chủ đạo trong nền kinh tế bao gồm cả việc ra quy định trong lĩnh vực kế toán, cơ quan quản lý nhà nước về kế toán là Bộ Tài Chính. Bộ Tài chính uỷ quyền cho Hội nghề nghiệp thực hiện việc đăng ký và quản lý trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, Hội nghề nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá non trẻ, lực lượng tham gia ít nên chưa phát huy được vai trò tổ chức, hoạt động và chưa hoàn thành chức năng là nơi tập hợp nghiên cứu, phát triển các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp kế toán.
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho các DNNVV là một bộ chuẩn mực phức tạp, có nhiều khái niệm, định nghĩa mới chưa phù hợp với Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp hạch toán nghiệp vụ của chuẩn mực kế toán quốc tế chủ yếu mang tính xét đoán. Vì vậy, yêu cầu những nhà quản lý và đội ngũ nhân viên kế toán phải có trình độ cao, chuyên môn vững.
Trở ngại về ngôn ngữ vì chuẩn mực kế toán quốc tế toàn là tiếng nước ngoài. Đó là phải đọc hiểu được chính xác chuẩn mực kế toán quốc tế, đối chiếu so sánh với cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam để soạn thảo được các chuẩn mực kế toán Việt Nam đạt chất lượng cao, phù hợp với quốc tế mà không gây ngộ nhận, hiểu lầm hay hiểu sai nội dung trong quá trình áp dụng chuẩn mực.
Xây dựng chuẩn mực Việt Nam dựa vào chuẩn mực kế toán quốc tế đòi hỏi các DNNVV ở Việt Nam phải đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để có thể xử lý tự động nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các DNNVV cần phải thiết lập hệ thống và quy trình chặt chẽđể đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán cũng như tăng cường quản lý công tác lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo có được những thông tin chất lượng cao. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam hiện nay đa số là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và bị hạn chế về vốn.
3.2. Định hướng về cách thức hòa hợp Chuẩn mực kế toán dành cho DNNVV của Việt Nam của Việt Nam
Hội nhập toàn cầu là vấn đề quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Để hòa hợp với quốc tế, Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó các DNNVV
cũng áp dụng có chọn lọc từ hệ thống chuẩn mực kế toán chung này. Mặc dù trong quá trình xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại nhưng Việt Nam cũng không từ bỏ con đường phía trước mà luôn cố gắng để tìm ra cách tiếp cận phù hợp với điều kiện riêng của quốc gia nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhưng đây là vấn đề không mấy dễ dàng nếu Việt Nam không vạch ra được những định hướng ban đầu, phương hướng rõ ràng, cụ thể.
Mục tiêu đề ra của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là phải hòa hợp được với quốc tế, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Việt Nam cũng như một số quốc gia khác đều có những đặc điểm riêng nên có những sự lựa chọn riêng cho phù hợp với yêu cầu của mình. Có một số quốc gia áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán dành cho DNNVV. Có một số quốc gia vẫn còn áp dụng chuẩn mực kế toán của quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhưng dù lựa chọn như thế nào thì cũng nhằm mục đích xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán hoàn chỉnh, giảm thiểu khoảng cách giữa quốc gia với quốc tế.
Cùng với những ưu – nhược điểm của các quan điểm đã trình bày trên, để giải quyết vấn đề hòa hợp giữa việc vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho DNNVV với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV trong tiến trình hội nhập toàn cầu, trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài, Việt Nam cần phải thực hiện một số việc theo định hướng sau: