8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện tham gia vào
việc khai thác tiềm năng du lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa du lịch (sản phẩm du lịch) nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú
Các dịch vụ du lịch của Hà Nam chưa được phát triển mạnh, chỉ có một số loại hình kinh doanh đơn điệu như kinh doanh lưu trú, ăn uống là chủ yếu, các dịch vụ khác đang hình thành phố với quy mô nhỏ. Tập trung chủ yếu ở khu du lịch trung tâm thành phổ, còn các điểm du lịch trên địa bàn đang trong thời kỳ đầu tư xây đựng.
Theo số liệu của Sở VHTT & DL Hà Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và 32 nhà nghi
đủ điều kiện đón tiếp khách. Tổng số phòng lưu trú là 755, trong đó có 366 phòng khách sạn
Bảng 2.7: Một số cơ sở lưu trú và dịch vụ tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
TT Tên khách sạn Quy mô
phòng Chất lƣợng Các dịch vụ trong cơ sở lƣu trú 1 Inco 515.9 Ha Nam Hotel 39 Đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao Lưu trú, nhà hàng, hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, Santana café, karaoke, billard, Club, bard, massage,…
2 Khách sạn Thiên Phú 30 Đạt tiêu chuẩn 2 sao
Lưu trú, nhà hàng, massga, wiffi, giặt là… 3 Khách sạn Hòa Bình 39 Đạt tiêu chuẩn
2 sao
Lưu trú, ăn uống, massge, lữ hành 4 Khách sạn Bình Minh 14 Đạt tiêu chuẩn
tối thiểu
Lưu trú, ăn uống, karraoke
5 Khách sạn Anh Đào 10 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Lưu trú, karraoke
6 Nhà nghỉ 30-4 13 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Lưu trú, ăn uống, karaoke, lưu hành 7 Nhà nghỉ Thanh Thủy 6 Đạt tiêu chuẩn
tối thiểu
Lưu trú, ăn uống
8 Nhà nghỉ Hoàng Anh 9 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Lưu trú, karaoke
9 Nhà nghỉ Viễn Đông 11 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Lưu trú, ăn uống, karraoke
10 Nhà nghỉ Hồng Thắm 10 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
Lưu trú, văn hóa, thể thao.
(Nguồn: Sở VHTT & DL Hà Nam) Như vậy có thể thấy, so với dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú trong quy hoạch năm 1998, số lượng phòng đã vượt chỉ tiêu đề ra (755/510). Tuy nhiên về thực trạng cơ sở lưu trú ở Hà Nam còn có một số bất cập.
Trước hết về phân bố của khách sạn: Đa số các khách sạn tập trung tại Phủ Lý (10 KS), trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao. Huyện Thanh Liêm có 4 khách sạn 1 sao, Kim Bảng có 1 khách sạn 1 sao.
Bảng 2.8: Phân bốkhách sạn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TP Phủ Lý 10
Huyện Thanh Liêm 4
Huyện Kim Bảng 1
(Nguồn:Sở VHTT & DL Hà Nam)
Về chất lượng khách sạn: Theo báo cáo của Sở VHTT & DL Hà Nam,
chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, nhiều cơ sở lưu trú du lịch đã chủ động trong việc đào tạo nhân lực du lịch và ứng dụng công nghệ mới tạo thuận lợi cho khách và mang lại hiệu quả kinh tế. Công suất buồng phòng của các khách sạn lớn vẫn đạt tỷ lệ cao, bình quân đạt khoảng 56,9 %.
Tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch ở Hà Nam có tốc độ phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở thành phố Phủ Lý, tuy đáp ứng kịp thời những nhu cầu tối thiểu của các khu du lịch song quy mô còn quá nhỏ bé, hình thức kinh doanh còn đơn điệu thuần túy, chất lượng các dịch vụ còn ở mức thấp, chưa đủ khả năng thu hút khách cao. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân để khách du lịch dừng lại Hà Nam còn ít. Bên cạnh đó, việc khai thác tiềm năng lợi thế đạt hiệu quả chưa cao, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh của các cơ sở kinh doanh còn ở mức hạn chế. Từ đó dẫn đến doanh thu
du lịch thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Đây cũng là điều đáng suy nghĩ cho Hà Nam . Trong thời gian tới , nếu muốn tạo bước phát triển mới cho du lịch, Hà Nam cần tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng dich vụ lưu trú.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống
Hà Nam là một trong những mảnh đất nổi tiếng với nhiều món ăn hấp dẫn và đặc sắc, như: cá kho Hòa Hậu, hồng không hạt, chuối ngự Đại Hoàng...Tuy nhiên những đặc sản này vẫn chưa được đầu tư khai thác theo hướng chuyên nghiệp. Chưa có kế hoạch phát triển thương hiệu cho các đặc sản Hà Nam. Sản phẩm dịch vụ ăn uống cũng mang tính bình dân, chưa nhiều các dịch vụ chất lượng cao, đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm du lịch Hầu hết các cơ sở ở đây đều là các nhà hàng có quy mô nhỏ phục vụ chủ yếu là khách địa phương. Riêng hệ thống quán ăn trên phố Trần Phú phục vụ khách qua đường từ Hà Nội dựa vào đặc sản ẩm thực Hà Nam là bánh cuốn chả, bánh đa cá rô. Đây cũng có thể được coi là một mô hình dịch vụ thành công cần được nhân rộng tại đây nhưng cần có những hướng đầu tư quy mô bài bản hơn.
Trên địa bàn Hà Nam hiện có 11 đơn vị kinh doanh ăn uống kết hợp với một số dịch vụ khác (lưu trú, massage, lữ hành...) tiêu biểu như: Công ty du lịch – Bia, nước giải khát Sài Gòn - Hà Nam, Công ty cổ phần thương mại – Du lịch Hà Nam...Tuy nhiên quy mô các đơn vị này vẫn còn nhỏ. Vì vậy để phát triển dịch vụ ăn uống, các doanh nghiệp này cần có sự đầu tư lớn hơn hoặc có thể kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực từ bên ngoài. Có như thế thì dịch vụ ẩm thực nói riêng và dịch vụ du lịch Hà Nam nói chung mới có sự khởi sắc được.
Công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa mạnh nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế. Thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực Trấn Sơn Nam nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch Hà Nam.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận chuyển
- Hệ thống đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ Hà Nam phát triển khá nhanh.
+ Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình: Đây là tuyến đường cao tốc nối đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trong hệ thống đường cao tốc Bắc Nam nằm ở phía Đông của QL1A. Tổng chiều dài toàn tuyến 56km, trong đó đoạn nằm trong địa phận tỉnh Hà Nam có chiều dài khoảng 36km, cấp đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 - 120km/h. Hiện tại, toàn tuyến qua địa bàn tỉnh mới được hoàn thành đây sẽ là động thực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
+ Quốc lộ: Địa bàn tỉnh Hà Nam có 4 trục quốc lộ chạy qua gồm QL1A, QL21A, QL21B và QL38 có tổng chiều dài khoảng 120km, tạo thành các trục phát triển chủ đạo của tỉnh.
+ Bến xe: Hiện tại, tỉnh Hà Nam có bến xe trung tâm tỉnh tại thành phố Phủ Lý và các bến xe tại các trung tâm huyện. Nhìn chung, hệ thống bến xe đã đảm bảo yêu cầu vận tải và việc kết nối giữa các huyện với trung tâm tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, chỉ có bến xe thành phố Phủ Lý, bến xe huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng là các bến đảm bảo tiêu chuẩn, các bến còn lại là các bến tạm, hoạt động chưa có sự quản lý.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ Hà Nam được đầu tư khá đồng bộ. Đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư, mật độ đường bộ chính cao hơn mức bình quân cả nước (0,75 so với 0,22km/km2). Khả năng kết nối giữa các địa phương lân cận khá dễ dàng.
