Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 25)

Chuẩn mực kế toán quốc tếđược ban hành lần đầu tiên vào năm 1975 bởi IASC. Trong thời gian từ năm 1973 - 2000, IASC đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tếđược đánh số từ 1 đến 41 (một số chuẩn mực kế toán quốc tế bị thay thế hay loại bỏ nhưng IASC không đánh số lại).

Những thông tin kế toán rõ ràng, minh bạch dẫn đến việc quản lý một doanh nghiệp thành công, không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ đã được chấp nhận một cách rộng rãi (EC, 2012). Nói chung, các DNNVV được miễn yêu cầu kiểm toán theo luật định và đưa ra những chuẩn mực kế toán đơn giản (International Finance Corporation (IFC), 2011). Các IFRS đầy đủ được áp dụng cho các đơn vị có trách nhiệm đại chúngkhai, có một vài vấn đề phức tạp trong việc áp dụng IFRS đầy đủ

cho các DNNVV. Do đó, việc đơn giản hóa các chuẩn mực kế toán là cần thiết, phù hợp cho các DNNVV và được ủng hộ rộng rãi bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, IASB ban hành các IFRS cho DNNVV vào tháng 7 năm 2009 với ý định sẽđược áp dụng cho các DNNVV trên toàn cầu.

Phải thừa nhận rằng IFRS nâng cao khả năng so sánh thông tin tài chính của các đơn vị khác nhau trên toàn thế giới (IASB, 2009b). Không giống như các đơn vị có trách nhiệm đại chúng, chứng khoán được giao dịch trong thị trường vốn, DNNVV thường không có trách nhiệm trình bày thông tin tài chính chất lượng cao và có thể so sánh được cho người sử dụng. Tuy nhiên, IASB cho rằng DNNVV sẽ có lợi bằng việc có thể tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng đa quốc gia cạnh tranh về tài chính nếu báo cáo tài chính giữa các quốc gia có thể so sánh được. Mục tiêu chính của việc giới thiệu chuẩn mực này là cung cấp sự nới lỏng của báo cáo tài chính và giảm gánh nặng hành chính của các đơn vị không có trách nhiệm đại chúng nhưng có mục đích chung là chuẩn bị báo cáo tài chính cho người sử dụng ở bên ngoài. IASB tin rằng phiên bản đơn giản này sẽ phản ánh nhu cầu của người sử dụng báo cáo tài chính và cân nhắc chi phí - lợi ích cho các DNNVV (IASB, 2009b).

IFRS cho DNNVV là một phiên bản đơn giản của IFRS đầy đủ và chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cơ bản của IFRS đầy đủ (IASB, 2009b). Tuy nhiên, IFRS cho DNNVV là một tài liệu độc lập, với cấu trúc hợp lý gồm 35 chuẩn mực. IFRS cho DNNVV tiếp cận với những thông tin đã giảm đáng kể khoảng 300 điều khoản, so với IFRS đầy đủ là 3000 điều khoản. Chuẩn mực này dựa trên sự ghi nhận và nguyên tắc đo lường đơn giản với một số chính sách kế toán dễ dàng. Một số vấn đềđã được bỏ qua cho IFRS cho DNNVV, đó là những vấn đề không liên quan đến DNNVV (ví dụ như thu nhập trên mỗi cổ phần, báo cáo tài chính tạm thời, báo cáo bộ phận và kế toán đối với tài sản giữ lại để bán), và cân nhắc cụ thể hơn cho các DNNVV (ví dụ như báo cáo tài chính kết hợp, vấn đề ban đầu của cổ phiếu hay các dụng cụ mua, bán quyền chọn, quyền lợi và bảo đảm về vốn hoặc phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu chia tách) (IASB, 2009b).

