Từ nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết vấn đề việc làm có tính điển hình ở nƣớc ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia) và một số tỉnh, thành trong nƣớc; đối với Quảng Trạch là một huyện thuần nông, "đất chật, người đông", lao động phổ thông là chủ yếu. Trong thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã sử dụng nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện các chính sách
giải quyết việc làm, tuy nhiên hiệu quả mang lại chƣa cao, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, việc làm của ngƣời lao động chƣa thƣờng xuyên, năng suất, chất lƣợng lao động còn thấp. Để giải quyết việc làm có hiệu quả cần vận dụng những bài học kinh nghiệm sau:
1. Thực hiện chính sách việc làm trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình cụ thể và đặc điểm lao động ở địa phƣơng; Chú trọng đầu tƣ, phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nghề cho ngƣời lao động.
2. Đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh để vừa phát huy tiềm năng lợi thế về tự nhiên, về con ngƣời, trên cơ sở đó định hƣớng phát triển trọng tâm, trọng điểm; tăng cƣờng các giải pháp phát triển vùng, điểm có lợi thế mang tính chiến lƣợc và ảnh hƣởng rộng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
3. Khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành nghề mới.
4. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đầu tƣ thông thoáng để tạo nên "sức hút" đầu tƣ; lựa chọn đầu tƣ phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của ngƣời lao động Quảng Trạch nhƣ: ngành cơ khí; chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ gỗ, mây tre đan, đan nón; nghề làm muối; chế biến nƣớc mắm…
5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
6. Xây dựng phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tùy theo đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng mà sự vận dụng những kinh nghiệm trên có thể đƣợc áp dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm nhƣ: Quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử lôgíc và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá tình hình việc làm đặt trong mối tƣơng quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển. Việc làm của ngƣời lao động đƣợc xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và đƣợc thực hiện trong quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong giai đoạn cụ thể. Bằng phƣơng pháp này, chúng ta có thể nhận thấy đƣợc sự thay đổi, sự vận động và phát triển của việc làm ở địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.1.1. Phương pháp biện chứng duy vật
Nội dung nghiên cứu là việc làm, chủ thể là ngƣời lao động. Thông qua phép biện chứng duy vật trình bày một cách có hệ thống tính biện chứng của thế giới bằng các phạm trù và những quy luật chung của thế giới tự nhiên về việc làm và rút ra những quan điểm, những quy tắc chỉ đạo hoạt động của con ngƣời về vấn đề này.
Hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng về vấn đề này, đó là: Thứ nhất, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện ở vấn đề việc làm đối với ngƣời lao động mang tính phổ biến không chỉ ở riêng một quốc gia hay một cá nhân nào mà đó là hiện tƣợng chung của toàn thế giới, của tất cả mọi ngƣời và thể hiện mối quan hệ phức tạp của chúng, giữa việc làm và những nhân tố xung quanh nó. Thứ hai, nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển. Điều này đƣợc thể hiện qua những con số cụ thể, phản ánh trạng thái vận động, phát triển và biến đổi về tình hình việc làm của ngƣời lao
động qua các năm, biến đổi về chất cũng nhƣ biến đổi về lƣợng; “Chất” của việc làm là hiệu quả kinh tế mang lại, hay là giá trị sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Chất của việc làm phần nào đƣợc quyết định bởi chất lƣợng lao động nhƣ: sức khỏe của ngƣời lao động, trình độ học vấn, tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật… “Lƣợng” của việc làm chính là số lƣợng lao động có việc làm, việc giải quyết tốt chính sách tạo việc làm sẽ là điều kiện quan trọng để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tác động tích cực đến sự tăng trƣởng, phát triển của nền kinh tế.
Trong các cặp phạm trù có thể nói cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả là hai cặp phạm trù làm cơ sở phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, chính xác, sâu sắc về việc làm của ngƣời ngƣời lao động ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu
Quan điểm hệ thống cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phƣơng pháp luận nhận thức. Trên cơ sở đó, Luận văn đƣợc cấu trúc nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ, tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp; hệ thống nhỏ đƣợc cấu trúc nằm trong hệ thống lớn tạo nên tác động hai chiều, có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Trên cơ sở phân tích các nội dung và các thành tố, Luận văn sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu hơn, toàn diện hơn, giúp chúng ta đánh giá tình hình việc làm một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh, nhiều mối quan hệ, trạng thái vận động và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả, đồng thời xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với bản chất và quy luật vận động chúng. Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc sẽ giúp trình bày Luận văn rõ ràng, khúc triết, tạo thành một hệ thống chặt chẽ, có tính lôgíc cao.
