0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số kiến nghị để thực hiện các định hướng trên

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 91 -91 )

Bộ Tài chính nên rà soát lại và hoàn thiện nội dung các chuẩn mực kế toán đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung những phần chưa thống nhất giữa các chuẩn mực. Trong quá trình hoàn thiện các chuẩn mực này cũng cần phải tính đến việc cập nhật những thay đổi mới nhất trong nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời, phải liên tục thực hiện việc nghiên cứu và cập nhật chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như các tài liệu có liên quan khác.

Bộ Tài Chính đảm nhận việc soạn thảo, ban hành chuẩn mực kế toán và ban hành những nghịđịnh, thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực nhưng lại không có chuyên môn về kế toán như các tổ chức nghề nghiệp, Hội nghề nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của Hệ thống chuẩn mực kế toán được ban hành và khả năng vận dụng của các DNNVV. Do đó, trong tương lai Việt Nam cần có cơ chế khác thích hợp hơn, giải quyết đúng đắn trách nhiệm và thực hiện chức năng đối với Bộ Tài chính, các tổ chức nghề nghiệp và Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo, ban hành và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung và chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV nói riêng.

- Đối với Hội nghề nghiệp:

Trước mắt, Hội nghề nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu và đưa ra nhiều sáng kiến trong lĩnh vực kế toán, trong đó có những sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện về chuyên môn nghề nghiệp, thống nhất nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp và thừa nhận chứng chỉ hành nghề. Tiếp theo đó, Hội nghề nghiệp cũng cần phải đổi mới về công tác nhân sự, phương thức và nội dung hoạt động để làm tốt chức năng là nơi tập hợp, nghiên cứu, phát triển và kiểm soát các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp hỗ trợ cho quá trình hòa hợp với quốc tế.

Hội nghề nghiệp cũng phải nỗ lực thể hiện vai trò tích cực tạo lập diễn đàn, tổ chức những buổi hội thảo để cung cấp những thông tin mới, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi những vướng mắc nghề nghiệp để những người quan tâm nâng cao tầm hiểu biết về chuyên môn cũng như góp phần nâng cao vị thế cho nghề nghiệp kế toán quốc gia. Bên cạnh đó cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho những kế toán viên, người hành nghề kế toán và những người tham gia đam mê kế toán cùng sinh hoạt. - Đối với các tổ chức nghiên cứu đào tạo:

Những tổ chức đào tạo cần phải thay đổi cách giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đó là không nên dạy bám vào chuẩn mực, chếđộ kế toán quốc gia mà phải kết hợp giảng dạy những vấn đề khoa học với việc so sánh đánh giá những ưu - nhược điểm, những điểm hợp lý - bất hợp lý, những quy định của Việt Nam với quốc tế và đưa ra những giải pháp khi vận dụng cùng với những ý kiến đề xuất nhằm giúp cho sinh viên phát triển được tư duy và nâng cao khả năng xét đoán. Các tổ chức đào tạo cũng nên áp dụng giáo trình Tiếng Anh vào trong công tác giảng dạy kế toán để nâng cao khả năng thích nghi với những chuẩn mực kế toán quốc tế.

Như vậy để đạt được mục tiêu đã đề ra, các chuyên gia kế toán của Việt Nam từ Bộ Tài Chính, Hội nghề nghiệp, các tổ chức nghiên cứu đào tạo cần phải hợp tác về mặt chuyên môn để thảo luận, bàn bạc nhằm xây dựng bổ sung thêm những chuẩn mực kế toán phù hợp cho các DNNVV ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hòa hợp là một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Dù hệ thống chuẩn mực kế toán cho các DNNVV chưa thực sự được xây dựng hoàn thiện, vẫn còn áp dụng dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán chung của quốc gia. Nhưng với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để tìm ra những hướng đi đúng đắn, Việt Nam đã xác định được những quan điểm cụ thể, rõ ràng, từng bước hòa mình vào xu hướng chung của quốc tế. Đó là, Việt Nam nên xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV theo quan điểm tiếp tục kế thừa hệ thống chuẩn mực kế toán chung của quốc gia và loại bỏ những chuẩn mực không phù hợp. Hay theo quan điểm hiện đại, xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Viêt Nam áp dụng cho DNNVV dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV. Mỗi quan điểm đều có những ưu – nhược điểm riêng của nó. Và từđó, chúng ta xây dựng được những định hướng cụ thể để hoàn thiện hơn về mọi mặt. Ngoài những định hướng trước mắt như sửa đổi những chuẩn mực chưa phù hợp, những chuẩn mực đã ban hành nhưng chưa đi vào thực tiễn; bổ sung những chuẩn mực kế toán của quốc tế mà Việt Nam chưa cập nhật kịp thời; loại bỏ những chuẩn mực quá phức