Việc đơn giản hóa các nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS cho DNNVV tương phản với IFRS đầy đủ trong một số phần của IFRS cho DNNVV. Ví dụ: Hạch

toán kế toán theo Chuẩn mực số 19 “Hợp nhất kinh doanh và Lợi thế thương mại” trong IFRS cho DNNVV khác nhau so với IFRS 3 “Hợp nhất kinh doanh” một cách đáng kể. Theo IFRS 3, Lợi thế thương mại và tài sản vô hình khác với thời gian sử dụng nhất định được xem xét đến vấn đề hư hỏng và không được khấu hao. Ngược lại, lợi thế thương mại và tài sản vô hình được khấu hao theo thời gian sử dụng trong IFRS cho DNNVV. Nếu thời gian sử dụng không thể ước tính được thì được quy định là 10 năm (Ernst & Young, năm 2010; IASB, 2009a).

Chuẩn mực 15 của IFRS cho DNNVV “Đầu tư trong liên doanh” cho phép quan tâm đến các đơn vịđồng kiểm soát được hạch toán theo mô hình chi phí (nếu báo giá được công bố không có sẵn), phương pháp vốn chủ sở hữu và mô hình giá trị hợp lý. Ngược lại, chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 31 “Vốn góp liên doanh” cho phép chỉ một trong hai phương pháp hợp nhất tương ứng hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu được sử dụng trong kế toán hợp nhất (Ernst & Young, 2010; IASB, 2009a).

Việc ghi nhận và đo lường theo quan điểm của thuế đã được đưa vào các IFRS cho DNNVV (Sections 29, Income Tax) và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi lại theo IFRS cho DNNVV với định giá bù đắp các khoản phụ cấp, không được quy định trong IFRS (IAS 12 Income Tax) (Ernst & Young, 2010; IASB, 2009a).

IFRS cho DNNVV là một bộ chuẩn mực đầy đủ bao gồm các nguyên tắc kế toán dựa trên bộ IFRS hiện hành. IFRS cho DNNVV được đơn giản hoá để phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của DNNVV. Nhiều phần hành kế toán và các thuyết minh báo cáo tài chính trong DNNVV không cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính nên bộ chuẩn mực này không đề cập đến các vấn đề như:

- Lãi trên cổ phiếu;

- Báo cáo tài chính giữa niên độ; - Báo cáo bộ phận;

- Bảo hiểm (vì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm không được phép sử dụng chuẩn mực này);

Chuẩn mực này cũng bao gồm các quy định về chuyển đổi, quy định này cũng cho phép tất cả các miễn trừ theo chuẩn mực IFRS 1 - Lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

Các doanh nghiệp áp dụng IFRS cho DNNVV thì phải áp dụng một cách đầy đủ mà không được phép áp dụng lẫn lộn giữa IFRS đầy đủ và IFRS cho DNNVV. IFRS cho DNNVV bao gồm các nguyên tắc kế toán nền tảng giống như IFRS đầy đủ nhưng được đơn giản hóa để phù hợp hơn với DNNVV. IFRS cho DNNVV bao gồm các yêu cầu đối với sự phát triển và áp dụng các chính sách kế toán khi thiếu các hướng dẫn đối với các nghiệp vụ phát sinh đặc biệt. Các doanh nghiệp có thể không yêu cầu xem xét vấn đề này. Kết quả của sự đơn giản hóa đó là một vài vấn đề của IFRS đầy đủ được lược bỏ bởi vì ở các loại hình DNNVV không phát sinh các nghiệp vụ này; đơn giản trong việc ghi nhận và đo lường các nguyên tắc kế toán theo IFRS đầy đủ; sự công bố về bản chất; thuật ngữđơn giản và giải thích rõ ràng. Kết quả của sựđơn giản này là IFRS cho DNNVV yêu cầu các DNNVV tuân thủ ít hơn 10% so với yêu cầu kế toán cho các doanh nghiệp niêm yết.

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV gồm 35 chuẩn mực cụ thể với mục đích cung cấp các quy định và nguyên tắc trong việc lập và trình bày BCTC đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng bên trong nội bộ doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như các chủ nợ, các nhà đầu tư,… (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 25)