8. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Đặc điểm hoạt động thực hành,thực tập của sinh viên khoa Công tác xã hộ
xã hội trƣờng ĐHSP HN
Thực hành thực tập là khâu quyết định trực tiếp đến trình độ, năng lực nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên, cùng với việc trang bị kiến thức về lý thuyết ở tất cả các môn học chuyên ngành và chuyên sâu Công tác xã hội. Chương trình đào tạo của Khoa Công tác xã hội Trường ĐHSP HN chú trọng đến việc thực hành, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Học phần thực hành và thực tập Công tác xã hội được phân chia trong khung chương trình theo tiến trình học các học phần lý thuyết có liên quan - điều kiện để được tham gia thực hành, thực tập: Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm, Phát triển cộng đồng. Sinh viên Khoa Công tác xã hội trường ĐHSP HN có 3 học phần thực hành bắt buộc và 1 học phần thực tập bắt buộc.
29
Bảng 1.1: Bảng khung học phần thực hành, thực tập Công tác xã hội
(kết quả nghiên cứu)
STT Tên học phần Điều kiện Số tín
chỉ
Nội dung
1. Thực hành 1 Công tác xã hội cá nhân
3 Thực hành Công tác xã với cá nhân (thân chủ có vấn đề) 2. Thực hành 2 Công tác xã hội nhóm 3 Thực hành Công tác xã hội với nhóm (một nhóm đối tượng). 3. Thực hành 3 Phát triển cộng đồng 2 Thực hành tại cộng đồng 4. Thực tập tốt nghiệp Kiến tập, thực hành 1,2,3 6 Có thể lựa chọn một trong ba phương pháp của Công tác xã hội
Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban
hành về cử nhân ngành Công tác xã hội năm 2011, trường ĐHSP HN đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo với 67 học phần tương đương với 130 tín chỉ. Trong đó, thực hành, thực tập chiếm 4 học phần tương đương với 17 tín chỉ, mỗi tín chỉ tương đương với 15 tiết. Theo cách tính thì tổng số giờ thực hành, thực tập tối đa của sinh viên ngành Công tác xã hội trong một khóa đào tạo cử nhân là 210 tiết và số tiết lý thuyết là 1740 tiết.
Điều này cho thấy thực hành, thực tập Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN vẫn nặng về lý thuyết mà chưa chú trọng đến thực hành. Đây cũng chính là một thách thức khó có thể vượt qua được đối với các trường đào tạo Công tác xã hội hiện nay tại Việt Nam.
30
So sánh chương trình đào tạo cử nhân Công tác xã hội trường đại học Công tác xã hội Sliver - thuộc trường Đại học NewYork Mỹ thì thực hành được tiến hành tại các cơ sở và nơi cung cấp dịch vụ cho con người với số lượng tiết học là 900 tiết, sinh viên mỗi tuần một ngày học thực địa tại cơ sở ngay vào năm thứ nhất.
Mục đích của hoạt động thực hành, thực tập Công tác xã hội
Cung cấp cho sinh viên cơ hội thực tế nhằm liên hệ giữa lý thuyết ở trường học và thực tế tại cơ sở thực hành qua việc tiếp cận thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) dưới sự hướng dẫn của kiểm huấn viên cơ sở và giáo viên thực hành của Khoa Công tác xã hội trường ĐHSP HN.
Nội dung thực hành, thực tập Công tác xã hội
Thực hành các kỹ năng: vấn đàm, quan sát, vãng gia,... viết phúc trình về trường hợp thân chủ, vẽ sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ của thân chủ, xây dựng kế hoạch trợ giúp cho thân chủ.
Thực hành tổ chức tiến trình nhóm giúp đỡ các nhóm đối tượng, xây dựng kế hoạch trợ giúp và thực hiện.
Thực hành khảo sát một cộng đồng cụ thể trên nhiều bình diện khác nhau của cộng đồng, phân tích khái quát quá trình phát triển cộng đồng, những vấn đề mà hiện tại cộng đồng đang phải đối mặt và đánh giá tiềm năng phát triển cộng đồng.
