Khó khăn trong thực hành,thực tập

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 52)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Khó khăn trong thực hành,thực tập

Học tập, nghiên cứu và thực hành, thực tập Công tác xã hội là hoạt động chủ đạo của các bạn sinh viên khi còn học ở giảng đường đại học. Sinh viên trải qua các đợt thực hành trong mỗi học kì, khi thực hành các em phải đảm bảo đủ điều kiện đó là đạt yêu cầu học phần lý thuyết của môn đó. Theo nghiên cứu và quan sát, phần lớn thời gian của các bạn sinh viên đều dành cho việc nghiên cứu và tham gia các hoạt động thực hành, thực tập tại cơ sở. Nhưng vì là học tín chỉ nên các em không thể dừng học ở trên giảng đường để đi thực hành. Buổi sáng các em học tín chỉ ở trường, buổi chiều lại xuống cơ sở thực hành, trong khi khối lượng các môn học ở trên lớp là rất nhiều. Ngoài ra, các em còn phải tự học ở nhà với mức độ yêu cầu cao như phải làm bài, viết tiểu luận và báo cáo trên lớp. Trong quá trình thực hành, thực tập tại cơ sở, sinh viên chủ động về phương tiện như: tự đi xe buýt hoặc xe ôm tới các cơ sở thực hành. Một số cơ sở ở xa trường học và thời gian tiếp nhận cho sinh viên vào thực hành, thực tập trùng với thời gian các em học lý thuyết, nên các bạn khó tập trung vào thực hành vì luôn phải phân bổ thời gian làm sao cho hợp lí. Chưa kể đến, những lần triển khai thực hành, thực tập các em cũng phải chuẩn bị về kinh phí, mặc dù nhà trường cũng có hỗ trợ một phần nhỏ nhưng với sinh viên xuất thân từ nông thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài việc học còn phải đi làm thêm ngay từ năm thứ nhất. Với cường

44

độ học lý thuyết ở trên lớp và thời gian thực hành, thực tập tại cơ sở nên tác giả đã đặt ra câu hỏi: Xin các bạn hãy cho biết những khó khăn nào mà bạn gặp phải trong quá trình đi thực hành, thực tập? Các mức độ ảnh hưởng? Thang đo bao gồm các mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc chưa bao giờ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Nhóm khó khăn trong thực hành, thực tập Đơn vị tính: % STT Vấn đề Các mức độ ảnh hƣởng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

1. Khó khăn trong việc phân bổ thời gian thực hành, thực tập

48,4 27,0 12,3 12,3

2. Khó tập trung vào thực hành 49,2 31,6 13,0 6,2 3. Khó khăn trong việc sử dụng

các kỹ năng

50,5 20,0 20,3 9,2

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

nghề Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Như vậy, với 48,4% ý kiến của số sinh viên được hỏi thường xuyên gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian thực hành, thực tập, 12,3% ý kiến cho rằng chưa bao giờ. Điều này cho thấy thời gian thực hành, thực tập hiện nay là không phù hợp do các bạn không thể tập trung, vì thời gian sáng học lý thuyết chiều đi thực hành. “Ngày nào chúng em cũng phải học lý thuyết ở

trên lớp đến 12h, rồi chiều xuống cở sở là 13h30 phải có mặt, ngày nào cũng vậy. Đến khi về ký túc hay về nhà trọ chúng em cảm thấy rất mệt. Bài tiểu luận cũng như yêu cầu báo cáo của các thầy cố lại nhiều, em chỉ làm đối phó cho xong để yên tâm đi ngủ...” (P.T.D. Sinh viên K60).

45

Giáo viên hướng dẫn thực hành cũng đồng quan điểm với các em sinh viên khi cho rằng, thời gian các em thực hành, thực tập là quá ít, mà yêu cầu thực hành lại cao. Do đó, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn “Để tiếp cận được

với thân chủ thì có lẽ thời gian các em thực hành, thực tập dưới cơ sở phải nhiều hơn, vì với thời lượng thực hành, thực tập như hiện nay là 45 tiết cho thực hành Công tác xã hội cá nhân và 45 tiết cho thực hành Công tác xã hội nhóm và 30 tiết cho thực hành Phát triển cộng đồng là quá ít. Thời gian này chỉ đủ để cho các em làm quen và nhận diện vấn đề của thân chủ chứ chưa chắc đã tác nghiệp được với thân chủ của mình” (T.P.O giáo viên thực hành).

