Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 28)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu

Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển. Ngược lại nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn đến những hậu quả nhất định. Nhu cầu khác với ý muốn. Ý muốn là điều mà ta mong muốn, còn nhu cầu là cái gì đó mà khi thiếu thì sẽ dẫn đền những hạn chế trong quá trình phát triển con người. Chính vì vậy mà mục tiêu của Công tác xã hội là tăng cường khả năng trợ giúp cho cá nhân, nhóm cộng đồng thông qua các phương pháp.

Nhu cầu của con người có thể được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp đến cao, các nhu cầu bậc thấp được gọi là nhu cầu sơ cấp nhằm trả lời cho câu hỏi của một cá nhân “tôi mong gì trong cuộc sống của mình”, trong khi các nhu cầu bậc cao được gọi là nhu cầu cao cấp nhằm trả lời câu hỏi “tôi

muốn trở thành ai và tôi sẽ như thế nào trong cuộc sống”. Sự thỏa mãn nhu

cầu của con người cũng theo thang bậc đó.

Khi một nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng thì nhu cầu bậc cao hơn sẽ thành nguồn động lực mới cho con người hành động. Không ngoại trừ khả năng có sự tương tác giữa các nhu cầu, tức là vào cùng một thời điểm con

20

người có thể có cùng lúc nhiều nhu cầu. Từ đó tạo ra những căng thẳng giữa các nhu cầu.

Vì khách thể trực tiếp nghiên cứu trong đề tài này là sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội trường ĐHSP HN nên việc xem xét, đánh giá các nhu cầu của các bạn sinh viên là vô cùng quan trọng. Với mục đích tìm hiểu những khó khăn mà các bạn sinh viên gặp phải trong quá trình thực hành, thực tập đồng thời là cơ sở để đưa ra các mô hình phù hợp nâng cao chất lượng thực hành thực tập cho sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội.

Có rất nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau, nhưng với đề tài “Nhu

cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề Công tác xã hội” (Nghiên

cứu tại trường ĐHSP HN) có thể vận dụng thang nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970), để chỉ ra nhu cầu của các em về xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề Công tác xã hội. Cụ thể việc đánh giá nhu cầu theo bậc thang của Maslow cần quan tâm tới những nội dung sau:

Nhu cầu ở mức thấp:

- Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (như không khí, nước uống, thức ăn, đồ mặc, ở nhà, tình dục…). Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.

- Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe doạ mất việc, mất tài sản…

Nhu cầu ở mức cao:

- Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

21

- Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầu thoả mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thoả mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.

- Nhu cầu được thể hiện mình: nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình. [3, tr18]

Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng.

Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình kim tự tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì xếp ở phía dưới. Các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Với nghiên cứu về nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập Công tác xã hội lấy sinh viên là trọng tâm trước hết cần tìm hiểu kỹ những vấn đề khó khăn mà các em gặp phải trong thực hành, thực tập, khi khó khăn các em đã ứng phó như thế nào. Qua đó xác định được những nhu cầu cấp bách của các em để cải thiện đào tạo trong thực hành, thực tập hiện nay.

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)