Bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 37)

Tiến trình hội nhập quốc tế là hướng đi tích cực đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế nhưng quá trình này cũng đầy khó khăn và phức tạp đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong đó, quá trình hòa hợp Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV là vấn đề vô cùng khó khăn, và càng cam go hơn cho các DNNVV. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải xác định đúng đắn tình hình thực tế của mình để có những hướng đi thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV.

- Thứ nhất, xét về môi trường pháp lý, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể Luật kế toán được Quốc hội ban hành, hệ thống Chuẩn mực kế toán và các chếđộ kế toán được BTC ban hành. Chếđộ kế toán ban hành cho DNNVV áp dụng một số chuẩn mực trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhưng hệ thống chuẩn mực này được soạn thảo dựa vào chuẩn mực kế toán quốc tế từ năm 2003, sau đó không được cập nhật và sửa đổi theo quốc tế. Như vậy, để sử

dụng IFRS cho DNNVV thì Việt Nam phải tốn một chi phí khá lớn trong việc đầu tư thay đổi hệ thống chuẩn mực, chi phí tư vấn, đào tạo, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính …

- Thứ hai, xét về môi trường kinh doanh, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên kết được với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi đó, định hướng của IFRS cho DNNVV là một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người sử dụng thông tin trên thế giới có những quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV là quá phức tạp. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài chính chất lượng cao vì thông tin tài chính chỉđóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định của họ.

- Thứ ba, đối với môi trường kế toán, văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Trình độ kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ kế toán viên trong các DNNVV chưa cao, năng lực chưa phù hợp để áp dụng chuẩn mực kế toán phức tạp như IFRS cho DNNVV.

Theo quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì hòa hợp kế toán quốc tế là xu hướng tất yếu đối với Việt Nam, nhưng chấp nhận toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV là vấn đề không đơn giản, dễ dàng. Mặc dù, điều kiện hệ thống pháp lý về kế toán của Việt Nam đang dần được hoàn thiện nhưng để đáp ứng được yêu cầu hòa nhập với quốc tế, Việt Nam cần phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới đồng thời phải cố gắng nỗ lực để xác định cho mình cách thức hòa hợp đúng đắn, phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia. Có như vậy thì Việt Nam mới có thểđạt được kết quả tốt nhất và nhanh nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ sự khác biệt về môi trường pháp lý, kinh tế - chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh cũng như sự tồn tại của các nền văn hóa khác nhau mà mỗi quốc gia đều có định nghĩa về DNNVV khác nhau, các tiêu chí để xác định DNNVV của các nước cũng khác nhau. Chính vì những khác biệt này mà sự phát triển về hệ thống kế toán của mỗi quốc gia cũng có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện của mình.

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thị trường đã từng bước đẩy mạnh xu hướng hòa hợp với quốc tế về kế toán của các quốc gia. Nhằm đáp ứng xu hướng này, IASB đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho các DNNVV. Với xu thế ngày càng hoàn thiện của các chuẩn mực kế toán cho DNNVV, các quốc gia đã lựa chọn những phương thức khác nhau để có thể đưa vào vận dụng cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng.

Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trên thế giới trên con đường hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các DNNVV. Từđó, Việt Nam đã chọn lọc ra những kinh nghiệm và bài học quý báu để có thể giúp cho mình đi đúng con đường, chọn được phương thức phù hợp, tiến đến hòa hợp với quốc tế nhanh nhất.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DNNVV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Tổng quan DNNVV ở Việt Nam 2.1.1. Định nghĩa DNNVV

Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cụm từ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã được sử dụng một cách phổ biến. Đối với các nước phát triển, khái niệm DNNVV được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX và đã được quan tâm phát triển khu vực DNVVN từ những năm 50 của thế kỷ XX. Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng khái niệm về DNNVV của mỗi nước lại có những quan niệm khác nhau.

Ở Việt Nam, khái niệm DNNVV được nhắc đến từ những năm 1990 đến nay. Ngày 20 tháng 06 năm 1998, Công văn số 681/CP-KTN được ban hành, trong đó định nghĩa về DNNVV như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng” (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Công văn này ra đời nhằm xây dựng bức tranh chung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách, nhưng trên thực tế không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ.

Ngày 23 tháng 11 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghịđịnh này đã đưa ra một định nghĩa chung về DNNVV để các ban ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có căn cứ xác định đối tượng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ giúp phát triển. Theo định nghĩa này: “DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Tiếp theo đó, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính Phủ về việc “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã đưa ra định nghĩa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng

nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy định của Pháp luật về các loại hình DNNVV ở Việt Nam (Phụ lục 3). Như vậy, đối tượng được xác định là DNVVN bao gồm:

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật DNNN; - Các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX;

- Các hộ kinh doanh cá thểđăng ký theo quy định của Chính phủ.

Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn hai tiêu thức lao động và vốn đưa ra tại Nghịđịnh đều được coi là DNNVV Việt Nam. Theo cách phân loại này, số DNNVV chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam.

Tóm lại, định nghĩa về DNNVV không những thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo thời gian, tùy vào sự phát triển của quốc gia mà quy mô về số lao động, tổng nguồn vốn cũng khác nhau.

2.1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV

Ở Việt Nam, trước đây chưa thống nhất tiêu chí chung để phân loại DNNVV nên một số cơ quan nhà nước, các tổ chức hỗ trợ DNNVV đã đưa ra tiêu thức riêng để xác định DNNVV phục vụ cho công tác của mình. Theo công văn 681/CP-KTN đã nêu trên, tiêu chí để phân loại DNNVV là vốn điều lệ (dưới 5 tỷđồng) và số lao động bình quân hàng năm (dưới 200 người). Nhưng đây chỉ là quy ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV, là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối với DNNVV.

Việc đưa ra các tiêu chí chỉ mang tính quy ước, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ để xác định như thế nào là DNNVV bởi vì còn có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau cho rằng cần phải quy định rõ DNNVV là cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh, có quy mô về vốn và số lao động thỏa mãn quy định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.

Khi Nghịđịnh số 90/2001/NĐ-CP được ban hành, tiêu chuẩn phân loại DNNVV được thực hiện theo điều 3 của Nghị định này, các doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, được xếp loại nhỏ và vừa nếu đáp ứng điều kiện: có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Nghị định cũng quy định rằng: căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên.

Như vậy, DNNVV được xác định hoàn toàn theo các tiêu thức về quy mô mà không quan tâm đến hình thức sở hữu. Điều này đã làm thay đổi tư duy quản lý cũng như nhận thức chung của xã hội, bởi trước đó, DNNVV thường bị đồng nhất với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến những phân biệt đối xử với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các tiêu chí phân loại DNNVV của Nghị định số 90 cần xác định lại trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam và tham khảo thêm tiêu chí phân loại của một số quốc gia. Bởi vì, tiêu chí số lao động trung bình hàng năm cần được hướng dẫn cách tính toán cụ thể hơn, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại lao động khác nhau như lao động theo thời vụ, lao động theo danh sách, lao động theo hợp đồng và đóng bảo hiểm.... Đồng thời, việc cho phép vận dụng 1 trong 2 tiêu chí “vốn đăng ký” và “số lao động” tuy linh hoạt nhưng tiêu chí “vốn đăng ký” thường thiếu tính ổn định lâu dài về mặt thời gian do chịu sự tác động bởi những biến đổi của nền kinh tế. Trong khi đó, tiêu chí số lao động bình quân không những thể hiện được tính ổn định trong cách phân loại doanh nghiệp mà còn thể hiện được tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp đang tham gia.

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng theo từng ngành nghề cụ thể với số lượng lao động ít hơn 300 và quy mô vốn dưới 100 tỷđồng.

2.1.3. Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế

Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên đáng kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 và Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP ra đời. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/01/2012 cả nước có 448.393 doanh nghiệp, trong đó có 425.974 doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 95% số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh của cả nước). Với sự đa dạng về thành phần sở hữu, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã có đóng góp 25% GDP, 25% tổng đầu tư của xã hội và khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp, có 11.075.324 lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi doanh nghiệp có 26 lao động. Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần đáng kể vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác.

2.1.3.1. Vai trò kinh tế

Các DNNVV hiện nay chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc và ngày càng gia tăng nên có vai trò đóng góp quan trọng vào tổng sản lượng quốc gia, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của khu vực DNNVV theo quy mô lao động (dưới 300 người) năm 2002 - 2004 là 81,5% - 86,5%. Do đó, các DNNVV giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.

Thu hút vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu nguồn lực tại địa phương. Các DNNVV có vai trò làm gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước. Đồng thời làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Do đó, các DNNVV góp phần dân chủ hóa nền kinh tế, duy trì sự tự do cạnh tranh và có khả năng ứng biến nhanh nhạy.

Tạo sự năng động cho nền kinh tế trong cơ chế thị trường, đóng góp quan trọng trong việc làm tăng lưu thông và sản xuất xuất khẩu hàng hóa. Với tính linh hoạt của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với các

công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò là đòn bẩy cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNNVV cũng như của doanh nghiệp hợp tác.

Giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 37)