Định hƣớng chung cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 87)

8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn

3.1. Định hƣớng chung cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam

- Định hướng cho thị trường:

+ Khách nội địa: Hà Nam ưu tiên khai thác thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh phụ cận vùng đồng bằng sông Hồng

+ Khách du lịch quốc tế Thu hút, thị trường: Hàn Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Úc. Tiếp cận có chính sách thu hút thị trường ASEAN.

- Định hướng sản phẩm: Bám sát các lợi thế của tiềm năng du lịch đã

được xác định trong Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020: Tạo ra các sản phẩm dặc thù của Hà Nam có sức cạnh tranh cao, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trên cơ sở đó xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể phù hợp với sở thích riêng của từng thị trường trọng điểm: du lịch tham quan di tích, lễ hội, du lịch đào tạo, giáo dục; du lịch danh nhân văn hóa, nghỉ dưỡng sinh thái, nghỉ cuối tuần, homestay, du lịch làng quê, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch MICE.

- Định hướng về công tác xúc tiến điểm đến: hiện nay, do mới được

hình thành nên công tác xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam chưa mang tính chuyên nghiệp, đồng thời thiếu nhiều cơ sở để thực hiện. Tuy nhiên có nhiều hoạt động vẫn đang được triển khai và mang lại kết quả nhất định. Do đó, đối với với các hoạt động trước mắt và lâu dài cần thiết:

+ Xây dựng một chiến lược mới tập trung để tạo dựng hình ảnh sâu sắc và sâu rộng tới thị trường.

+ Hướng công tác xúc tiến điểm đến du lịch trước mắt tập trung vào các thị trường trọng điểm.

+ Xây dựng các chiến lược dài hơi cho các giai đoạn tiếp theo với các định hướng cụ thể cho từng thời kỳ.

+ Hình thành tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)