Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 36)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trường ĐHSP HN là một trong những trường đại học sớm nhất ở nước ta được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân khoa học ngành Công tác xã hội theo Quyết định số 08-QĐ/BGDĐT-ĐH&SĐH, ngày 6/1/2004.

Nhiệm vụ đào tạo ngành Công tác xã hội của Trường là đào tạo cử nhân Công tác xã hội trình độ đại học trên cơ sở chương trình đào tạo được Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt (mã ngành đào tạo:609) căn cứ Quyết định số:25/2005/QĐ-TTg ngày 27/01/2005 và Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Khoa Công tác xã hội, trường ĐHSP HN được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 2011 với chức năng đào tạo Đại học ngành Công tác xã hội với 3 tổ bộ môn: tổ Cơ sở Công tác xã hội, tổ An sinh xã hội và Phát triển Cộng đồng và tổ Công tác xã hội với trẻ em và Gia đình. Đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy hiện nay của Khoa là 25 người trong đó có 3 Tiến sĩ, 20 thạc sĩ (9 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước, có 4 người đang chuẩn bị bảo vệ Tiến sĩ) và 3 cử nhân đang học cao học. Hầu hết cán bộ của khoa là những cán bộ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết, có kiến thức nền tảng vững chắc được đào tạo cơ bản và được nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó còn có đội ngũ các GS, PGS, TS, giảng viên các chuyên ngành gần như Tâm lý học, Xã hội học ở các khoa khác của trường ĐHSP HN tham gia vào các hoạt động của khoa. Cơ cấu phân công nhiệm vụ 15 giảng viên dạy lý thuyết

28

đảm nhận việc giảng dạy lý thuyết cho sinh viên, 6 giảng viên chuyên đảm nhận những hoạt động thực hành và đảm trách về hướng dẫn nội quy, quy chế thực hành thực tập cho sinh viên các khoá.

Hiện nay, khoa đã và đang đào tạo được 07 khóa sinh viên hệ chính quy, trong đó đã có 3 khóa sinh viên (K57, K58, K59) tốt nghiệp ra trường với tổng số sinh viên là 172 sinh viên. Khoa Công tác xã hội hiện đang có 4 khóa đào tạo hệ chính quy với 325 sinh viên. Bên cạnh đó, khoa cũng đã và đang đào tạo được khoảng 2000 học viên là cán bộ ở cấp xã phường ở các địa phương trên phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)