Nguyên tắc của hoạt động xúc tiến điểm đến

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 34)

8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn

1.2.6. Nguyên tắc của hoạt động xúc tiến điểm đến

Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch, những chủ thể thực hiện hoạt động này cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:

- Tính chọn lọc: Để tiến hành tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả đòi hỏi các chủ thể phải hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến và ngược lại, xúc tiến nhằm mục đích gì, hướng đến đối tượng nào. Mỗi đối tượng có những đặc điểm giống nhau nhưng có những nét khác nhau về văn hóa, sở thích, tâm lý,... Do đó cần phải chọn lọc nội dung và hình thức xúc tiến phù hợp với từng phân đoạn thị trường.

- Tính chân thực của thông tin: Tính chân thực của thông tin sử dụng trong hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch thể hiện ở việc các chủ thể của hoạt động này cung cấp những thông tin chính xác về các sản phẩm, dịch vụ, điều kiện để phục vụ và đảm bảo cho hoạt động du lịch của du khách được thực hiện. Những thông tin sai lệch sẽ gây hậu quả xấu. Chính sự chân thực của thông tin sẽ đảm bảo xây dựng được 1òng tin và nâng cao được hình ảnh của điểm đến, đảm bảo cho việc thu hút khách đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

- - Tính độc đáo và tạo được ấn tượng:Cũng như các ngành kinh doanh

và kinh tế khác, thông tin được sử dụng trong xúc tiến du lịch, hay cả hình thức của hoạt động này cũng phải thể hiện được sự lôi cuốn, hấp dẫn, gây sự chú ý cho đối tượng tiếp nhận thông tin. Sự độc đáo và ấn tượng trong xúc tiến điểm đến góp phần tạo nên sự khác biệt của sản phẩm du lịch, một yếu tố hấp dẫn đối với du khách. Chính nguyên tắc này thể hiện được hiệu quả của truyền tải thông tin và nâng cao hiệu quả của xúc tiến du lịch.

- - Tính thực tiễn: Mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền, hay mỗi phân

đoạn thị trường đều có những đặc điểm và những đòi hỏi khác nhau về thông tin. Vì vậy, đối với cùng một nội dung cơ bản khi xúc tiến tại những phân đoạn thị trường khác nhau thì cũng không thể hoàn toàn giống nhau, và nội dung thông tin tuyên truyền quảng bá phải phù hợp với văn hóa, truyền thống của địa phương hay đối tượng.

- + Tạo ra những điều mới lạ: Việc đảm bảo nguyên tắc này sẽ tăng sự

hấp dẫn của các sản phẩm được xúc tiến, giúp giành thắng lợi trong cạnh tranh, do con người luôn có xu hướng thích trải nghiệm mới, đặc biệt trong du lịch. Nguyên tắc này có thể giúp tăng khả năng du khách quay lại điểm đến. Tuy nhiên để thực hiện được việc này cần có sự đồng bộ trong việc làm mới chính các sản phẩm du lịch.

-+ Tính liên tục: cần phải tạo ra một dấu ấn trong ý thức, trong ghi nhận của du khách. Xúc tiến phải đủ tần suất nhất định, tức là phải được tiến hành thường xuyên. Có như vậy mới được ghi nhận trong tâm thức của du khách, từ đó mới có cơ sở thúc đẩy hình thành một "nhu cầu" gắn với đối tượng được xúc tiến quảng bá.

+ Tính kinh tế: Chúng ta đều thấy để thực hiện được đầy đủ các yếu tố

trên, đòi hỏi một chi phí lớn, nhất là đối với thị trường mới, thị trường xa. Do đó, việc nghiên cứu, chọn lọc để thực hiện xúc tiến có hiệu quả với kinh phí hợp lý nhất.

1.3. Kinh nghiệm xúc tiến quảng bá du lịch của một số điểm đến du lịch, bài học kinh nghiệm rút ra với Hà Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)