Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 41)

8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa lý, địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. ( Luật Du lịch )

* Vị trí địa lý

Hà Nam có vị trí địa kinh tế- chính trị thuận lợi, nằm kề thủ đô Hà Nội trên trục hành lang Bắc Nam, lại là cửa ngõ quan trọng của các Tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các Tỉnh phía Nam vào Hà Nội. Thành phố Phủ Lý vừa nằm trên trục Bắc Nam, vừa nằm trên đường vành đai của vùng Hà Nội,…Đó là lợi thế so sánh rất quan trọng tạo cơ hội cho Hà Nam thu hút mạnh mẽ thị trường khách du lịch xuyên Việt và thị trường khách du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội và các Tỉnh lân cận để tạo ra những bước phát triển đột phá trong du lịch.

* Địa hình

Tuy là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, song một bộ phận diện tích tự nhiên Hà Nam là địa hình đồi núi.

Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) bao gồm phần lớn diện tích của hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, tiếp giáp với Hòa Bình, Hà Nội (phần Hà Tây cũ), là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình - Hà Nam,có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú với những hang động và các di tích lịch sử-văn hóa, tiêu biểu như Đền Trúc - Ngũ

Động Thi Sơn, - Hang Luồn - Ao Dong...

Phía Đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn (chiếm khoảng 85 - 90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, phá, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước và có giá trị để khai thác phục vụ du lịch.

* Khí hậu

Hà Nam thuộc vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều. Một năm có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20oC(vào mùa đông), số bức xạ mặt trời khá phong phú: 110 120 Kcal/cm2/năm.

- Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).

- Lượng mưa phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ, trung bình 1.200 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Nhìn chung khí hậu Hà Nam khá phù hợp cho các hoạt động du lịch. Đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu, khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với cảnh quan sông nước hữu tình rất thuận lợi cho du lịch phát triển.Tuy nhiên, Hà Nam cũng phải chịu những yếu tố thời tiết bất lợi khác như: bão lụt, ngập úng. Đặc biệt ở vùng núi Kim Bảng hàng năm về mùa hạ có gió Tây khô nóng gây ra những khó khăn nhất định cho các hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

* Hệ thống sông, hồ, ao, đầm

Hà Nam có một hệ thống sông ngòi tương đối dày với mật độ khoảng 0,7km/km2. Riêng các con sông chính là sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3

nước mặt. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v. phần lớn đều thuộc phần trung và hạ lưu, nên sông rộng và không sâu lắm, tốc độ dòng chảy cũng không lớn lắm, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, trong đó có du lịch.

Hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với đặc điểm khí hậu phân thành hai mùa mưa và mùa khô nên đã tạo nên hiện tượng ngập lụt cục bộ. Đây là yếu tố tạo nên đặc trưng sinh thái chiêm trũng Hà Nam, với hình ảnh đầm ao đan

xen với nhà, vườn, tiêu biểu là huyện Lý Nhân - một nét văn hóa sinh thái nông thôn có giá trị du lịch cao.

* Cảnh quan

Đặc điểm địa hình phong phú đa dạng xen kẽ giữa núi đá và đồng bằng đã tạo cho Hà Nam nhiều cảnh quan đặc trưng, có sức hút lớn đối với du lịch.

- Cảnh quan núi đá, hang động: Sự kết hợp điển hình giữa những dải

đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng, hồ đầm xen kẽ, ruộng tạo nên vẻ đẹp lạ lùng của hồ Tam Chúc ( Huyện Kim Bảng), được mệnh danh là Hạ Long cạn. Hiện nay hồ Tam chúc cũng đang được chính phủ xác định là khu du lịch quốc gia được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, - Hang Luồn - Ao Dong...cũng là những thắng cảnh thiên nhiên- văn hóa đẹp nổi tiếng của Hà Nam.

- Cảnh quan sông: Là một trong những cảnh quan đặc thù có thể tạo

thành thương hiệu riêng cho vẻ đẹp của Hà Nam. Sông Châu hiền hòa trải dài khắp đồng quê Hà Nam, uốn quanh núi Đọi và các ngôi đền, chùa cổ kính. Sông Đáy trong xanh mang hơi thở của lễ hội Hương Tích, chảy qua chùa Bà Đanh, qua vùng Ngũ Động Sơn nổi tiếng, xuôi qua Kẽm Trống và ra biển... các hồ chùa Bầu (Phủ Lý), động Cô Đôi, ao Tiên, đầm Tiểu Lục Nhạc, các hang động Karst với những hình thù kì vĩ rất thích hợp là nơi du lịch tham quan, nghỉ ngơi nếu được khảo sát đầu tư và xây dựng.

- Cảnh quan đầm ao đan xen với nhà, vườn: tiêu biểu ở huyện Lý

Nhân là nét văn hóa sinh thái nông thôn đặc thù riêng có ở Hà Nam rất cần khai thác triệt để cho du lịch.

* Thổ nhưỡng và sinh vật

Hà Nam nằm gọn trong vùng lòng chảo tam giác Châu Bắc Bộ địa hình vùng đồng bằng cũng khá phì nhiêu. Đất đai là do phù sa sông hình thành, tuy vậy do quá trình bồi tụ phù sa không nhiều nên nhiều nơi trở thành khu vực

thấp. Tại đây thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến nặng, đất bị lầy hóa mạnh, độ chua cao (PH trung bình 5,7), năng suất cây trồng thường thấp và trước đây, khi các công trình thủy lợi còn kém phát triển thì hàng năm tại nơi này chỉ cấy được một vụ.

Vùng đồng bằng ven các sông lớn như ở Duy Tiên, Lý Nhân là đất thịt nhẹ và cát pha, một số nơi được phù sa bồi đắp hàng năm là loại có độ phì nhiêu khá, thành phần dinh dưỡng rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công, nông nghiệp nhiệt đới và cây công nghiệp ngắn ngày.

Vùng đất bán sơn địa của Kim Bảng và Thanh Liêm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh thuộc nhóm đất Feralist phát triển trên đá vôi và các loại đá trầm tích khác như sa thạch, phiến thanh sét... thuộc loại đất phát triển mạnh có tầng đất dày. Do điều kiện nhiệt đới mưa nhiều, thảm thực vật che phủ bị tàn phá nên quá trình rửa trôi rất mạnh, quá trình Feralist phát triển nên hiện nay chỉ còn tầng đất mỏng, có nơi bị đá ong hóa hoặc trơ cả đá mẹ. Vùng đất này chỉ còn giá trị nếu khai thác mỏ, phát triển khu công nghiệp, hoặc trồng rừng bảo vệ. So với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì Hà Nam do cấu tạo địa hình địa chất có các loại thực vật tự nhiên khá phong phú tập trung ở phía Tây- Tây nam của hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.

Tuy nhiên do khai thác tự nhiên lâu đời, diện tích rừng nguyên sinh hầu như không còn, thảm thực vật bị tàn phá nặng nề. Hiện nay nhân dân đã trồng các cánh rừng mới để phủ xanh đồi trọc. Vẫn còn những diện tích rừng thứ sinh tự nhiên cần phải có biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ phục vụ cho nghiên cứu khoa học và du lịch. Vùng núi Kim Bảng, Thanh Liêm... vẫn là những cái nôi của những loài thực vật nhiều tính đặc trưng của rừng nhiệt đới, những cây thuốc và vị thuốc quý hiếm, những loại chim (cò, vạc, diệc) những loài bò sát (rùa, rắn, ba ba) và những loại thú rừng ... đang rất cần những biện pháp bảo vệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)