2.1.3. Quan điểm lịch sử lôgíc:
Thực hiện quan điểm này, một mặt cho phép nhìn thấy toàn bộ sự vận động, phát triển tình hình việc làm của ngƣời lao động. Qua đó, giúp ta phát hiện những quy luật phát triển tất yếu, những diễn biến lịch sử mang tính phức tạp, quanh co và đầy mâu thuẩn trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Cũng nhƣ bản chất của nó, trong lịch sử ở một phạm vi nào đó khi thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động có những diễn biến thành công cũng có những diễn biến đƣợc xem nhƣ là thất bại. Diễn biến đó bao giờ cũng xuất phát từ những nguyên nhân, từ những nguyên nhân dẫn đến hệ quả. Bên cạnh đó, lịch sử lôgíc thể hiện trật tự diễn biến mang tính quy luật giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
2.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là lý luận quan trọng của phƣơng pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận văn. Thực tiễn ở đây đƣợc đề cập phân tích, đánh giá một cách khách quan về việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thông qua những văn bản, những con số trong 03 năm (từ năm 2011 đến 2013), đó là những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con ngƣời làm biến đổi tự nhiên và xã hội.
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản. Đặc biệt, nguồn dữ liệu về tình hình cơ bản, số liệu thống kê phản ánh kết quả giải quyết việc làm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đƣợc lấy từ nguồn huyện Quảng Trạch và tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 - 2013. Ngoài ra, chúng
tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp đƣợc tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.
Phƣơng pháp điều tra:
- Chọn điểm điều tra: Vùng đồng bằng với điều kiện, đặc điểm tình hình khác nhau:
-Số mẫu điều tra: 110 mẫu điều tra.
+ Nội dung của biểu mẫu điều tra gồm: Số lao động; trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hóa của ngƣời lao động; tình hình việc làm; thu nhập bình quân của ngƣời lao động; các mô hình sản xuất; tình hình đất đai; nguồn vốn giải quyết việc làm… những thông tin, số liệu này bằng phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp ngƣời lao động, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình.
Vùng Số mẩu điều tra
1. Vùng Nam 1.1. Xã Quảng Văn 10 1.2. Xã Quảng Trung 10 2. Vùng Trung 2.1. Xã Quảng Hải 10 2.2. Xã Quảng Thanh 10 2.3. Xã Quảng Phƣơng 10 2.4. Thị trấn Ba Đồn 10 3. Vùng Quốc Lộ
3.1. Quảng Thọ 10 3.2. Quảng Thuận 10 4. Vùng Roòn 4.1. Xã Cảnh Dƣơng 10 4.2 Xã Quảng Phú 10 4.3. Xã Quảng Đông 10 Tổng cộng: 110
Phƣơng pháp điều tra, thu thập các thông tin mục đích làm rõ tình hình việc làm trên địa bàn huyện nhằm đánh giá một cách khách quan, sát thực nhất, từ đó rút ra quy luật vận động, biến đổi và đề xuất các giải pháp phù hợp thực hiện có hiệu quả chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động, góp phần tiếp tục cải thiện đời sống của ngƣời lao động.