Thực tập tốt nghiệp là sự kết hợp thực hành cho các phương pháp Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm và Công tác xã hội với tổ chức và Phát triển Cộng đồng.
31
CHƢƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƢỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI
2.1. Cách thức hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên trƣờng ĐHSP HN
2.1.1. Kế hoạch triển khai thực hành, thực tập tại trường ĐHSP HN
Thực hành, thực tập đối với ngành Công tác xã hội là nền tảng cốt lõi trong quá trình đào tạo hình thành năng lực, nghề nghiệp cho sinh viên. Vậy qui trình thực hành, thực tập Công tác xã hội ở trường ĐHSP HN như thế nào? Kết quả đạt được của sinh viên ra sao? Để có câu trả lời sắc đáng cho những câu hỏi trên, qua phân tích tình hình thực tế ở khoa Công tác xã hội cho thấy. Hiện nay, các khóa sinh viên K60, K61 và K62 đã và đang tham gia các học phần thực hành 1,2 3 theo đúng khung chương trình đào tạo Công tác xã hội của khoa với mô hình triển khai thực hành, thực tập theo các bước:
Bước 1: Củng cố lại kiến thức lý thuyết
Bước 2: Tìm hiểu cơ sở và chọn ca thực hành
Bước 3: Tiến hành thực hành
Bước 4: Tổng kết, đánh giá tại cơ sở và hỏi thi vấn đáp, nộp báo cáo
Trình tự triển khai các mô hình cụ thể như sau:
- Tuần thực hành tại trường ĐHSP HN (tuần thứ 1):
Giáo viên thực hành triển khai chung về mục đích, kế hoạch, nội dung thực hành, thực tập. Cung cấp cho sinh viên danh sách các cơ sở thực hành, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia trong thực hành. Sau đó, giáo viên thực hành hướng dẫn sinh viên ôn lại một số lý thuyết cơ bản liên quan đến học phần thực hành, thực tập và một số kỹ năng cần thiết.
- Tuần thực hành tại cơ sở thực tập (4 tuần tiếp theo):
32
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập và chọn ca thực hành
1 Trong giai đoạn này, sinh viên thiết lập mối quan hệ tốt với cơ sở, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ sở, tiếp cận các đối tượng trong cơ sở thực hành và qua đó chọn ca để thực hành Công tác xã hội. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm:
Tìm hiểu lịch sử thành lập cơ sở
Tìm hiểu mục tiêu và chức năng của cơ sở Tìm hiểu các đối tượng xã hội được chăm sóc Tìm hiểu các hoạt động và dịch vụ chăm sóc
Tìm hiểu vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng Ý kiến và nhận xét của sinh viên đối với cơ sở
Chọn lựa thân chủ để thực hành, thực tập Công tác xã hội
Giai đoạn 2: Thực hành Công tác xã hội
Trong giai đoạn này, sinh viên chọn lựa và áp dụng các phương pháp Công tác xã hội để tác nghiệp với cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng cụ thể. Trong tiến trình tác nghiệp, sinh viên sẽ thực tập dưới sự giám sát và hỗ trợ về mặt chuyên môn của kiểm huấn viên, cán bộ hướng dẫn thực hành cũng như ban lãnh đạo của cơ sở hoặc cộng đồng.
Sinh viên phải ghi chép nhật ký thực tập một cách có hệ thống, đầy đủ và chính xác.
Sinh viên phải hoàn thành một báo cáo thực hành, thực tập.
Giai đoạn 3 : Tổng kết và đánh giá thực tập tại cơ sở
Hỏi đáp cuối đợt thực tập
Sinh viên trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực tập; đồng thời lắng nghe những nhận xét và góp ý của cơ sở và giáo viên hướng dẫn thực
33 hành, thực tập.