tạp đối với các DNNVV ở Việt Nam; ban hành những thông tư hướng dẫn cụ thể việc áp dụng chuẩn mực, chếđộ kế toán cho các DNNVV hiện nay; nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý của các cơ quan, ban ngành. Về lâu dài, Việt Nam cần phải hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ về kế toán; sửa đổi những yêu cầu pháp lý cho phù hợp với nhu cầu thực tại; xây dựng lộ trình cụ thể, giám sát chặt chẽ việc thực thi; tiến hành xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các DNNVV theo thông lệ quốc tế; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cũng như nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các tổ chức đào tạo và Hội nghề nghiệp. Và một định hướng không kém phần quan trọng, đó là thay đổi cơ quan ban hành và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, cần giao phó cho tổ chức có chuyên môn đảm nhận như Hội nghề nghiệp.

Đểđạt được mục tiêu hòa hợp như mong muốn trong thời gian nhanh nhất, Việt Nam cần phải thực hiện ngay những quan điểm và định hướng trên.

KT LUN

Các DNNVV ngày càng phát triển và có những đóng góp to lớn trong nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến loại hình doanh nghiệp này. Nhà nước đã ban hành Chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC dành riêng cho các DNNVV. Nhưng hiện nay, xu hướng này đã không còn phù hợp nữa mà Việt Nam cần phải chủ động trong việc hoàn thiện pháp lý, nâng cao cở sở hạ tầng kế toán, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn,… để có thể xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV phù hợp với quốc tế nhằm cung cấp thông tin có chất lượng cao, minh bạch, có thể so sánh được, trung thực và hợp lý cũng như đáp ứng được nhu cầu hòa hợp với quốc tế theo lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho DNNVV chủ yếu được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũ, chưa được cập nhật, bổ sung mới. Trong khi đó, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV được sửa đổi, bổ sung và thay thế liên tục để phù hợp với điều kiện của các quốc gia. Vì thế, Việt Nam cũng phải cập nhật để đảm bảo các chuẩn mực không bị lac hậu, có thể vận dụng vào trong thực tiễn và hội nhập được với quốc tế.

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã không ngừng cố gắng nghiên cứu, nỗ lực học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như tìm kiếm hướng đi phù hợp trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các DNNVV phù hợp với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải xem xét, lựa chọn những chuẩn mực quốc tế và xây dựng chuẩn mực của quốc gia phù hợp với đặc điểm riêng của mình.

Qua đó, Việt Nam đã đề ra những lộ trình, quan điểm có thể thực hiện được, nêu ra ưu – nhược điểm cụ thể của từng quan điểm để xem xét, chọn lựa con đường đúng đắn, phù hợp nhất để tiến hành xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán riêng cho DNNVV của quốc gia. Từ những quan điểm đó, một số định hướng đã được đề ra nhằm mục đích có thể giải quyết vấn đề này, giúp nguyện vọng hòa hợp với quốc tế

của Việt Nam được thực hiện nhanh chóng và thành công. Các định hướng này được trình bày chủ yếu về xây dựng, hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý hiện nay, cơ cấu lại cơ quan ban hành chuẩn mực, nâng cao cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho quá trình này.

Mặc dù, con đường hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, tiếp cận với ngôn ngữ chung của thế giới vẫn còn rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng chắc chắn rằng, đó sẽ là con đường đúng đắn và hợp lý nhất trong tương lai.

Với mức độ nhận thức của cá nhân còn nhiều hạn chế, mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽđóng góp được một phần công sức vào con đường phát triển kế toán Việt Nam nói chung và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV nói riêng. Trong quá trình thực hiện, luận văn này cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô đểđề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài Chính, 2006. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành Chếđộ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Chính phủ, 2008. Nghị định 118/2008/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

3. Chính phủ, 2009. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Chu Thị Thủy, 2013. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi hội nhập. Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương).

http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/soct/Pages/Co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-doanh- nghiep-nho-va-vua-khi-hoi-nhap.aspx

5. Chúc Anh Tú, 2010. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạp chí Kiểm toán.

6. Đỗ Thị Ngân, 2012. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏở thị xã Sơn Tây. Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.