2.2.2. Phương phá p phân tích
Luận văn này có các phƣơng pháp phân tích dữ liệu và tài liệu nhƣ sau:
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích các tài liệu thứ cấp bao gồm tạp chí, sách, báo cáo và các tài liệu khác. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi kế thừa thành quả nghiên cứu trƣớc đó về hệ thống lý thuyết, phƣơng pháp, bằng chứng thực nghiệm và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng dữ liệu sơ cấp từ điều tra, luận văn sẽ cung cấp những thông tin định lƣợng về giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phƣơng pháp này cung cấp thêm bằng chứng định lƣợng, tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; Dữ liệu khảo sát giúp đánh giá thực trạng giải quyết việc làm, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đối với tình hình việc làm, thu nhập của ngƣời lao động, đồng thời tìm hiểu những khó khăn của ngƣời lao động. Dữ liệu khảo sát là cơ sở để đánh
giá, phân tích và xây dựng một số giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở Quảng Trạch.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Hệ thống các số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp (số liệu điều tra). Để phản ánh một cách đúng đắn và tổng thể sự biến động của các chỉ tiêu về giải quyết việc làm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; phân tích trong từng điều kiện cụ thể của từng tiêu chí, đồng thời so sánh sự biến động (tăng, giảm) để biết quá trình vận động, thay đổi của hệ thống các tiêu chí. Đây là phƣơng pháp quan trọng để nhận biết tính hiểu quả trong giải quyết việc làm cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, áp dụng phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
2.2.2.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Yếu tố việc làm luôn bị tác động bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, do vậy trong khi phân tích đã vận dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, tạm gạt bỏ những nhân tố ngẫu nhiên, ít quan trọng hơn để tập trung phân tích đánh giá những nhân tố quan trọng nhất tác động tới giải quyết việc làm.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình nằm cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 35 km trên tọa độ địa lý là 106015’ đến 106034’ kinh Đông và 17042’ đến 17059’ vĩ Bắc; Phía Bắc giáp với huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, phía Tây giáp với huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp Biển Đông.
Huyện gồm 33 xã và 01 thị trấn. Theo thống kê năm 2013, dân số trung bình của huyện là 209.199 ngƣời, mật độ dân số là 293 ngƣời/km2. Toàn huyện có 08 xã bãi ngang, 07 xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc chƣơng trình 135. [8]
Huyện Quảng Trạch là một đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống giao thông quốc gia. Đƣờng bộ có quốc lộ 1A chạy dài từ đầu đến cuối huyện, ngoài ra còn có quốc lộ 12A chạy lên huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và nƣớc bạn Lào. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 61.388,50 ha, với cấu trúc bao gồm đồi núi, đồng bằng, cồn cát và biển, chủ yếu ở vùng đồi núi chiếm 78,2%, đất phù sa chiếm tỷ lệ 16,7%, vùng đất cát ven biển chiếm tỷ lệ 5,1%; Là một huyện đồng bằng nhƣng có cả rừng và biển, phía Tây Bắc là dãy Trƣờng Sơn ăn ra sát biển. Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi những đụn cát nội địa và sông ngòi. Ven biển là những dải cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.
3.1.1.2. Tài nguyên, khoáng sản:
Huyện Quảng Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 61.388,50 ha (chiếm 7,61% diện tích tự nhiên của tỉnh), phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã. Toàn huyện có 23 xã và một thị trấn, xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Quảng Hợp có 11,643.80 ha chiếm 18.97%, thị trấn Ba Đồn có diện tích đất tự nhiên là 200.81 ha chiếm 0.33%, xã Cảnh Dƣơng có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là 148.63 ha; bình quân trên đầu ngƣời khoảng 0.29 ha, đây là mức thấp so với toàn tỉnh (bình quân toàn tỉnh khoảng 0,94 ha/ngƣời). Tài nguyên khoáng sản là một thế mạnh của Quảng Trạch. Theo số liệu khảo sát về các danh mục khoáng sản, trên địa bàn Quảng Trạch có nhiều khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là quặng Titan, cát Thạch Anh có trữ lƣợng khoảng 35 triệu m3 với hàm lƣợng SI02 cao có khả năng lớn trong việc sản xuất các mặt hàng pha lê cao cấp. Bên cạnh đó là trữ lƣợng lớn than bùn khoảng 1 triệu m3, có khả năng cung cấp chất đốt và sản xuất phân vi sinh đã và đang đƣợc khai thác. Ngoài ra còn có một trữ lƣợng lớn về đá vôi và đất sét có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng gạch và xi măng.
Bảng 3.1 cho thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Trạch qua các năm 2011- 2013.
Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 45,006.87 ha năm 2011 (chiếm 73.31%) tăng lên 46,278.73 ha năm 2013 (chiếm 75.39%), mỗi năm tăng bình quân 1.42%. Nguyên nhân cơ bản làm tăng diện tích đất nông nghiệp là do khai hoang, cải tạo, phục hóa đất chƣa sử dụng, trong đó, bình