vào bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề; thông tƣ số 42/2011/TT-NLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lƣợng dạy nghề; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Bảng 3.7: Tình hình dạy nghề trong 03 năm (2011 – 2013) ở tỉnh Quảng Bình Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

1. Cơ sở dạy nghề Cơ sở 24 26 27

2. Số lao động đƣợc đào tạo nghề Ngƣời 13.935 14.346 15.000 Trong đó: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Ngƣời 3.475 2.128 5.000

3. Kinh phí đầu tƣ dạy nghề 9 8 17,920

Trong đó:

- Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” Tỷ đồng 4 2 3 - Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” Tỷ đồng 5 6 14,920

Nguồn: Sở Lao động, TB&XH tỉnh Quảng Bình

Bảng 3.7 cho thấy, trong những năm qua, công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có những chuyển biến tích cực, các mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm và giai đoạn cơ bản đạt đƣợc. Năm 2012, số cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh là 26 cơ sở, tăng 02 cơ sở dạy nghề so với năm 2011; Năm 2013, số cơ sở dạy nghề tăng lên 27 , tăng 01 cơ sở dạy nghề so với năm 2012, kết quả tuyển sinh năm sau cao hơn năm trƣớc; phấn đấu đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh lên 25%. Kinh phí thực hiện chƣơng trình dạy nghề chủ yếu tập trung vào 02 dự án, đó là: Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” và

dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Trong 03 năm, kinh phí đầu tƣ cho 02 dự án là 09 tỷ động năm 2011, tăng lên 17,920 tỷ đồng vào năm 2013, trong đó dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” đƣợc tỉnh Quảng Bình quan tâm, từng bƣớc giảm khoảng cách về chất lƣợng giữa lao động thành thị và lao động nông thôn, tạo một lƣợng lao động lớn ở nông thôn có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, sẵn sàng tham gia vào thị trƣờng lao động.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi trƣớc hết phải có nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật cao. Điều đó chỉ có thể đạt đƣợc một khi có chính sách đúng đắn về chiến lƣợc giáo dục - đào tạo. Huyện Quảng Trạch đặc biệt quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề là đơn vị chủ đạo, tham mƣu UBND huyện về công tác đào tạo nghề. Bảng 3.8 cho thấy, trong 03 năm, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã tổ chức các lớp đào tạo trình độ sơ cấp và Trung cấp nghề cho 949 lao động, trong đó nữ là 792 ngƣời, chiếm 83,46% đặc biệt các nghề nhƣ: kỹ thuật chăn nuôi; kỹ thuật trồng nấm; May công nghiệp; chế biến món ăn; nghề điện dân dụng, công nghiệp; chế biến nƣớc mắm...

Bảng 3.8: Tình hình dạy nghề cho lao động qua 03 năm ở huyện Quảng Trạch ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 12/11 13/12 BQ

1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn 35 2 33 - - - 0 - -

2. Kỹ thuật trồng nấm 35 10 25 30 2 28 65 7 58 85.71 216.67 151.19

3. May công nghiệp 35 2 33 - - - 0 - -

4. Chăn nuôi thú y 70 14 56 35 5 30 - - - 50.00 0 25.00 5. Kỹ thuật trồng trọt 70 2 68 30 14 16 30 7 23 42.86 100.00 71.43 6. Vi tính Văn phòng 35 1 34 30 22 8 30 9 21 85.71 100.00 92.86 7. Chế biến món ăn - - - 60 - 60 33 - 33 - 55.00 27.50 8. TC nghề chế biến món ăn 96 - 96 54 - 54 - - - 56.25 0 28.13 9. TC nghề Điện DD-CN - - - 13 13 - - - 0 - 10. TC nghề chăn nuôi Thú y - - - 13 9 4 - - - - 0 - 11. Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn - - - 120 38 82 0 - - 12. Chế biến nƣớc mắm - - - 30 - 30 0 - - Tổng cộng 376 31 345 265 65 200 308 61 247 70.48 116.23 93.36

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)