Nghiên cứu sâu về thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 92)

8. Cấu tru ́c của luâ ̣n văn

3.2.3. Nghiên cứu sâu về thị trường khách du lịch

Có các thông tin về thị trường giúp cho thực hiện xúc tiến quảng bá đúng mục tiêu, xây dựng được các sản phẩm phục vụ quảng bá phù hợp.

Dựa trên các thị trường khách quốc tế và trong nước được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, Trung tâm TTXTDL Hà Nam cần có các nghiên cứu cụ thể với từng thị trường, phân đoạn thị trường rõ ràng, để nắm bắt được đặc điểm của các đối tượng của xúc tiến quảng bá về sở thích, tâm lý,...

Thị trường quốc tế mục tiêu ưu tiên được xác định gồm: Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức.

* Triển khai xây dựng các chương trình xúc tiến cụ thể cho một số thị trường: Trên cơ sở định hướng chung cho các thị trường trọng điểm này, các

chương trình xúc tiến cụ thể có thể được xác định nhằm nâng cao hình ảnh hoặc gia tăng thị phần, cũng chính là định hướng cho liều lượng và mức độ ưu tiên tập trung cho từng nội dung. Các chương trình cụ thể có thể là: tăng cường hình ảnh du lịch tại thị trường Hàn Quốc, phát động thị trường Pháp, hoặc phân phát ấn phẩm tại thị trường Đức, hoặc giới thiệu sản phẩm dịch vụ chuyên đề tại thị trường Mỹ. Định hướng chung như sau:

- Thị trường Nhật: xúc tiến hình ảnh, thúc đẩy cho các nét của hình ảnh du lịch văn hóa, lịch sử truyền thống song song với các biện pháp xúc tiến phát triển thị trường.

+ Những yêu cầu riêng đối với thị trường Nhật: Người Nhật kỹ tính, ưa

sạch sẽ, trọng nghi thức, chữ tín, tôn sùng chất lượng, tiện nghi và cái đẹp; thường khép kín không biểu lộ quan điểm. Vốn là thị trường quen thuộc của

Châu Á, Đông Nam Á. Nhật cũng có nhiều nét gần gũi với Việt am về văn hóa, Nhật cũng có dính líu với Việt Nam trong lịch sử nên người Nhật, đặc biệt là thế hệ sinh trước năm 1945, cũng có mong muốn trở lại Việt Nam.

Về thông tin: cần cung cấp nhiều hơn, chi tiết hơn về các dịch vụ đặc

biệt là về chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện và an toàn. Cần chú ý đến độ tin cậy của thông tin. Chú ý khai thác những thông tin về sự tương đồng văn hóa Nhật – Việt cũng làm người Nhật thích thú.

Về công cụ lựa chọn: Tuy khép kín (nội tâm) nhưng người Nhật cũng

thích lễ hội, các hoạt động tập thể, những hoạt động trình diễn văn hóa ngoài trời có thể có hiệu quả tuyên truyền cao; Người Nhật ham đọc, nên các ấn phẩm thường nên dùng loại có nhiều thông tin nhất là sách nhỏ, tạp chí in trên các loại giấy nhẹ, chất lượng tốt, hình thức in ấn đẹp, trang nhã, ít màu sắc sặc sỡ, dễ mang theo.

- Thị trường Hàn Quốc: tập trung trước mắt vào chiến dịch tạo dựng hình ảnh

+ Một số yêu cầu riêng đối với thị trường Hàn Quốc: Người Hàn Quốc

thích vui chơi, thích ẩm thực và cũng ưa mạo hiểm. Đối với du khách trẻ tuổi thì họ lại có xu hướng sống hiện đại, thực tế, đơn giản, năng động để hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào phù hợp với tuổi trẻ như chơi thể thao, đi cắm trại, du lịch mạo hiểm. Trong các tour du lịch thì khách du lịch Hàn Quốc rất ít khi thích nói tiếng Anh và họ thích nói tiếng Hàn Quốc.

Về thông tin: nên có nhiều thông tin về dịch vụ, đặc biệt về các dịch vụ

vui chơi giải trí

Về công cụ lựa chọn: nên sử dụng tờ rơi, khai thác các công cụ trực tuyến.

