Kinh nghiệm của quốc tế

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 33)

IFRS cho DNNVV được coi là một phiên bản ít phức tạp và đơn giản so với IFRS đầy đủ, nhưng theo các quốc gia sử dụng hệ thống chuẩn mực này thì có một số tranh luận về những vấn đề không phù hợp và những vấn đề cốt lõi của IFRS cho DNNVV. Từđó rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Đối với Úc, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV sẽ gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh, tốn nhiều thời gian, chi phí

và quá phức tạp để áp dụng cho các DNNVV. Bên cạnh đó, thiếu chuyên môn về kế toán cũng là một vấn đề khó khăn ở Úc.

Úc đã quan tâm đến vấn đề chuyển đổi hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia trong quá trình thực hiện IFRS cho DNNVV (AASB, 2010). Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ chuẩn mực quốc gia sang IFRS cho DNNVV có thể áp đặt một số khó khăn về hoạt động kinh doanh, quy trình và hệ thống, thường là tốn kém chi phí, thời gian và quá phức tạp khi áp dụng cho các DNNVV.

Quan điểm của Úc cho rằng IFRS cho DNNVV vẫn khá phức tạp trong yêu cầu ghi nhận và đo lường (AASB, 2010). Deloitte Touche Tohmatsu (Australia) cho biết: tất cả các doanh nghiệp tại Úc đã tiếp cận IFRS từ năm 2005, mặc dù đã gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh của Úc lúc này. So với IFRS, IFRS cho DNNVV không làm giảm đáng kểđộ phức tạp của những yêu cầu ghi nhận và đo lường trong thực tế. Và khó khăn trong việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế vì thiếu chuyên môn kỹ thuật trong môi trường kế toán cũng là một mối quan tâm. Đối với những lý do này, cho đến nay Úc đã không áp dụng IFRS cho DNNVV.

- Ở châu Âu, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV thực sự chưa được đơn giản hóa và giảm gánh nặng cho các DNNVV, quy ước của hệ thống chuẩn mực này cũng không thống nhất với chỉ thị của châu Âu trong một số vấn đề.

Ủy ban châu Âu không bắt buộc các nước trong Liên minh châu Âu áp dụng IFRS cho DNNVV. Dường như không có sự phản đối mạnh mẽ về việc áp dụng các chuẩn mực mới, tuy nhiên, quan điểm của EC cho rằng mục tiêu của sựđơn giản hóa và giảm gánh nặng hành chính sẽ không được đáp ứng bởi các IFRS cho DNNVV (EC Explanatory Memorandum, 2011). Hơn nữa, Tập đoàn tư vấn báo cáo tài chính châu Âu (EFRAG, 2010) cũng báo cáo rằng quy ước của IFRS cho DNNVV không phù hợp với những chỉ thị của EU trong một vài phương diện. Sau quá trình đánh giá việc áp dụng IFRS cho DNNVV và Chỉ thị Kế toán của EU, Ủy ban châu Âu công bố một Chỉ thịđã được đề xuất vào ngày 25 tháng 10 năm 2011, một chếđộđặt biệt cho các công ty nhỏ và đã được thay thế lần IV (78/660/EEC) và lần thứ VII (83/349/EEC). Mục tiêu của Chỉ thị này là để giảm gánh nặng hành chính cho các

công ty nhỏ và tăng khả năng so sánh của báo cáo tài chính (EC Explanatory Memorandum, 2011).

- Nhật Bản vẫn chưa chính thức áp dụng IFRS đầy đủ trong khuôn mẫu báo cáo nên cũng không xem xét việc áp dụng IFRS cho DNNVV ở giai đoạn này (IFRS Foundation, 2011).

- Cần phải có sự nhất quán về khuôn mẫu pháp lý của quốc gia và mức độảnh hưởng của các cơ quan quản lý đối với yêu cầu lập BCTC.

Một trong những vấn đề chính được thảo luận trong quá trình thực hiện các IFRS cho DNNVV, đó là các cơ quan quản lý có thẩm quyền gây trở ngại trong việc thực hiện các chuẩn mực kế toán quốc tế (Alp và Ustundag, 2009, UNCTAD, 2007a). Một số quốc gia bị áp lực phải thành lập tổ chức mới hoặc củng cố vai trò của các tổ chức hiện tại để tăng cường việc thực thi của các cơ quan quản lý (UNCTAD, 2007a). Hơn nữa, Alp và Ustundag (2009) và UNCTAD (2007a) đã chỉ ra rằng việc thực hiện thành công các chuẩn mực quốc tế tại mỗi quốc gia sẽ là thử thách trong trường hợp không có sự nhất quán về khuôn mẫu pháp lý và sựủng hộ hợp pháp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong bối cảnh này, việc thực hiện các IFRS cho DNNVV sẽ phải đối mặt với những yêu cầu của luật pháp quốc gia. Ở nhiều nước, các DNNVV yêu cầu phải lập báo cáo tài chính phù hợp với pháp luật về thuế nhất định, đặc biệt với mục đích khai thuế. Các quốc gia như Lebanon, Slovakia, Áo, và Nga tin rằng các DNNVV thuận lợi trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính với mục đích thuế (IFRS Foundation, 2011). Do đó, IFRS cho DNNVV được coi là một gánh nặng và quá khó khăn để áp dụng đối với các DNNVV. Ví dụ, báo cáo tài chính của Đức có chức năng đa mục đích và do đó, các DNNVV thích chuẩn bị một báo cáo tài chính riêng để đáp ứng cho mục đích thuế (Evans et al., 2005). Evans et al. (2005) chỉ ra rằng việc chuẩn bị các báo cáo tài chính và báo cáo thuế riêng biệt sẽ tốn kém và tạo thêm gánh nặng cho các DNNVV.

