Xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến điểm đến

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 88)

8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn

3.2.1.Xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến điểm đến

Đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả cao và thống nhất từ các cấp, các ngành.

Trung tâm XTDL Hà Nam cần bám sát nội dung "Quy hoạch phát triển

du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" đã được sự

thông qua của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam, để chủ động hoặc tham gia xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch dài hạn và trước mắt, bao gồm hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, tạo dựng thương hiệu du lịch cho Hà Nam. Cụ thể hóa chiến lược bằng việc xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến quảng bá cho giai đoạn 2015-2020, có thể đến 2030 và kế hoạch hành động cụ thể hàng năm. Các chương trình kế hoạch xúc tiến du lịch cần được sự thông qua và phê duyệt của UBND tỉnh Hà Nam, Sở VHTTDL Hà Nam.

Nội dung của các chương trình, kế hoạch phải tập trung theo các thị trường, và quảng bá cho các sản phẩm du lịch của Hà Nam được đề xuất trong bản quy hoạch theo từng thời kỳ. Luôn chú ý đến các nguyên tắc của xúc tiến điểm đến để xây dựng các sản phẩm, chương trình quảng bá du lịch. Kế hoạch xúc tiến du lịch gắn một sự kiện cụ thể cần được thực hiện sớm, có thể trước thời gian diễn ra từ một đến hai năm.

Do du lịch là ngành kinh tế có đặc điểm chịu tác động rất nhanh của môi trường tự nhiên, xã hội và cũng có khả năng phục hồi nhanh chóng, do đó tùy theo tình hình của thị trường, nên có tính sẵn sàng cho việc xây dựng các chương trình, chiến dịch xúc tiến du lịch mang tính thời điểm để góp phần thu

hút khách, ổn định sự phát triển. Bên cạnh đó, Trung tâm rất cần quan tâm có các giải pháp kịp thời để ứng phó với những khủng hoảng trong truyền thông.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 88)