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội cá nhân [24]
- Tuần hoàn thiện báo cáo, phỏng vấn và đánh giá cuối đợt (1 tuần)
Sinh viên hoàn thiện báo cáo, tham gia phỏng vấn cuối đợt. Giáo viên hướng dẫn thực hành đánh giá, cho điểm. Việc đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên cuối đợt thực hành được quy định như sau:
- Loại xuất sắc đạt từ 9 đến 10 - Loại giỏi đạt điểm từ 8 đến 9 - Loại khá đạt điểm từ 7 đến cận 8 - Loại trung bình khá từ 6 đến cận 7 - Loại trung bình đạt điểm từ 5 đến cận 6 - Loại yếu đạt từ 4 đến cận 5
- Loại kém đạt dưới điểm 4.
Những sinh viên không có điểm hoặc điểm dưới 5 sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp và phải thực tập lại cùng với sinh viên ở khoá sau.
2.1.2. Kế hoạch triển khai các phương pháp thực hành, thực tập
Tùy số lượng sinh viên của mỗi khóa kế hoạch triển khai vẫn theo các phương pháp chủ đạo như: Phương pháp thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm:
Thực hành Công tác xã hội cá nhân đảm bảo những yêu cầu như:
Mục đích: Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học về phương pháp Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm vào trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng. Giúp sinh viên từng bước làm quen với công việc của một nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp.
Cơ cấu tổ chức: Thông thường, các nhóm có từ 15-25 sinh viên trên 1 cơ sở do 01 giáo viên thực hành phụ trách hướng dẫn. Sinh viên sử dụng tiến
34
trình Công tác xã hội cá nhân, hoàn thiện viết báo cáo theo yêu cầu đặt ra của học phần thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm.
Thời gian và địa điểm thực hành:
Thời gian: Thời gian thực hành, thực tập Công tác xã hội của một khóa đào tạo Công tác xã hội được chia thành 4 đợt, trong đó thực hành 1 với nội dung Công tác xã hội cá nhân được tổ chức vào học kỳ II của năm thứ 2, thực hành 2 Công tác xã hội nhóm là vào kỳ II của năm thứ 3, thực hành 3 Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng vào kỳ I của năm thứ IV và thực tập tốt nghiệp là kỳ II của năm thứ IV. Nhà trường chỉ đạo, giáo viên thực hành là người phụ trách hoạt động thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm gồm 3 tín chỉ với số lượng tính theo tiết là 45 tiết lý thuyết tương đương với 90 tiết thực hành tại cơ sở mỗi buổi 5 tiết tương đương với 18 buổi, thực hành Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng gồm 2 tín chỉ là 60 tiết thực hành tương đương với 10 buổi thực hành. Thực tập tốt nghiệp 6 tín chỉ tương đương với 180 tiết thực hành và số buổi thực hành là 36 buổi.
Địa điểm: Hiện nay sinh viên Khoa Công tác xã hội triển khai học phần thực hành Công tác xã hội cá nhân và Công tác xã hội nhóm tại các cơ sở như: Trung tâm Bảo trợ Xã hội, các làng trẻ SOS Hà Nội, làng Hữu Nghị và các trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông trên địa bàn Hà Nội (xem phần phụ lục).
Các giai đoạn thực hành:
Giai đoạn 1: Thực hành tại cơ sở đào tạo (20 tiết) - trường ĐHSP HN
Giai đoạn 2: Thực hành tại cơ sở (50 tiết)
Tùy thuộc vào các cơ sở thực hành, thực tập khoa Công tác xã hội có các yêu cầu, mục tiêu khác nhau. Cụ thể:
35
+ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng đã học về Công tác xã hội cá nhân vào ca thực hành cụ thể tại cơ sở;
Giúp sinh viên từng bước làm quen với công việc của một nhân viên Công tác xã hội trong tương lai; từng bước hình thành, phát triển kỹ năng nghề.
+ Nội dung và tiến trình thực hành: Tiếp cận, tìm hiểu việc hỗ trợ, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội tại các Trung tâm/cơ sở xã hội.
Vận dụng lý thuyết Công tác xã hội cá nhân vào thực hành tác nghiệp với 01 thân chủ do sinh viên tự chọn tại cơ sở/trung tâm.
Thực hành tiến trình can thiệp, trợ giúp thân chủ theo tiến trình 7 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ: Quá trình tiếp cận thân chủ: sinh viên đã tiếp cận và thiết lập quan hệ với thân chủ như thế nào? Khó khăn và thuận lợi?
Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề
Trong phần này, sinh viên cần trình bày: - Vấn đề hiện nay của thân chủ là gì? - Ai là thân chủ chính?
- Tiến hành khi nào?
Giai đoạn 3: Thu thập thông tin
Trong phần này, sinh viên cần trình bày những thông tin liên quan đến - Thân chủ
- Gia đình thân chủ
- Chính quyền địa phương, cộng đồng, bạn bè Giai đoạn 4: Đánh giá, chuẩn đoán
Trong phần đánh giá và chuẩn đoán, sinh viên cần thể hiện được những nội dung:
36
- Phân tích thông tin dữ liệu thu thập được; phân tích tính chất, đặc điểm của vấn đề, nguyên nhân, yếu tố tác động, mức độ trầm trọng của vấn đề: nặng, nhẹ, cao, thấp.
- Đánh giá tất cả những vấn đề mà thân chủ cảm thấy cần giải quyết - Mối quan hệ của các vấn đề liên quan đến cuộc sống của thân chủ hiện nay.
- Các nhu cầu và các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu của thân chủ. - Những người có quan hệ liên quan đến vấn đề hiện nay của thân chủ - những người có liên quan.
- Đánh giá tiềm năng của thân chủ, các nguồn lực hỗ trợ, môi trường sống của thân chủ.
- Những giải pháp đã được thân chủ sử dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả và hạn chế của cách giải quyết.
- Các yếu tố hỗ trợ và hạn chế của việc giải quyết vấn đề. Giai đoạn 5: Lên kế hoạch giải quyết vấn đề
Sinh viên cùng thân chủ lên kế hoạch nhằm có được những kế hoạch giúp đỡ đã được xác định trong phần đánh giá chuẩn đoán vấn đề của thân chủ. Kế hoạch cần có tính khả thi và thực tế.
Giai đoạn 6: Thực hiện kế hoạch (giải quyết vấn đề)
Giai đoạn này, sinh viên cần trình bày quá trình can thiệp của sinh viên, thân chủ hoặc cả hai vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Những hành động can thiệp này có thể trực tiếp vào thân chủ, có thể vào những cá nhân khác, nhóm, cộng đồng, tổ chức, chính sách...nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của chính mình, tạo sự thay đổi tích cực nơi thân chủ. Các hoạt động và dịch vụ theo như kế hoạch đã định. Các hoạt động có thể là: hộ trợ, tư vấn, hòa giải, biện hộ...
37
Giai đoạn 7: Lượng giá: Xem xét lại và đánh giá kế hoạch hành động. Những vấn đề cụ tể cần xem xét khi lượng giá:
Các mục tiêu, mục đích đặt ra có đạt được hay không? Mức độ đạt được đến đâu, như thế nào?
Hoạt động nào đưa đến kết quả mong muốn, hoạt động nào không và tại sao?
Ai tham gia vào các hoạt động? Mức độ tham gia?
Phương pháp nào đã được sử dụng? Kết quả của mỗi phương pháp? Các nguồn hỗ trợ đã được sử dụng? Sử dụng như thế nào? Hiệu quả ra sao?
Trong quá trình triển khai thực hành Công tác xã hội cá nhân sinh viên kết hợp thực hành và hoàn thiện nội dung báo cáo đảm bảo những yêu cầu trên.
Thực hành Công tác xã hội nhóm tại các trường THCS và THPT, (nhóm mồ côi, nhóm trẻ em đường phố sống trong các Mái ấm, nhóm trẻ khuyết tật, nhóm phụ huynh, nhóm sinh viên học xa nhà....)
Nhằm đạt được yêu cầu trong học phần thực hành Công tác xã hội nhóm sinh viên cần nắm rõ những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, mục tiêu
Vận dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng đã học về Công tác xã hội nhóm vào từng nhóm cụ thể
Thứ hai, nội dung và tiến trình thực hành
Áp dụng tiến trình 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm - Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động - Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm
38
- Đánh giá các nguồn lực - tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài - phân tích