Khó khăn trong việc khó tập trung vào thực hành với 49,2% ý kiến các bạn sinh viên cho rằng thường xuyên, 6,2% ý kiến cho rằng chưa bao giờ. Do khi thực hành, thực tập tại cơ sở các em không chỉ tập trung vào thực hành mà còn phải trợ giúp những công việc khác khi kiểm huấn viên tại cơ sở yêu cầu. Kiểm huấn viên tại cơ sở cũng có yêu cầu sinh viên hỗ trợ mình khi sinh viên xuống thực hành, thực tập: “Bản thân sinh viên khi xuống cơ sở dưới sự

giám sát của giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ của kiểm huấn viên nhiều khi các em cũng cần phụ giúp những công việc ngoài thực hành, thực tập” (T.T.H kiểm huấn viên). Nhận thức và nỗ lực của sinh viên thì không phải bất cứ sinh viên nào cũng hiểu về tầm quan trọng của thực hành, thực tập trong việc hình thành đạo đức nghề, kỹ năng và định hướng nghề trong tương lai của mình. Chính bởi vậy, nhiều sinh viên chỉ xem các đợt thực hành, thực tập như một chuyến dã ngoại hoặc đến thăm một cơ sở rồi sưu tầm tài liệu liên quan đến yêu cầu của giáo viên hướng dẫn để về viết báo cáo chứ chưa thực hiện đúng theo tiến trình của hoạt động thực hành.

Bên cạnh những khó khăn về thời gian, về việc khó tập trung vào thực hành sinh viên khi thực hành, thực tập còn gặp khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng. 50,5% ý kiến của sinh viên cho rằng thường xuyên và 9,2% ý

46

kiến chưa bao giờ gặp phải. Khi thực hành, thực tập thân chủ của các em là những đối tượng khác nhau như thân chủ là người bình thường gặp vấn đề, đến thân chủ là những trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ khuyết tật... Những đối tượng này các em chưa thể vận dụng những kỹ năng đã được học để tác nghiệp “Những kĩ năng cần để tác nghiệp như: kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ

năng thấu cảm, kĩ năng diễn đạt cảm xúc, kĩ năng tóm lược... Nhưng với thân chủ là trẻ khuyết tật là khiếm thị, khiếm thính và thiểu năng trí tuệ thì chúng em không biết phải sử dụng kĩ năng như thế nào? Chúng em rất bối rối và lo lắng...” (Ng.H.H sinh viên K61). Kiểm huấn viên cũng đồng ý với các bạn

sinh viên khi cho rằng khả năng vận dụng, kỹ năng của các em còn nhiều hạn chế. “Khi được hỏi các em đã sử dụng những kỹ năng gì để tác nghiệp với

thân chủ của mình. Thì các em trả lời chúng em sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng diễn đạt cảm xúc...nhưng thân chủ của các em là trẻ khuyết tật là khiếm thị và khiếm thính, thiểu năng trí tuệ thì làm sao có thể sử dụng được kĩ năng đó” (Ng.T.T.M Kiểm huấn viên). Bản thân các em nghĩ

rằng yêu cầu của các thầy cô như thế nào thì các bạn sẽ thực hiện đúng như thế. Trong khi mỗi thân chủ có những hoàn cảnh và những vấn đề khác nhau, không phải thân chủ nào chúng ta cũng thành công và có thể sử dụng tất cả mọi kĩ năng. Chưa kể đến một số bạn sinh viên còn “mượn” các mẫu báo cáo từ các đợt thực hành, thực tập trước rồi tự biến thành bài của mình để nộp cho giáo viên hướng dẫn.

Nhìn chung trong quá trình triển khai hoạt động thực hành, thực tập cho thấy, không phải kế hoạch nào cũng được thực hiện thuận lợi và mang lại hiệu quả như sinh viên mong muốn. Bản thân các em có thể gặp những vấn đề khó khăn như thiếu sự chuẩn bị và sự nỗ lực trước các tình huống xảy ra trong thực tế.

