Các hình thức và phương tiện xúc tiến điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 27)

8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn

1.2.4.Các hình thức và phương tiện xúc tiến điểm đến du lịch

- Một số hình thức

Trong thực tế có rất nhiều hình thức xúc điểm đến tiến du lịch được áp dụng. Dựa theo cách thức tổ chức hoạt động có thể chia thành 2 loại: Hình thức thường xuyên và không thường xuyên.

Tổ chức công tác xúc tiến du lịch thường xuyên được thực hiện bằng việc thành lập những trung tâm thông tin du lịch trong nước và quốc tế, hoặc tại các trung tâm du lịch lớn, để thường xuyên cung cấp thông tin du lịch cho khách du lịch và các đối tượng quan tâm. Đây là hình thức phổ biến nhất được thực hiện hiện nay. Tuy nhiên việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của quốc gia, vào quan hệ giữa các quốc gia, vào nguồn kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai, vào thị trường khách, ở phạm vi địa phương, việc đặt văn phòng đại diện ở

nước ngoài hay ở địa phương khác cũng rất khó khăn, thường khó khả thi, nhưng có thể được khắc phục thông qua hình thức liên kết với các địa phương và các doanh nghiệp, để trao đổi và cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, các quốc gia còn tham gia các hội chợ du lịch định kỳ, được tổ chức ở một thành phố nhất định, như hội chợ du lịch quốc tế ở Berlin, Đức, hội chợ quốc tế về du lịch JATA ở Tôkyô, Nhật Bản. Tại các hội chợ này, các địa phương, các doanh nghiệp cùng phối hợp với cơ quan quốc gia tham gia hội chợ sẽ giảm bớt kinh phí, và vẫn đảm bảo cung cấp thông tin du lịch cho các đối tượng như các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, khách du lịch tiềm năng tham quan hội chợ này.

Kết hợp với hình thức tổ chức thường xuyên nêu trên, các quốc gia còn vận dụng các hoạt động xúc tiến không thường xuyên như tổ chức các năm du lịch; tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hoá, du lịch; tổ chức những chương trình xúc tiến quảng bá theo chủ đề nhất định. Những hoạt động nay thường gắn với một địa phương cụ thể, do đó một mặt tuyên truyền góp phần tạo điểm nhấn chung cho quốc gia, đồng thời là dịp để các địa phương thực hiện tuyên truyền quảng bá cho mình, gây ấn tượng mạnh và tăng cường thu hút khách du lịch.

Hình thức không thường xuyên này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, mùa vụ, các chương trình khuyến mãi, các điều kiện cụ thể khác.

- Các phương tiện xúc tiến điểm đến

Phương tiện xúc tiến điểm đến du lịch là tất cả những gì có thể mang thông điệp xúc tiến tới công chúng. Trong lĩnh vực du lịch, thông tin, hình ảnh điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch có thể được chuyển tải đến công chúng, khách du lịch tiềm năng các nhà kinh doanh lữ hành thông qua rất nhiều phương tiện, hình thức. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức và phương tiện xúc tiến mới.

Mỗi hình thức hay phương tiện xúc tiến điểm đến du lịch có những đặc điểm, tính chất riêng hướng đến đối tượng riêng và cần đầu tư mức kinh phí khác nhau. Việc lựa chọn, kết hợp các hoạt động một cách hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến du lịch nhằm thu hút rộng rãi các đối tượng, thúc đẩy nhu cầu đi du lịch và chuyển nhu cầu đó thành hành động. Có thể liệt kê một số hình thức và phương tiện xúc tiến điểm đến du lịch phổ biến như: các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo hình, báo điện tử), mạng internet, tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước, tổ chức các đoàn khảo sát cho giới báo chí và doanh nghiệp lữ hành, tổ chức sản xuất và phát hành các ấn phẩm, vật phẩm, quảng cáo trên các panô, áp phích...

+ Xây dựng website trên mạng internet: Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sờ kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác. Với internet, rất nhiều người có khả năng và điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin.

-+ Tổ chức xúc tiến điểm đến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng: là việc sử dụng những phương tiện thông tin đại chúng (kênh truyền hình, phát thanh, báo chí) cung cấp thông tin, hình ảnh về điểm đến, về sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch; từ đó khêu gợi sự háo hức, tò mò, hình thành nhu cầu đi du lịch đến nơi đó, được sử dụng các dịch vụ và trải nghiệm những tình huống tương tự.

Đặc điểm của hình thức này là tác động đến một số lượng lớn công chúng, có khả năng thuyết phục cao, tác động đến cả những người đang tìm

hiểu thông tin để xây dựng chương trình nghỉ dưỡng của mình trong tương lai gần và cả những khách du lịch tiềm năng trong tương lai xa. Nội dung tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng, có thể tuyên truyền, quảng bá cho hình ảnh du lịch điểm đến chung chung hoặc rất chi tiết đến dịch vụ, chương trình du lịch cụ thể và mức giá.

