Kế hoạch triển khai thực hành,thực tập tại trường ĐHSP HN

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 40)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1.Kế hoạch triển khai thực hành,thực tập tại trường ĐHSP HN

Thực hành, thực tập đối với ngành Công tác xã hội là nền tảng cốt lõi trong quá trình đào tạo hình thành năng lực, nghề nghiệp cho sinh viên. Vậy qui trình thực hành, thực tập Công tác xã hội ở trường ĐHSP HN như thế nào? Kết quả đạt được của sinh viên ra sao? Để có câu trả lời sắc đáng cho những câu hỏi trên, qua phân tích tình hình thực tế ở khoa Công tác xã hội cho thấy. Hiện nay, các khóa sinh viên K60, K61 và K62 đã và đang tham gia các học phần thực hành 1,2 3 theo đúng khung chương trình đào tạo Công tác xã hội của khoa với mô hình triển khai thực hành, thực tập theo các bước:

Bước 1: Củng cố lại kiến thức lý thuyết

Bước 2: Tìm hiểu cơ sở và chọn ca thực hành

Bước 3: Tiến hành thực hành

Bước 4: Tổng kết, đánh giá tại cơ sở và hỏi thi vấn đáp, nộp báo cáo

Trình tự triển khai các mô hình cụ thể như sau:

- Tuần thực hành tại trường ĐHSP HN (tuần thứ 1):

Giáo viên thực hành triển khai chung về mục đích, kế hoạch, nội dung thực hành, thực tập. Cung cấp cho sinh viên danh sách các cơ sở thực hành, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia trong thực hành. Sau đó, giáo viên thực hành hướng dẫn sinh viên ôn lại một số lý thuyết cơ bản liên quan đến học phần thực hành, thực tập và một số kỹ năng cần thiết.

- Tuần thực hành tại cơ sở thực tập (4 tuần tiếp theo):

32

Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập và chọn ca thực hành

1 Trong giai đoạn này, sinh viên thiết lập mối quan hệ tốt với cơ sở, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ sở, tiếp cận các đối tượng trong cơ sở thực hành và qua đó chọn ca để thực hành Công tác xã hội. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm:

 Tìm hiểu lịch sử thành lập cơ sở

 Tìm hiểu mục tiêu và chức năng của cơ sở  Tìm hiểu các đối tượng xã hội được chăm sóc  Tìm hiểu các hoạt động và dịch vụ chăm sóc

 Tìm hiểu vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng  Ý kiến và nhận xét của sinh viên đối với cơ sở

 Chọn lựa thân chủ để thực hành, thực tập Công tác xã hội

Giai đoạn 2: Thực hành Công tác xã hội

Trong giai đoạn này, sinh viên chọn lựa và áp dụng các phương pháp Công tác xã hội để tác nghiệp với cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng cụ thể. Trong tiến trình tác nghiệp, sinh viên sẽ thực tập dưới sự giám sát và hỗ trợ về mặt chuyên môn của kiểm huấn viên, cán bộ hướng dẫn thực hành cũng như ban lãnh đạo của cơ sở hoặc cộng đồng.

Sinh viên phải ghi chép nhật ký thực tập một cách có hệ thống, đầy đủ và chính xác.

Sinh viên phải hoàn thành một báo cáo thực hành, thực tập.

Giai đoạn 3 : Tổng kết và đánh giá thực tập tại cơ sở

Hỏi đáp cuối đợt thực tập

Sinh viên trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực tập; đồng thời lắng nghe những nhận xét và góp ý của cơ sở và giáo viên hướng dẫn thực

33 hành, thực tập.

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội cá nhân [24]

- Tuần hoàn thiện báo cáo, phỏng vấn và đánh giá cuối đợt (1 tuần)

Sinh viên hoàn thiện báo cáo, tham gia phỏng vấn cuối đợt. Giáo viên hướng dẫn thực hành đánh giá, cho điểm. Việc đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên cuối đợt thực hành được quy định như sau:

- Loại xuất sắc đạt từ 9 đến 10 - Loại giỏi đạt điểm từ 8 đến 9 - Loại khá đạt điểm từ 7 đến cận 8 - Loại trung bình khá từ 6 đến cận 7 - Loại trung bình đạt điểm từ 5 đến cận 6 - Loại yếu đạt từ 4 đến cận 5

- Loại kém đạt dưới điểm 4.

Những sinh viên không có điểm hoặc điểm dưới 5 sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp và phải thực tập lại cùng với sinh viên ở khoá sau.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( qua nghiên cứu tại trường đại học sư phạm hà nội) (Trang 40)