Hiện nay hầu hết các xã trong tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm xã và cụm xã, thuận tiện cho việc giao thông của toàn tỉnh. Đây là nền tảng cơ bản cho du lịch Hà Nam phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, còn có một số tồn tại có thể tác động đến tiềm năng phát triển du lịch: hệ thống giao thông công cộng kết nối trung tâm TP.Phủ Lý với các điểm du lịch tiềm năng còn chưa được thuận tiện lắm; Khả năng kết nối du lịch với Hòa Bình, Hà Nam,Hà Nội và Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định (khu vực phía Tây) tương đối thuận tiện.Tuy nhiên giao thương qua sông Hồng, sông Châu Giang còn bị hạn chế do thiếu cầu và dòng chảy các sông trong nội địa Hà Nam còn bị cản trở.
- Hệ thống đường thuỷ
Có thể nói hệ thống sông tại Hà Nam có nhiều thuận lợi phục vụ giao thông vận tải, mạng lưới đường sông phân bố tương đối đồng đều nhưng vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Trong đó có mảng vận chuyển hành khách để phục vụ du lịch.
Như vậy giao thông đường thủy Hà Nam cần một chính sách đầu tư đồng bộ hơn từ Trung ương đến địa phương để khai thác hiệu quả giá trị của nó trong phát triển kinh tế, cụ thể là vận tải hàng hóa và khách du lịch: luồng lạch, các công trình bến cảng, cầu cống…
- Hệ thống giao thông đường sắt
Đường sắt qua tỉnh Hà Nam thuộc tuyến đường sắt Thống Nhất, khổ đường 1.000mm. Đoạn qua tỉnh Hà Nam dài khoảng 30km. Trong những năm gần đây, tuyến đường này đã được cải tạo, nâng cấp từng bước, chất lượng vận tải có tốt hơn. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này vẫn còn tồn tại cần phải khắc phục trong những năm tới.
- Phương tiện vận chuyển khách du lịch của tỉnh còn rất hạn chế cả về số
lượng lẫn tình trạng kỹ thuật. Theo niên giám thống kê đến năm 2012 thì ở Hà Nam có 254 đầu xe với 5348 ghế phục vụ vận chuyển khách trong đó có
khách du lịch. Tuy nhiên các đơn vị kinh doanh du lịch thì số lượng xe còn hạn chế nên thuờng phải thuê xe của tư nhân và các đơn vị khác để phục vụ khách. Ngoài ra, có 6 doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi (Mai Linh, Sao
Mai, Hà Nam, Thành Công, Nguyên Minh, Kim Khánh) với gần 300 đầu xe,
còn một số cơ sở tư nhân cũng tham gia kinh doanh nhưng chất lượng xe còn thấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn của xe chuyên chở khách du lịch. Hoạt động du lịch chưa có đội xe hiện đại và tiện nghi để phục vụ khách du lịch theo tour dài ngày. Đồng thời cũng có 5 xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Bảng 2.9: Số liệu ô tô chở khách Hà Nam
2008 2009 2010 2011 2012
Số xe 112 148 193 225 254
Số ghế 4024 4929 6672 7570 5348
( Nguồn: NGTK Hà Nam 2012) * Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ bổ sung
Hiện nay, các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao của Hà Nam còn nhỏ lẻ, Một số cơ sở đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, như: Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục Thể thao,... nhưng chất lượng còn thấp, trang thiết bị chưa hiện đại, chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu khách trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh mới có một số lượng nhỏ bể bơi, sân tennis, sân cầu lông và một số dịch vụ khác, như: xông hơi, massage, karaoke... tập trung ở thành phố Phủ Lý. Ngoài ra, còn một số khu vui chơi giải trí khác, nhưng vẫn mang tính đơn lẻ và lạc hậu xuống cấp. Với số lượng các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao của tỉnh như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch và nhân dân địa phương nên đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, cũng như kéo dài ngày tham quan của khách.
Hàng hóa lưu niệm của Hà Nam khá nghèo nàn. Hà Nam chưa có chiến lược khai thác các đă ̣c trưng văn hóa của mình để sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ du khách.
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của Hà Nam đang được xây dựng và bố trí phù hợp hơn với tài nguyên du lịch của tỉnh, đảm bảo nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch. Tuy nhiên, Hà Nam còn gặp vấn đề trong việc nâng cấp trang thiết bị trong phòng nghỉ, khách sạn, thiếu khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm, hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác.