0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Mô hình thực hành thực tập công tác xã hội

Một phần của tài liệu NHU CẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC HÀNH THỰC TẬP NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ( QUA NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI) (Trang 27 -27 )

8. Phương pháp nghiên cứu

1.1.3. Mô hình thực hành thực tập công tác xã hội

Mô hình là hình thức trợ giúp sinh viên trong suốt quá trình thực hành, thực tập. Thông qua các mô hình nhằm củng cố lại kiến thức đã học ứng dụng vào thực hành, hoạt động này tạo điều kiện giúp cho sinh viên có thể phản hồi tích cực ngược trở lại với cơ sở đào tạo. Từ đó, hướng tới hoàn thiện lý thuyết thúc đẩy thực hành, thực tập dựa trên cơ sở nền tảng khoa học mang tính chuyên nghiệp cao. Với đặc thù đào tạo tín chỉ nên yêu cầu của thực hành, thực tập về hình thức cơ bản là giống nhau.

Thực hành trong Công tác xã hội đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Bởi tính chất đặc biệt của ngành Công tác xã hội là làm việc trực tiếp với con người nên thời gian thực hành chính là thời gian sinh viên được vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào môi trường thực tiễn, qua đó hiểu rõ hơn về công việc và ngành học mình đang theo đuổi. Việc áp dụng các mô hình thực hành vào quá trình học tập có ý nghĩa lớn trong thực hiện mục tiêu đào tạo ra một đội ngũ nhân viên xã hội có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu phát triển nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả xác định: Mô hình là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hành, thực tập của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội bao gồm: Nhà trường, Giáo viên thực hành, cơ sở thực hành và sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội. Nhà trường đưa ra quan điểm chỉ đạo, giáo viên thực hành là người thực thi trực tiếp, cơ sở thực hành cung cấp đối tượng hỗ trợ trong quá trình thực hành qua đội ngũ kiểm huấn viên và sinh viên thực thi các yếu tố trên.

19

Sinh viên là những người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Sinh viên ngành Công tác xã hội trường ĐHSP HN, là những sinh viên đang học tại trường từ năm thứ I đến năm thứ IV được đào tạo tại Khoa Công tác xã hội.

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu

Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển. Ngược lại nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn đến những hậu quả nhất định. Nhu cầu khác với ý muốn. Ý muốn là điều mà ta mong muốn, còn nhu cầu là cái gì đó mà khi thiếu thì sẽ dẫn đền những hạn chế trong quá trình phát triển con người. Chính vì vậy mà mục tiêu của Công tác xã hội là tăng cường khả năng trợ giúp cho cá nhân, nhóm cộng đồng thông qua các phương pháp.

Nhu cầu của con người có thể được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp đến cao, các nhu cầu bậc thấp được gọi là nhu cầu sơ cấp nhằm trả lời cho câu hỏi của một cá nhân “tôi mong gì trong cuộc sống của mình”, trong khi các nhu cầu bậc cao được gọi là nhu cầu cao cấp nhằm trả lời câu hỏi “tôi

muốn trở thành ai và tôi sẽ như thế nào trong cuộc sống”. Sự thỏa mãn nhu

cầu của con người cũng theo thang bậc đó.

Khi một nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng thì nhu cầu bậc cao hơn sẽ thành nguồn động lực mới cho con người hành động. Không ngoại trừ khả năng có sự tương tác giữa các nhu cầu, tức là vào cùng một thời điểm con

20

người có thể có cùng lúc nhiều nhu cầu. Từ đó tạo ra những căng thẳng giữa các nhu cầu.

Vì khách thể trực tiếp nghiên cứu trong đề tài này là sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội trường ĐHSP HN nên việc xem xét, đánh giá các nhu cầu của các bạn sinh viên là vô cùng quan trọng. Với mục đích tìm hiểu những khó khăn mà các bạn sinh viên gặp phải trong quá trình thực hành, thực tập đồng thời là cơ sở để đưa ra các mô hình phù hợp nâng cao chất lượng thực hành thực tập cho sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội.

Có rất nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau, nhưng với đề tài “Nhu

cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề Công tác xã hội” (Nghiên

cứu tại trường ĐHSP HN) có thể vận dụng thang nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970), để chỉ ra nhu cầu của các em về xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề Công tác xã hội. Cụ thể việc đánh giá nhu cầu theo bậc thang của Maslow cần quan tâm tới những nội dung sau:

Nhu cầu ở mức thấp:

- Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (như không khí, nước uống, thức ăn, đồ mặc, ở nhà, tình dục…). Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.

- Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe doạ mất việc, mất tài sản…

Nhu cầu ở mức cao:

- Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

21

- Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầu thoả mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thoả mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.

- Nhu cầu được thể hiện mình: nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình. [3, tr18]

Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng.

Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình kim tự tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì xếp ở phía dưới. Các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Với nghiên cứu về nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập Công tác xã hội lấy sinh viên là trọng tâm trước hết cần tìm hiểu kỹ những vấn đề khó khăn mà các em gặp phải trong thực hành, thực tập, khi khó khăn các em đã ứng phó như thế nào. Qua đó xác định được những nhu cầu cấp bách của các em để cải thiện đào tạo trong thực hành, thực tập hiện nay.

1.2.2. Lý thuyết hệ thống

Đây là một lý thuyết quan trọng được vận dụng trong Công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ, nhóm thân chủ và cộng đồng những gì họ thiếu và những hệ thống nguồn lực nào họ có thể tiếp cận và tham gia hội nhập. Bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến cái tổng thể và mang tính hòa nhập. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống

22

riêng. Do đó, Công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống như vậy trong quá trình trợ giúp cho nhóm đối tượng.

Theo định nghĩa của Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại [3, tr.192-193]: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”. Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào

những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Có rất nhiều cách phân loại hệ thống, theo tính chất thì Công tác xã hội chú ý đến 3 hệ thống: - Các hệ thống phi chính thức hay còn gọi là hệ thống thân tình hay tự nhiên

như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

- Các hệ thống chính thức như cơ quan, tổ chức của nhà nước hay các ổ chức công đoàn…

- Các hệ thống tập trung như các tổ chức xã hội, bệnh viện, trường học… Hay phân loại theo cấp độ thì hệ thống cũng được chia làm 3 cấp độ: - Vi mô: Cá nhân

- Trung mô: Gia đình, cộng đồng, cơ quan nhà nước tại cộng đồng - Vĩ mô: Các hệ thống xã hội, chính sách,các cơ quan nhà nước...

Đối với khách thể là nhóm sinh viên cần lưu ý đến các hệ thống như: nhà trường (giáo viên chủ nhiệm, giảng viên lý thuyết, giảng viên thực hành), bạn bè, gia đình, các mối quan hệ xã hội... Đây là những hệ thống gần gũi và tiếp xúc thường xuyên nhất với các em sinh viên. Cần thu thập thông tin và khai thác nguồn lực từ các nội qui, qui chế trong môi trường giáo dục, hình thức đào tạo này để nhận diện rõ vấn đề có thể trợ giúp cho nhóm đối tượng. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các chức năng của hệ thống như: tính thích ứng, tính hội nhập...của các tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn để có thể phát huy, sử dụng tối đa các hệ thống nguồn lực trong cộng đồng. Cụ thể, trong nghiên cứu này có thể liên kết tối đa các tiêu hệ thống các nguồn lực từ

23

trường đào tạo để hạn chế những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình đi thực hành, thực tập.

1.2.3. Lý thuyết vai trò

Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý thuyết về vị trí - vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “là bất kỳ

vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù”. Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau.

Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn - được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.

Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng: “hành vi con người thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của người hành động”, rằng: “hành vi phần nào được tạo ra bởi những mong đợi của người hành động và những người khác. Như vậy, vai trò xã hội: “là

24

sự tập hợp hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó”.

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.

Theo thuyết này, sinh viên ngành Công tác xã hội cần thể hiện tốt những vai trò của mình trong quá trình thực hành, thực tập. Đó có thể là các vai trò như kết nối các dịch vụ hỗ trợ, khơi dậy tiềm năng, vai trò trung gian, vai trò là nhà nghiên cứu, vai trò là người biện hộ, vai trò huấn luyện, vai trò là xúc tác, vai trò lập kế hoạch, vai trò phân tích, lượng giá,…Mỗi vai trò đều được ứng dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể khác nhau.

1.3. Thực hành, thực tập trong đào tạo nghề Công tác xã hội hiện nay

Từ năm 2004 đến nay, đã có rất nhiều trường mở ngành đào tạo Công tác xã hội. Hiện nay, trên cả nước có trên 40 cơ sở đào tạo Công tác xã hội ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Bên cạnh hệ thống đào tạo chuyên nghiệp Công tác xã hội, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề Công tác xã hội đang được triển khai tại hơn 300 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và gần 700 trung tâm dạy nghề. [7, tr.5]

Thực hành, thực tập trong đào tạo Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng và thái độ nghề Công tác xã hội cho sinh viên. Với tư các là một nghề chuyên môn, Công tác xã hội yêu cầu một hệ thống kỹ năng chuyên nghiệp đối với những người làm nghề. Hệ thống kỹ năng này chỉ có thể có qua quá trình thực hành, thực tập. Tuy nhiên, hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về mạng lưới các cơ sở thực hành, thực tập; do sự yếu kém của đội ngũ

25

kiểm huấn viên... Thực tế, chỉ có trường Đại học Lao động - Xã hội và trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh là có mạng lưới cơ sở thực hành và giáo viên hướng dẫn. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập với những cơ chế hợp tác rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho sinh viên [7, tr.6].

Hầu hết cơ sở đào tạo thực hành Công tác xã hội đều có quy trình triển khai thực hành, thực tập bài bản. Các bước cơ bản trong quy trình bao gồm:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn chuyên môn Bước 2: Tìm kiếm cơ sở/địa bàn thực hành Bước 3: Tổ chức hỗ trợ và giám sát thực hành Bước 4: Tổ chức báo cáo kết quả

Bước 5: Đánh giá kết quả

Thực tế cho thấy số lượng sinh viên tham gia thực hành, thực tập khá lớn trong khi đội ngũ giảng viên hướng dẫn còn thiếu, mối quan hệ giữa giảng viên thực hành và cán bộ tại cơ sở thực hành, thực tập chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng của cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, nhìn nhận

Một phần của tài liệu NHU CẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC HÀNH THỰC TẬP NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ( QUA NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI) (Trang 27 -27 )

×