Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 46)

Việt Nam đã và đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia mạnh mẽ tiến trình khu vực, tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, cùng nhiều hiệp định tự do thương mại khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV ở nước ta có nhiều cơ hội lớn để phát triển và hội nhập với các quốc gia trên toàn thế giới. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước phải có kế hoạch thay đổi các chính sách quản lý kinh tế - tài chính và từng bước hoàn thiện các chuẩn mực kế toán cụ thểđối với các DNNVV cho phù hợp với nhu cầu đặt ra. Hệ thống Luật và Chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho các DNNVV được ban hành nhằm thống nhất quản lý kinh tế, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả trong mọi hoạt động kinh tế - tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức và quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Các DNNVV ở Việt Nam có những đặc điểm riêng nên các chếđộ kế toán đã quy định một số vấn đề mang tính chất chuẩn mực, kế thừa các chuẩn mực kế toán chung đã ban hành, trong đó một số chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ, một số chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ và một số chuẩn mực kế toán không áp dụng. Do đó, những chuẩn mực này thực sự chưa đầy đủ, đồng bộ, và chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV của quốc tế.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu và xu hướng hài hòa các quy định, chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán, chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế, việc nghiên cứu ban hành CMKT riêng cho các DNNVV của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng chuẩn mực quốc tế tương ứng sẽđảm bảo khung pháp lý về kế toán Việt Nam đạt được mức độ hài hòa cao hơn với thông lệ quốc tế.

Những vấn đề trên đã chứng minh rằng việc xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các DNNVV ở Việt Nam là vấn đề vô cùng cần thiết để tạo dựng một hành lang pháp lý cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay.

Tại Việt Nam, Bộ Tài Chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán. Các chuẩn mực kế toán này được nghiên cứu và soạn thảo bởi Ban chỉđạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 13 thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính, còn bổ sung thêm các thành viên đến từ các trường Đại học và Hội Kế Toán Việt Nam.

Vụ chếđộ kế toán là đơn vị thường trực của các Ban chỉđạo và các Tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành.

Hội đồng quốc gia kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán. Hội đồng bao gồm một chủ tịch, hai phó chủ tịch và 14 ủy viên đến từ Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộ ngành. Bộ phận thường trực của Hội đồng đặt tại Vụ chếđộ kế toán – Bộ Tài Chính.

Với nhiệm vụ khẩn trương đảm bảo việc ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phục vụ cho nền kinh tế, Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đưa ra quy trình xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo các bước sau:

- Xây dựng nguyên tắc chung về mục đích, phạm vi, cơ cấu của chuẩn mực. Công việc này được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn biên soạn chuẩn mực chung.

- Xây dựng danh mục hệ thống chuẩn mực và sắp xếp, phân loại chuẩn mực. - Lựa chọn chủđề, nội dung từng chuẩn mực.

- Xây dựng, thảo luận nhóm đề cương từng chuẩn mực và hoàn thiện gửi xin ý kiến Hội đồng quốc gia kế toán.

- Chuẩn bị hội thảo, tổ chức hội thảo bảo vệ trước thành viên Ban chỉđạo phụ trách nhóm. Sau khi được thông qua, dự thảo sẽđược công bốđể lấy ý kiến rộng rãi. - Điều chỉnh Dự thảo, thông qua Ban chỉđạo, Hội đồng quốc gia kế toán và gửi lấy ý kiến các Bộ.

- Hoàn chỉnh Dự thảo, trình Bộ Tài Chính ban hành, công bố thực hiện. Giai đoạn 2006 – 2010 được xem là giai đoạn củng cố hội nhập, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Đến giai đoạn 2010 – 2020,

Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Theo lộ trình đó, Bộ Tài Chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Về cơ bản, các chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế với một sốđiều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ năm 1996, với sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành dưới hình thức Quyết định của Bộ Tài Chính. Cho đến nay, Bộ Tài Chính đã ban hành 05 quyết định công bố 26 chuẩn mực kế toán (VAS) thành năm đợt như sau :

- Đợt 1: BTC ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2000. - Đợt 2: BTC ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002. - Đợt 3: BTC ban hành theo QĐ 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003. - Đợt 4: BTC ban hành theo QĐ 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005. - Đợt 5: BTC ban hành theo QĐ 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005.

Để có cơ sở xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán trên, Bộ Tài Chính đã đề ra các nguyên tắc và các nguyên tắc này được áp dụng trong suốt quá trình soạn thảo, xây dựng và các chuẩn mực kế toán quốc gia, bao gồm:

- Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chuẩn mực quốc tế về kiểm toán do Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố;

- Phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán, kiểm toán của Việt Nam;

- Đáp ứng được yêu cầu thông tin cho mục đích quản lý của Nhà nước, thống kê số liệu cho nền kinh tế và giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;

- Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phải đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật Việt Nam.

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhằm đảm bảo không chỉ những người hành nghề kế toán, kiểm toán mà các chủđầu tư, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu

để làm cơ sởđánh giá, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chú trọng vào việc trình bày thông tin bổ sung trong BCTC, đặc biệt là các nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán, tăng cường sử dụng giá trị hợp lý (trong trường hợp có thể và cần thiết nhằm nâng cao tính hữu dụng của thông tin tài chính cho việc ra quyết định kinh tế).

Qua đó, chế độ kế toán DNNVV của Việt Nam hiện hành đang thực hiện theo quan điểm kế thừa các chuẩn mực kế toán chung đã ban hành trên; trong đó, một số chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ, một số chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ và một số chuẩn mực kế toán không áp dụng theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phụ lục 5).

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 46)