7. Đoàn Xuân Tiên, 2009. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.

http://www.dinhgia.com.vn/?artid:461:He-thong-chuan-muc-ke-toan-Viet-Nam:- Nhung-van-de-can-tiep-tuc-hoan-thien.html

8. Mai Ngọc Anh, 2011. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam.Tạp chí Kiểm toán số 2/2011.

http://web.kiemtoannn.gov.vn:90/beta/153-1-ndt/chuan-muc-ke-toan-ap-dung-cho-cac- doanh-nghiep-nho-va-vua-theo-thong-le-quoc-te-va-dinh-huong-van-dung-o-viet- nam.sav

9. Tạ Phúc Đường, 2008. Chính sách phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chuyên đề tốt nghiệp. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

10. Tăng Thị Thanh Thủy, 2009. Quá trình hòa hợp – hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam. Luận án thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

11. Trần Phương Thủy, 2012. Công tác lập Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khảo sát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng.

12. Trần Quốc Thịnh, 2012. Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Kiểm toán số 3/2012.

13. Trình Quốc Việt, 2009. Đề xuất chiến lược hội nhập kế toán quốc tế cho Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

14. Võ Văn Nhị & Lê Hoàng Phúc, 2011. Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển. Tạp chí Kiểm toán số 12/2011.

15. Vũ Thị Thanh Phương, 2008. Giải pháp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

16. Aamir, S. & Farooq, U., 2010. Assessing the Preparedness of Small and Medium-sized Entities in Sweden to Adopt International Financial Reporting Standard (IFRS) for Small and Medium-sized Entities (SMEs).

17. Albu C. Nicolae & Albu, N., 2010. The context of the possible IFRS for Smes implementation in Romania - An exploratory study.

18. Albu C. Nicolae, 2010. IFRS for SMEs in Europe – Lessons for a Possible Implementation in Romania.

19. Dalberg & et al., 2011. Report on Support to SMEs in Developing Countries Through Financial Intermediaries.

20. European commission – Directorate-general for the internal market and services, 2010. Summary report of the responses received to the commission's consultation on the international financial reporting standard for small and medium-sized entities.

21. IASB, 2009. International Financial Reporting Standard (IFRS) for Small and Medium-sized Entities (SMEs).

22. Madawaki, A., 2012. Adoption of International Financial Reporting Standards in Developing Countries: The Case of Nigeria.

23. Marcellan, M., 2009. A guide through IFRS for Small and Medium-Sized Entities (SMEs).

24. Pandya M. Viral, 2012. Comparative analysis of development of SMEs in developed and developing countries.

25. Pasekova, M., Mullerova, L., Strouhal, J., Chyzhevska, L., 2010. IFRS for SMEs: Challenge for Emerging Countries? Case of Czech Republic and Ukraine. 26. Perera, D. & Chand, P., 2012. Issues in the Adoption of International Financial

Reporting Standards (IFRS) for Small and Medium-Sized Enterprises (SMEs). 27. Philip, M. et al., 2011. Assessing the challenges of adopting IFRS by SMEs in

Uganda.

28. Ram, R. Devi, 2012. Development of the International Financal Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities.

29. Stainbank, L., 2008. The development of financial reporting for smes in south africa: implications of recent and impending changes.

30. Strouhal, J., Mullerova, L., Cardova, Z. & Pasekova, M., 2009. National and International Financial Reporting Rules: Testing the Compatibility of Czech Reporting from the SMEs Persprective.

PH LC

Phụ lục 1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực

Quốc gia/

Khu vực Phân loi DNNVV

Số lao động

bình quân Vn đầu tư Doanh thu

A. Nhóm các nước phát triển

1. Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Không quy định 2. Nhật - Đối với ngành sản xuất - Đối với ngành thương mại - Đối với ngành dịch vụ 1-300 1-100 1-100 ¥ 0-300 triệu ¥ 0-100 triệu ¥ 0-50 triệu Không quy định 3. EU Siêu nhỏ Nhỏ Vừa < 10 < 50 < 250 Không quy định Không quy định < €7 triệu < €27 triệu 4. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy

định Không quy định 5. Canada Nhỏ Vừa < 100 < 500 Không quy định < CDN$ 5 triệu CDN$ 5 -20 triệu 6.New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định 7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy

định

Không quy định 8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu

B. Nhóm các nước đang phát triển

1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy định < Baht 200 triệu Không quy định 2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu 3.Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5-60 triệu Không quy định 4. Indonesia Nhỏ và vừa Không quy

định

< US$ 1 triệu < US$ 5 triệu 5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy

định

Không quy định C. Nhóm các nước kinh tếđang chuyển đổi

1. Russia Nhỏ Vừa 1-249 250-999 Không quy định Không quy định 2. China Nhỏ Vừa 50-100 101-500 Không quy định Không quy định 3. Poland Nhỏ

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 91 -91 )

×