47

2.2.2. Khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ xã hội khi thực hành, thực tập

Như đã phân tích ở trên sinh viên không chỉ gặp khó khăn trong quá trình thực hành, thực tập mà còn gặp khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ xã hội. Đối với một sinh viên ngành Công tác xã hội việc thiết lập mối quan hệ xã hội cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì điều này chứng tỏ khả năng thích ứng, sự hòa nhập của các em với những hoàn cảnh thực tiễn. Về vấn đề này người nghiên cứu cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu những khó khăn trong các mối quan hệ xã hội mà sinh viên ngành Công tác xã hội gặp phải với thang đo các mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ.

48

Bảng 2.3 : Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: % ST T Các khó khăn Các mức độ ảnh hƣởng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không bao giờ

1. Khó khăn trong tiếp cận với thân chủ

40,2 27,1 19,3 13,4

2. Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với kiểm huấn viên

45,3 25,1 18,7 10,9

3. Khó khăn trong mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn

37,3 30,6 37,3 8,6

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy được trong các khó khăn liên quan đến thiết lập các mối quan hệ xã hội, đó chính là khó khăn trong việc tiếp cận với thân chủ với 40,2% ý kiến cho rằng thường xuyên gặp khó khăn, 13,4% ý kiến cho rằng không bao giờ. Điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận của sinh viên khi tác nghiệp với thân chủ còn nhiều hạn chế. “Để tiếp cận

được với thân chủ của mình em đều phải nhờ tới kiểm huấn viên, thời gian của chúng em không có nhiều, mà thân chủ thường là những đối tượng chậm phát triển, hoặc bị rối nhiều hành vi nên chúng em sợ không dám đến gần”

(T.P.L sinh viên K62). Điều này dễ nhận thấy mục tiêu của thực hành, thực tập tại cơ sở là tiếp cận, nhận diện vấn đề, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lượng giá nhưng vì kiến thức trên giảng đường hay trong sách vở so với

49

hoàn cảnh thực tế là một khoảng cách rất lớn. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu có bạn sinh viên chia sẻ “Em đi thực hành tại trường Trung học Cơ sở

và tìm cho mình một đối tượng để tiếp cận, lên kế hoạch trợ giúp em học sinh đó. Nhưng khi bắt tay vào kế hoạch em mới thấy được rằng nó rất khó khi em tiếp cận với em học sinh thì dường như kế hoạch của em đã bị thay đổi hoàn toàn phản ứng của em đó không như những gì em đã nghĩ lúc buổi đầu gặp mặt” (Ng.D.N sinh viên K61), “Mỗi lần đi thực hành, thực thập em thấy rất là lo lắng, không biết mình có tiếp cận được với thân chủ và có được sự hỗ trợ của kiểm huấn viên hay không? Hay mình chỉ có thể đứng nhìn hoặc làm việc lặt vặt gì đó cho xong. Có lần em tiếp cận với thân chủ của mình em thực hiện phúc trình vấn đàm nhưng thân chủ nói là không có vấn đề gì. Và ở đây hoàn toàn tốt hoặc không đưa ra những vấn đề gì để em có thể giúp đỡ được nên em đó chỉ cười. Em cảm thấy lúng túng và bối rối, cảm giác thất vọng nữa”, (Đ.T.O sinh viên K61). Hoặc có bạn sinh viên chuẩn bị hành

trang đi thực hành rất tốt nhưng lúc xuống cơ sở để thực hành nhưng không tác nghiệp được với thân chủ. Thời gian thực hành ngắn nên các bạn sinh viên chỉ có thể là trò chuyện, hoặc vui chơi với thân chủ mà chưa kịp áp dụng các tiến trình trợ giúp.