- Sự mâu thuẫn, không tương đồng về khuôn mẫu báo cáo giữa chuẩn mực kế toán quốc gia và IFRS cho DNNVV.

Có một số ảnh hưởng khác, trong đó có những vấn đề phát sinh đối với việc áp dụng IFRS cho DNNVV do mâu thuẫn giữa khuôn mẫu báo cáo xác định bởi khu

vực pháp lý của quốc gia và IFRS cho DNNVV. Các quốc gia như Nhật Bản, Áo, Đức, Bỉ, Indonesia, Ấn Độ và một số nước khác nhấn mạnh yêu cầu về khuôn mẫu báo cáo cho phù hợp với luật pháp quốc gia và GAAP cho DNNVV, chứ không phải là việc áp dụng IFRS cho DNNVV (IFRS Foundation, 2011). Ngoài ra còn có những nước không áp dụng GAAP cho DNNVV. Ví dụ, hiện nay ở United Arab Emirates (UAE), không sử dụng GAAP cho DNNVV trong khuôn mẫu báo cáo và cũng không đảm bảo việc áp dụng IFRS cho DNNVV do sự chưa chín muồi của mình trong việc áp dụng một khuôn mẫu báo cáo tài chính và do thiếu hụt kiến thức tiềm năng (ICAEW, 2010).

- Những khó khăn về kiến thức chuyên môn đối với kiểm toán viên, kế toán viên và những người sử dụng thông tin báo cáo tài chính.

Những khó khăn về chuyên môn vốn có trong IFRS cho DNNVV không được phổ biến một cách rộng rãi. Liên quan đến các vấn đề chuyên môn tồn tại với việc thực hiện các IFRS đầy đủ, UNCTAD cho rằng: “Thực tế của IFRS đòi hỏi khả năng chuyên môn thích hợp đối với kiểm toán viên, người sử dụng và cơ quan quản lý. Các quốc gia thực hiện IFRS đối mặt với một loạt vấn đề liên quan đến năng lực, tùy thuộc vào cách tiếp cận” (UNCTAD, 2007a, p. 11). Thực tế của IFRS cho DNNVV cũng được thử thách, bởi vì những hạn chế khả năng của các thị trường tài chính, các tổ chức và cơ quan quản lý khác nhau trên toàn cầu. Mạng lưới kế toán chuyên nghiệp nổi tiếng như PWC (2011), Ernst & Young (2010) và KPMG (2010) chứng minh các vấn đề khó khăn có thể có đối với IFRS cho DNNVV, đó là vấn đề hạn chế năng lực.

- Bên cạnh những khó khăn về chuyên môn đã thảo luận ở trên, cần phải xem xét quan điểm trung thực và hợp lý đối với việc thực hiện các báo cáo khác nhau cho DNNVV theo yêu cầu của IFRS cho DNNVV.

Evans et al. (2005) lập luận rằng nguyên tắc của quan điểm trung thực và hợp lý sẽ không nhất quán giữa các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp khác nhau yêu cầu báo cáo khác nhau theo quy định của IFRS đầy đủ và IFRS cho DNNVV. Hơn nữa, ACCA (2010) chỉ ra rằng trung thực và hợp lý trở nên chủ quan khi trình bày hợp lý được xem như chống lại chế độ báo cáo khác hơn là một khuôn mẫu báo cáo duy

nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra yêu cầu giảm công bố thông tin hoặc công bố khác nhau cho các DNNVV (so với IFRS đầy đủ), chứ không phải là những nguyên tắc ghi nhận và đo lường có thể dẫn đến quan điểm trung thực và hợp lý khác nhau (Evans et al., 2005). ACCA (2010) và KPMG (2010) đã lo ngại về các vấn đề phát sinh từ tác động của những thay đổi trong nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS cho các DNNVV về thuế và lợi nhuận được chia của các DNNVV. KPMG (2010) chỉ ra rằng những thay đổi trong số tiền thuế phải nộp (bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lợi nhuận và luật thuế dựa trên hạch toán kế toán), khả năng chi trả cổ tức; và bồi thường quản lý (dựa vào lợi nhuận ròng hoặc các số liệu tài chính khác) là những tác động có thể có của những thay đổi trong nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS cho DNNVV. Do đó, KPMG (2010) kêu gọi sự cần thiết về việc chuẩn bị kế hoạch trong tương lai đầy đủ nhằm kiểm soát các tác động bất lợi của việc áp dụng IFRS cho DNNVV.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 33)