Quan điểm

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 78)

Hiện nay, các DNNVV chiếm số lượng lớn trong toàn bộ các doanh nghiệp của cả nước, các doanh nghiệp này phát triển không ngừng và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần xây dựng đất nước. Chính vì thế mà thông tin của các DNNVV cũng rất quan trọng đối với các đối tượng sử dụng như ban quản trị, nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,… trong việc ra quyết định. Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì không chỉ có những quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong nước mà còn rất có ích cho các đối tượng sử dụng thông tin ở nước ngoài. Đây là điều kiện cần để Việt Nam xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán riêng cho loại hình doanh nghiệp này nhằm cung cấp thông tin minh bạch, phù hợp và có thể so sánh được.

Trong hoạt động kế toán, cùng với quá trình cải cách và hội nhập kinh tế thế giới, nhiều năm qua Việt Nam cũng đã có những thay đổi, cải cách đáng kể về hệ thống khung pháp lý. Đó là lần đầu tiên Nhà nước ban hành Pháp lệnh Kế toán và Thống kê vào năm 1988, ban hành Luật Kế toán vào năm 2003, tiếp theo đó là ban hành 26 chuẩn mực kế toán trong giai đoạn 2001 – 2006 và ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vào năm 2006, trong đó có ban hành chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC dành riêng cho các DNNVV. Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC này thì các DNNVV ở Việt Nam áp dụng có chọn lọc hệ thống chuẩn mực kế toán chung của quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vẫn chưa được xem xét cập nhật để phù hợp với các nội dung thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam còn non trẻ, lực lượng tham gia chưa nhiều; trở ngại về ngôn ngữ, hạn chế về chuyên môn, cơ sở hạ tầng về kế toán còn thấp,… Đó là những điều kiện chưa đủ

Việt Nam cần phải hoàn thiện để xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán dành riêng cho các DNNVV hiện nay.

Từ những điều kiện cần và đủ đã được phân tích trên có thể hình thành các quan điểm sau:

- Quan điểm kế thừa:

Xây dựng Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV riêng dựa trên Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã có sẵn, lược bỏ một số chuẩn mực không phù hợp với loại hình doanh nghiệp này.

Khi xây dựng Hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV theo quan điểm này thì sẽ có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, dựa vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đang áp dụng nên không có những thay đổi đáng kể về việc soạn thảo, ban hành chuẩn mực mới nên đảm bảo khung pháp lý thống nhất với khung pháp lý hiện hành, không cần thay đổi, cải cách lại.

Thứ hai, khung pháp lý đầy đủ về kế toán vẫn được đảm bảo đối với các doanh nghiệp, không thay đổi về Luật kế toán, các thông tư, văn bản pháp luật cũng như chuẩn mực hiện tại.

Thứ ba, không có những thay đổi, bổ sung mới nên công tác quản lý của Nhà nước về kế toán cũng như xem xét việc tuân thủ chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi.

Thứ tư, việc dựa trên chuẩn mực chung của quốc gia để ban hành chuẩn mực riêng cho các DNNVV sẽ không tốn chi phí soạn thảo, chi phí chuyển đổi, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhưđào tạo lại nguồn nhân lực.

Thứ năm, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực hiện hành, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách và hệ thống báo cáo như các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước sẽ không tạo áp lực cho những người làm công tác kế toán.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc thực hiện theo quan điểm này cũng có một số nhược điểm như:

Việc áp dụng có chọn lọc từ hệ thống chuẩn mực kế toán chung của quốc gia, trong đó các DNNVV không áp dụng một số chuẩn mực kế toán hoặc một số chuẩn

mực kế toán được áp dụng không đầy đủ có thể sẽ làm giảm tính hệ thống và nhất quán của chuẩn mực kế toán với các chính sách kế toán đang áp dụng ở các doanh nghiệp.