- Thị trường Mỹ: các chương trình xúc tiến được thực hiện đồng thời nhưng ưu tiên các biện pháp thúc đẩy thị trường

+ Một số yêu cầu riêng đối với thị trường Mỹ: người Mỹ thường thực

dụng, trọng quyền lợi nhưng cũng dễ dãi, ưa sự nhanh nhẹn và riêng đối với Việt Nam thường có tâm lý đặc biệt. Do vậy cần chú ý các điểm:

Về thông tin: cần chính xác đầy đủ không cần chau chuốt, rườm rà có

nhiều phương án để lựa chọn, thay thế. Nên có thông tin về các dịch vụ nhanh như bưu diện, ăn uống. Đồng thời cũng cần có nhiều thông tin về chiến trường xưa, trong khi không quên những thông tin về sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ, thái độ của người Việt Nam đối với quá khứ và tương lai.

Về công cụ lựa chọn: Tốt nhất là tập sách mỏng (brochure), với tiếng

Anh Mỹ (American English) chấp nhận các khẩu ngữ, tiếng lóng; bản đồ (người Mỹ rất thích dùng bản đồ) in đẹp, dễ tra cứu. Người Mỹ tuy không thuộc tuýp người hướng nội, nhưng không có sở thích hoạt động đường phố, hội hè. Xã hội Mỹ thích truyền hình, đặc biệt là các kênh thời sự, tin tức và phổ biên kiến thức khoa học; phim ảnh là món ăn tinh thần của người Mỹ. Các phim ngắn, phóng sự được người Mỹ yêu thích.

- Thị trường Pháp: Các chương trình được thực hiện đồng thời nhưng ưu tiên các biện pháp thúc đẩy thị trường.

+ Một số yêu cầu đối với thị trường Pháp: Người Pháp tuy vui nhộn,

hài ước nhưng không dễ dãi, trọng danh dự, thường tôn sùng các giá trị nghệ thuật cổ điển, thích ẩm thực và cũng rất quan tâm tới giá cả thị trường. Pháp gắn bó khá lâu với Việt Nam và đã để lại nhiều ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng. Đặc biệt trong kiến trúc, nghệ thuật.

Về thông tin: Cần thận trọng trong lựa chọn thông tin, không nên lựa chọn quá nhiều các thông tin về những giá trị kiến trức cũ. Nên tập trung nhiều hơn các thông tin về giai đoạn lịch sử phong kiến, các vùng quê, những nơi gắn với các sự kiện lớn thời thuộc Pháp. Đồng thời có những thông tin về dịch vụ y tế bảo hiểm là những điều người Pháp thường quan tâm.

Về công cụ lựa chọn: tờ gấp, tờ rơi, tạp chí khá phù hợp với thị trường

này, những thông tin nên ngắn gọn, xúc tích, trình bày đơn giản, có thể phá cách. Ngoài ra người Pháp cũng thích các hội chợ, các roadshow, hội thảo, thuyết trình.

- Thị trường Đức: Trước mắt tập trung hơn cho công tác xúc tiến cho hình ảnh, sau mới đến các chương trình để đẩy mạnh thị phần.

Người Đức có cá tính mạnh mẽ, ưa đơn giản, tiết kiệm, thích chính trị, có đầu óc tổ chức, thích khám phá.

Về thông tin: cung cấp cho thị trường này nên đa dạng, có nhiều thông

tin về văn hóa, nhất là văn hóa đương đại của dân tộc, các thông tin về truyền thống lịch sử, cũng như thông tin về đường lối, chính sách và những thành tựu xã hội đương đại. Các thông tin về dịch vụ nên hướng vào vấn đề giao thông, hệ thống hạ tầng (đường sá, sân bay, bến cảng), các phương tiện, đặc biệt chú ý đên các thông tin về độ an toàn trong giao thông.

Về công cụ lựa chọn: tập gấp, tờ rơi, báo là những công cụ quảng cáo

phù hợp với thị trường này. Các hình thức hội chợ, hội thảo, rất được ưa thích tại Đức. Đặc biệt là việc sử dụng các công cụ ứng dụng công nghệ mới, trong trình bày rất được người Đức đánh giá cao.

* Đối với khách du lịch nội địa của Hà Nam chủ yếu là từ các tỉnh, thành trong vùng, mục đích chính là khách hành hương tín ngưỡng, tham quan, khách công vụ, khách MICE; một bộ phận lớn người dân Hà Nam đi du lịch trong địa bàn tỉnh, đa phần khách đi du lịch cùng gia đình vào cuối tuần, học sinh, sinh viên, nhóm trẻ,...

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Nam Luận văn ThS. Du lịch (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)