Khó khăn từ phía bản thân sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 59)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Khó khăn từ phía bản thân sinh viên

giáo viên hướng dẫn, nên việc giám sát, hỗ trợ, kết nối giữa giáo viên hướng dẫn và sinh viên còn nhiều vấn đề đặt ra.

2.2.3. Khó khăn từ phía bản thân sinh viên trong quá trình thực hành, thực tập thực tập

51

Bên cạnh những khó khăn nêu trên thì khó khăn từ phía bản thân sinh viên cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công tác xã hội tại cơ sở. Nhằm tìm hiểu những khó khăn này người nghiên cứu cũng đưa ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu khó khăn từ phía bản thân sinh viên thường gặp phải. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Nhóm khó khăn từ phía bản thân sinh viên

Đơn vị tính: % STT Các khó khăn Các mức độ ảnh hƣởng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1 Thiếu kiến thức thực hành 38,8 26,1 19,5 15,6 2 Luôn quyết tâm nhưng không thực

hiện được

50,4 24,1 15,5 10

3 Tự ti và nghĩ mình không làm được 34 27,5 20 18,5 4 Không năng động và thiếu tự giác 23,1 57,1 10,9 8,9 6 Không đam mê và hứng thú với

ngành học

12 68,1 7,7 12,2

7 Không có ý định gắn bó với nghề đào tạo

40,9 18,8 31,7 8,6

8 Dễ bị chi phối với những hoạt động khác

26,3 37,2 16,2 20,3

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

52

Qua bảng số liệu cho thấy các mức độ ảnh hưởng đến những khó khăn từ phía bản thân các bạn sinh viên với các mức độ là khác nhau. Có 50,4% ý kiến các bạn thường xuyên luôn quyết tâm nhưng không thực hiện được. Khi học các bạn rất hứng thú và mong muốn được đi thực hành, thực tập để được tận mắt thấy, tai nghe, trực tiếp làm và được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp vấn đề trong cuộc sống mà không tự họ giải quyết được. Nhưng khi bắt tay vào công việc các em thấy không dễ như các em nghĩ. “Các em cảm thấy bất lực và nản trí vì ngay đến cả cán bộ - kiểm huấn viên

tại cơ sở còn không giải quyết được hoặc họ chưa sẵn sàng đón nhận những kiến thức được coi là chuyên nghiệp, mang tính khoa học của nghề Công tác xã hội vì họ vẫn mang nặng tư tưởng kinh nghiệm làm việc của bản thân là quan trọng hơn cả” (Tr.T.G sinh viên K61). Suy nghĩ này dẫn đến thực trạng

các em chỉ dừng lại ở giai đoạn tiếp cận thân chủ, nhận diện vấn đề mà chưa thể lên kế hoạch hay giúp đỡ cho họ tự mình vươn lên. Các bạn sinh viên ghi chép trong nhận kí thực hành, thực tập của mình là. “Hôm nay mình dạy rèn

chữ cho thân chủ, dạy tô chữ, nhận biết các màu, và biết phân biệt các hình tròn, vuông, hình chữ nhật...” (Ng.T.M Giáo viên thực hành) điều này là do

không phải sinh viên nào cũng biết cách vận dụng những kỹ năng, những lý thuyết những công cụ can thiệp để trợ giúp cho thân chủ của mình có 38,8% ý kiến các bạn sinh viên thường xuyên thiếu kiến thức thực hành điều đó cũng dẫn đến việc các bạn sẽ không tự tin trong việc giải quyết vấn đề cho thân chủ. Có 34% ý kiến các bạn sinh viên được hỏi còn tự ti và nghĩ mình không làm được, “Khi gặp những thân chủ có vấn đề vượt ngoài khả năng

của sinh viên nên các em dừng lại và mong muốn chuyển hoặc tiếp cận một thân chủ mới vì thân chủ mà các bạn tiếp cận họ không chịu dành thời gian hoặc có hỏi họ cũng không trả lời” (Ng.V.Tr sinh viên K61). Bên cạnh đó, có

53

một cơ sở thực hành, khi sinh viên tới cơ sở thực hành để tiếp cận với thân chủ của mình thì các em vẫn đang ngủ nên phải đợi tới hơn 14h chiều. “Vì

các em ở đây mang trong mình căn bệnh thế kỷ là sự thiệt thòi lớn nên chủ yếu các em chỉ ăn, ngủ, chơi, vì thế cứ để cho các em ngủ thoái mái Đến khi các em thức chúng em phải năn nỉ, để các em có thể tham gia vào buổi vui chơi. Nhiều em chống đối không thích tham gia, phá bĩnh, thế là lần sau em không tự tin rằng mình sẽ làm được điều gì đó cho thân chủ là các em nữa”

(L.T.H sinh viên K60). Có 26,3% ý kiến các bạn sinh viên dễ bị chi phối với những hoạt động khác, cho nên các em mong muốn được sự hợp tác của các kiểm huấn viên tại cơ sở cùng tham gia trong quản lý, giám sát các em thì việc can thiệp trợ giúp mang tính chất của ngành Công tác xã hội từ các bạn sinh viên đối với các em sẽ có hiệu quả hơn.

Một số bạn sinh viên học đến năm thứ II nhưng vẫn có ý định thi lại đại học do em nhận thấy ngành này khó xin việc. “Mọi người vẫn nghĩ em đi

học ở trường ĐHSP HN thì nên em sẽ thành giáo viên còn học Công tác xã hội sau này không biết em sẽ làm gì ?”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến

việc các em sinh viên thường xuyên không có ý định gắn bó với nghề đào tạo với 40,9%. Bên cạnh đó, một số các bạn sinh viên không tập trung vào thực hành, thực tập là do không có ý định gắn bó với nghề đạo tạo với tỷ lệ 40,9%. Chính vì vậy các em không dành thời gian hoặc tập trung trong quá trình thực hành, thực tập hoặc nếu có cũng chỉ mong cho qua. “Chúng em không phân

biệt được đâu là nhiệm vụ/vai trò của nhân viên Công tác xã hội và đâu là nhiệm vụ/vai trò của một người dạy kèm” (Đ.T.B.T sinh viên K62).

Thực trạng này cho thấy những vấn đề khó khăn nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ của sinh viên đối với học phần thực hành, thực tập mà còn tác động đến chất lượng đào tạo của ngành Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN hiện nay.

54

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)