Kênh truyền hình là phương tiện có ưu thế lớn, có thể tiếp cận đến một số lượng lớn công chúng, khai thác được cả âm thanh, hình ảnh, ánh sáng... để thu hút sự chú ý.Tổ chức tuyên truyền, quảng bá trên truyền hình cần chú ý thời lượng, tần suất và quan trọng nhất là thời điểm phát sóng. Bên cạnh nhiều ưu điểm nêu trên thì hạn chế lớn nhất của việc quảng cáo trên truyền hình là kinh phí rất lớn.

Báo hàng ngày và tạp chí tiếp cận được với công chúng ít hơn vì độc giả của các báo, tạp chí thường ít hơn truyền hình. Nếu đăng quảng cáo trên báo hoặc tạp chí, cần đăng trong một số số liên tiếp. Với sự phát triển nhanh chóng của truyền hình và internet, vị trí, vai trò của đài phát thanh dần bị thu hẹp nhưng vẫn giữ được những thính giả nhất định, có thể kết hợp làm các việc khác như vừa lái xe, nấu cơm, tập thể dục và nghe đài.

Hiểu rõ đặc điểm, thế mạnh và hạn chế của từng phương tiện thông tin chúng sẽ giúp chủ thể xúc tiến lựa chọn để tiếp cận nhiều nhất đến khách hàng mục tiêu với mức kinh phí phù hợp nhất.

+ Tố chức, tham gia tổ chức hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch: Hội chợ, triển lãm là nơi trưng bày sản phẩm, cung cấp thông tin, hình ảnh về sản phẩm, nơi người bán và người mua gặp gỡ trao đổi thông tin, tìm kiếm khả năng hợp tác và ký kết các hợp đồng kinh doanh. Các hội chợ, triển lãm có thể kết hợp một số lĩnh vực khác nhau như hội chợ thương mại - du lịch, triển lãm văn hoá-du lịch. Những hội chợ, triển lãm chuyên về du lịch là nơi mà các cơ quan du lịch quốc gia, hoặc các địa phương, các nhà cung cấp dịch

vụ du lịch hoặc các dịch vụ liên quan, những khách du lịch tiềm năng gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch người bán và người mua đều không hy vọng rằng ở đó mình có thể ký kết ngay được các hợp đồng thương mại mà chủ yếu tìm kiếm thông tin, so sánh các dịch vụ, thiết lập các mối quan hệ để có thể hợp tác trong tương lai.

+ Tổ chức các đoàn khảo sát cho giới báo chí và doanh nghiệp lữ hành: Việc tổ chức các đoàn khảo sát cho các hãng lữ hành, các đại lý lữ hành, nhà báo, các nhân vật nổi tiếng đến tham quan, khảo sát điểm đến để được tận mắt nhìn thấy điểm du lịch, trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của khách mời về sản phẩm du lịch, thuyết phục họ tuyên truyền về sản phẩm du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy hoạt động bán sản phẩm du lịch trong tương lai.

Vì sự quan tâm của các nhà báo, các nhà kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành đối với điểm đến dưới những góc độ khác nhau, vì vậy, chủ thể cần chú ý để tổ chức chương trình khảo sát phù hợp. Mỗi bài báo của các phóng viên đã tham gia chương trình khảo sát thường có giá trị thuyết phục. Khi mời các nhà báo, điều mong đợi nhất của nhà tổ chức chương trình khảo sát là sau chuyến đi sẽ có các bài báo, phóng sự... tuyên truyền, quảng bá cho điểm đến.

Doanh nghiệp lữ hành, đại lý lữ hành quan tâm chi tiết hơn đến hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ giải trí, các điểm tham quan, độ dài tuyến đường, khả năng kết nối các điểm du lịch... Đổi với các hãng lữ hành, căn cứ trên những điều kiện thực tế đã trải nghiệm và những tiêu chí, chiến lược phát triển thị trường của công ty họ sẽ xây dựng kế hoạch phát triển và bán sản phẩm du lịch đó. Đối với các đại lý lữ hành, nếu hài lòng với kết quả chuyến khảo sát thì khi tư vấn cho khách hàng họ sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng lựa chọn nơi đó là điểm đến du lịch. Hầu hết mỗi doanh nghiệp có các kênh xúc tiến riêng như qua internet, ấn phẩm,... Do đó

đây cũng là những chủ thể để góp phần làm cho mức độ lan tỏa của xúc tiến rộng hơn nữa.