Các DNNVV là các doanh nghiệp có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù như vốn ít, quy mô nhỏ nên phạm vi đối tượng sử dụng thông tin tài chính DNNVV cung cấp tương đối hẹp, chủ yếu là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, một số nhà đầu tư và chủ nợ. Nhu cầu thông tin của họ chưa cao, không đòi hỏi chặt chẽ như các doanh nghiệp lớn. Do đó, việc các DNNVV áp dụng các chuẩn mực kế toán chung có thể dẫn đến thông tin mang tính dàn trải không tập trung cho nhóm đối tượng chủ yếu này.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng hài hòa các quy định, chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán quốc tế, Việt Nam đi theo con đường này sẽ không nắm bắt được những cơ hội mới từ những nhà đầu tư nước ngoài, chất lượng thông tin chưa được đảm bảo nên cánh cửa hội nhập toàn cầu sẽ không phù hợp cho các DNNVV. Mặt khác, muốn đáp ứng được xu thế hội nhập thì phải tốn chi phí chuyển đổi thông tin tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, hệ thống chuẩn mực quốc gia không được cập nhật, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với quốc tế. Điều này khiến cho chuẩn mực Việt Nam bị lạc hậu, không thể hòa hợp được với các quốc gia trên thế giới.

- Quan điểm hiện đại:

Xây dựng Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng riêng cho DNNVV dựa vào Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS for SME). Theo quan điểm này thì sẽ có những ưu điểm như:

Đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới nhanh chóng. Xây dựng trên quan điểm này Nhà nước sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí soạn thảo, ban hành, sửa đổi và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia cho phù hợp với quốc tế. Đồng thời, giảm được chi phí duy trì chuẩn mực của quốc gia.

Không tốn kém những khoản chi phí chuyển đổi thông tin tài chính từ chuẩn mực quốc gia sang chuẩn mực của quốc tế.

Chất lượng thông tin báo cáo tài chính được nâng cao, phù hợp với thông lệ của quốc tế. Do đó dễ dàng thu hút được những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiếp cận được thị trường vốn toàn cầu.

Chuẩn mực kế toán quốc tế không có những hướng dẫn cụ thể, chủ yếu dựa vào tính xét đoán nghề nghiệp nên sẽ góp phần nâng cao tư duy, chuyên môn của những người làm công tác kế toán. Hệ thống chuẩn mực quốc tế được ban hành nhằm phục vụ cho tất cả các quốc gia trên toàn cầu nên không thể có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng chuẩn mực. Điều kiện của mỗi quốc gia mỗi khác nhau, có những đặc điểm riêng nên quá trình xử lý thông tin cũng khác nhau nên chuẩn mực quốc tế cho phép các quốc gia có quyền xét đoán, trong cùng một nghiệp vụ nhưng mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những cách xử lý vấn đề khác nhau dựa vào xét đoán của quốc gia đó. Mặc dù vậy nhưng sẽ giúp cho đội ngũ nhân viên phải tự suy nghĩ, nâng cao khả năng sáng tạo, có kinh nghiệm trong công việc.

Thu hẹp khoảng cách nghề nghiệp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đồng thời, cũng làm giảm khoảng cách hòa hợp giữa chuẩn mực Việt Nam và quốc tế. Việt Nam tiếp cận hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ tiếp cận được những phương pháp kế toán từ chuẩn mực này, tiêu biểu là tính xét đoán, giúp nâng cao được chuyên môn nghề nghiệp kế toán. Qua đó, Việt Nam thường xuyên cập nhật những chuẩn mực mới của quốc tế sẽ giúp cho khoảng cách hòa hợp ngày càng được rút ngắn hơn.

Học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới, tránh được những sai lầm mà các quốc gia này đã vấp phải. Một số nước trên thế giới áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV ngay từ những ngày đầu mới được ban hành như các nước trong Khối Liên minh Châu Âu (Bosnia, Estonia, Macedonia, Switzerland, United Kingdom, Ireland), Hong Kong, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Sri Lanka,… Những nước đi đầu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn khi mà hệ thống chuẩn mực này quá phức tạp và yêu cầu quốc gia phải có hệ thống pháp lý hoàn thiện, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao,… Việt Nam là quốc gia đi con đường này chậm hơn so với các quốc gia khác trên thế giới nên sẽ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ các nước này.

Ngoài những ưu điểm trên thì cũng có một số nhược điểm sau đây:

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)