Bên cạnh khó khăn đó, các em còn gặp phải khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với kiểm huấn viên với 45,3% ý kiến các bạn thường xuyên, 10,9% ý kiến cho rằng không bao giờ. Kiểm huấn viên là người hỗ trợ, trợ giúp các em trong quá trình tác nghiệp nhưng vì họ nhiều việc nên trong thời gian sinh viên thực hành, thực tập họ không thể chia sẻ nhiều. “Các cơ sở

thực hành hiện nay phần lớn là trung tâm bảo trợ, hay tại các trường học kiểm huấn viên thường là người kiêm nhiệm nên các cô chú ấy bận nhiều việc chúng em có hỏi thì các cô chú trả lời cho xong thôi chứ chưa thực sự tâm huyết với những kế hoạch mà chúng em đặt ra” (Đ.T.V sinh viên K60). Bên

50

cạnh đó, một số bạn còn e ngại hoặc tự mình thực hiện mà không cần đến sự giúp đỡ. Trong khi, bản thân kiểm huấn viên họ chưa hoặc không chia sẻ với sinh viên vì nghĩ rằng các em sẽ không làm được, hoặc có thể làm mất đi trật tự từ trước đến nay họ xây dựng nên chỉ để sinh viên làm những việc như lau chùi bàn ghế, pha trà, photo giấy tờ,... “Kiểm huấn viên tại cơ sở không thực

sự muốn giúp đỡ, hoặc có giúp đỡ thì lại phải có điều gì đó tác động, họ cảm thấy khó chịu khi có sự tham gia của em. Hoặc cho rằng em đang chiếm phần ưu thế trong công việc hàng ngày của họ nên phần lớn thái độ của họ là lạnh nhạt, nghiêm khắc, không tâm lý hay áp đặt, làm việc máy móc, quan liêu...”

(H.H.A sinh viên K60). Một số bạn sinh viên còn chia sẻ rằng các em không hài lòng về kiểm huấn viên như: trình độ chuyên môn và năng lực hướng dẫn, thái độ cách ứng xử, xử sự của kiểm huấn viên. Chính suy nghĩ này dẫn đến thực trạng các bạn sinh viên e ngại hoặc không thiết lập được mối quan hệ giữa bản thân mình với kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành.

Khó khăn tiếp theo là khó khăn trong mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn 37,3% ý kiến các bạn sinh viên thường xuyên, 8,6% ý kiến các bạn sinh viên không bao giờ. Các em không thể chia sẻ với giáo viên hướng dẫn của mình vì luôn cảm thấy thiếu tự tin, e dè hay do chưa hiểu rõ nên chúng em không biết hỏi thầy cô như thế nào? “Các thầy cô rất nhiệt tình hướng dẫn và

chỉ bảo chúng em nhưng khi đi thực hành chúng em không biết mình phải làm gì và cũng không biết diễn đạt nó như thế nào thôi cứ thực hành khi nào xong thì hỏi các cô sau” (NG.T.M sinh viên K62). Bên cạnh đó, số lượng

sinh viên trong mỗi nhóm thực hành, thực tập từ 15-20 sinh viên mà chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn, nên việc giám sát, hỗ trợ, kết nối giữa giáo viên hướng dẫn và sinh viên còn nhiều vấn đề đặt ra.

2.2.3. Khó khăn từ phía bản thân sinh viên trong quá trình thực hành, thực tập thực tập

51

Bên cạnh những khó khăn nêu trên thì khó khăn từ phía bản thân sinh viên cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công tác xã hội tại cơ sở. Nhằm tìm hiểu những khó khăn này người nghiên cứu cũng đưa ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu khó khăn từ phía bản thân sinh viên thường gặp phải. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Nhóm khó khăn từ phía bản thân sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: % STT Các khó khăn Các mức độ ảnh hƣởng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1 Thiếu kiến thức thực hành 38,8 26,1 19,5 15,6 2 Luôn quyết tâm nhưng không thực

hiện được

50,4 24,1 15,5 10

3 Tự ti và nghĩ mình không làm được 34 27,5 20 18,5 4 Không năng động và thiếu tự giác 23,1 57,1 10,9 8,9 6 Không đam mê và hứng thú với

ngành học

12 68,1 7,7 12,2

7 Không có ý định gắn bó với nghề đào tạo

40,9 18,8 31,7 8,6

8 Dễ bị chi phối với những hoạt động khác

26,3 37,2 16,2 20,3

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

52

Qua bảng số liệu cho thấy các mức độ ảnh hưởng đến những khó khăn từ phía bản thân các bạn sinh viên với các mức độ là khác nhau. Có 50,4% ý kiến các bạn thường xuyên luôn quyết tâm nhưng không thực hiện được. Khi học các bạn rất hứng thú và mong muốn được đi thực hành, thực tập để được

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 52)