Khi mời những người nổi tiếng thế giới đến với điểm du lịch, nhà tổ chức chương trình hy vọng rằng sự có mặt của người nổi tiếng đó sẽ thu hút được sự chú ý của công chúng, từ đó họ muốn được có mặt ở nơi người đó đã đến, đặc biệt đối với những người hâm mộ cuồng nhiệt. Đi cùng với những người nổi tiếng thường có các nhà báo, các tay săn ảnh, đoàn tuỳ tùng... và như vậy, sẽ thu hút được thêm một số đông người đến du lịch và có hiểu biết về điểm đến.

Hoạt động này thích hợp để xúc tiến những điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch mới hoặc cho thị trường mới nổi, khi ngay cả những người chuyên nghiệp trong ngành du lịch cũng như các phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về điểm đến đó, sản phẩm du lịch đó.

+ Tổ chức các sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo

Các sự kiện du lịch bao gồm các lễ hội du lịch, các buổi trình diễn (presentation) cho giới kinh doanh và khách hàng tiềm năng, các roadshow, các hoạt động tổng họp giới thiệu nhiều lĩnh vực về một đất nước, một điểm đến (ví dụ: các Ngày Việt Nam, Tuần Việt Nam, Năm du lịch quốc gia...). Mỗi sự kiện có những đặc điểm khác nhau và nhằm những đối tượng, mục đích khác nhau.

Hội nghị, hội thảo, presentation, roadshow: phía chủ trì tổ chức có thể là cơ quan du lịch quốc gia, địa phương, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch hoặc kết hợp giữa các chủ thể này. Đối tượng được mời thường là những hãng lữ hành, đại lý lữ hành, nhà quản lý, nghiên cứu du lịch và các nhà báo. Nội dung trình bày tại các sự kiện du lịch này mang tính chuyên nghiệp cao và rất chi tiết, cụ thể.

dựng tiêu đề - biểu tượng du lịch cho chiến dịch xúc tiến thường được thực hiện ở tầm cỡ quốc gia, hoặc của các doanh nghiệp, hoặc một sự kiện du lịch lớn. Ở các địa phương (cấp tỉnh), hầu như không có tiêu đề (khẩu hiệu) du lịch riêng. Khi phát động một chiến dịch xúc tiến, chủ thể thường xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho toàn chiến dịch nhằm tập trung các hoạt động xúc tiến du lịch theo những chủ đề nhất định, chuyển tải được những thông điệp mà muốn tiếp cận khách du lịch. Đồng thời việc sử dụng thống nhất, rộng rãi tiêu đề - biểu tượng chung của chiến dịch xúc tiến sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch tiềm năng, các doanh nghiệp lữ hành, các phương tiện thông tin đại chúng ở những thị trường cần tập trung khai thác, từ đó thay đổi nhận thức, hình ảnh của họ về điểm đến và tạo ra những ảnh hưởng có lợi trong việc thu hút khách du lịch.

-+ Sản xuất, phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch: Các ấn phẩm, vật phẩm như bản đồ, tờ rơi, tập gấp, sách mỏng, các loại đĩa CD, DVD có những vai trò nhất định trong xúc tiến du lịch, và vẫn được nhiều đối tượng ưa chuộng. Cung với môi trường của internet và sự phát triển cùa công nghệ số, hình thức ấn phẩm điện tử (e-book, e-brochure, e-newletter...) đang trở nên phổ biến.

Các tranh, ảnh khổ to (poster) cũng là những ấn phẩm xúc tiến có ấn tượng, thích hợp khi sử dụng trang trí tại các nhà hàng, tại các đại lý, công ty lữ hành, tại các nơi công cộng như siêu thị, bến xe, nhà ga,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sản xuất và phát hành các vật phẩm xúc tiến nhỏ, có in biểu tượng, khẩu hiệu chung của du lịch là rất cần thiết để thu hút sự chú ý của công chúng, những khách du lịch tiềm năng, đặc biệt khi các vật phẩm này gắn với các sản phẩm đặc trưng, con vật đặc trưng hoặc hình ảnh đặc trưng của đất nước đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

- Ki- ốt điện tử cung cấp thông tin du lịch.

Hình thức này đang bắt đầu phát triển ở một số trung tâm du lịch cả Việt Nam để phục vụ cho quảng bá du lịch. Với thao tác khá đơn giản bằng cách nhấn lên màn hình cảm ứng, khách du lịch sẽ có thể tìm kiếm những thông tin về bản đồ, các điểm tham quan du lịch, di tích văn hóa, ẩm thực, phòng triển lãm, cửa hàng lưu niệm, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, mua sắm, bệnh viện và các số điện thoại cần thiết,…. Nếu như có phần mềm tiện dụng và tích hợp được đầy đủ thông tin, cùng với sự thiết kế mỹ thuật đẹp mắt, ki - ốt thông tin sẽ là một trong những công cụ quảng bá du lịch hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 27)