Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm, hạn chế trên

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 76)

Một trong những nguyên nhân chính đó là hệ thống khung pháp lý của Việt Nam chưa hoàn thiện trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thuật ngữ trong các văn bản pháp luật chưa thống nhất.

Hiện nay trên thế giới đã có cơ quan ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán riêng, trong khi đó Việt Nam chưa có bộ phận chuyên trách trong việc ban hành chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp, trong đó có DNNVV mà nhiệm vụ này vẫn thuộc về Bộ Tài Chính. Đồng thời, hệ thống chuẩn mực hiện hành cũng không được cập nhật kịp thời những sửa đổi, bổ sung của những chuẩn mực có liên quan và những chuẩn mực mới ban hành sau năm 2003.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài chính ở Việt Nam chưa phải là yếu tố quan trọng, chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định. Do đó, Việt Nam chưa thấy cần thiết để ban hành một hệ thống chuẩn mực kế toán dành riêng cho các DNNVV.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng, đó là văn hóa người Việt Nam luôn thích làm theo những gì đã có sẵn, đi theo con đường cũ, không có tư tưởng đổi mới, ngại khó khăn, e sợ chuẩn mực thay đổi sẽ làm thay đổi cả hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo; việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản dưới luật. Chính vì vậy mà hệ thống chuẩn mực

kế toán cũng như các văn bản luật trở nên cứng nhắc, khó thích ứng và không có tính linh hoạt trong ứng dụng thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, cũng có hệ thống kế toán phát triển theo những đặc điểm riêng của quốc gia. Việt Nam cũng có định nghĩa và những tiêu chí riêng để xác định DNNVV. Và về mặt tổ chức, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành bởi Nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia, mà trách nhiệm chính thuộc về Bộ Tài Chính. Qua đó, các DNNVV cũng được Nhà nước cho phép áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán từ hệ thống chung của quốc gia thông qua Chếđộ kế toán. Chếđộ kế toán cho DNNVV được ban hành với những nội dung cơ bản quy định rõ ràng, cụ thể về hệ thống tài khoản, chứng từ, báo cáo và hệ thống sổ sách nhằm giúp cho các DNNVV thuận lợi trong việc áp dụng. Quá trình vận dụng vào thực tiễn đã phần nào cho thấy được thực trạng hiện nay của Chế độ kế toán dành cho DNNVV ở Việt Nam. Từđó, chúng ta có thể nêu ra những ưu – nhược điểm của Chế độ, tìm hiểu những nguyên nhân hình thành nên vấn đề.

Như vậy, Việt Nam cần phải so sánh việc vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán để xây dựng Chế độ kế toán cho DNNVV với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV để tìm ra những khác biệt nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện các chuẩn mực kế toán cho DNNVV và đạt được mục tiêu hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO DNNVV HÒA HỢP VỚI HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ DÀNH CHO DNNVV

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 76)