0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Mô hình thực hành,thực tập tập trung

Một phần của tài liệu NHU CẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC HÀNH THỰC TẬP NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ( QUA NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI) (Trang 81 -81 )

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Mô hình thực hành,thực tập tập trung

Đây là mô hình được triển khai với sinh viên của mỗi khóa học, trong cùng thời điểm và cùng địa bàn. Tùy theo phương pháp thực hành, thực tập mỗi lớp sẽ được phân chia thành các nhóm hoặc mỗi sinh viên thực hành độc lập.

Mô hình này sẽ giúp các bạn sinh viên tập trung chuyên sâu vào thực hành, thực tập đồng thời cũng tạo điều kiện cho cơ sở thực hành trong việc quản lý và hỗ trợ các bạn sinh viên trong suốt quá trình triển khai kế hoạch. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra khó khăn cho thực hành, thực tập vì tìm được

73

địa bàn thực hành cho một khóa sinh viên là thách thức đối với cơ sở đào tạo. Đặc biệt là các cơ sở có quy mô đào tạo lớn.

Cách thức triển khai:

Bước 1: Nhà trường lên kế hoạch đối với mô hình này vai trò chủ động của khoa là thể hiện ngay ở bước đầu, đòi hỏi phải có những dự trù cụ thể về các hoạt động triển khai trong suốt quá trình thực hành, thực tập của sinh viên.

Bước 2: Tổ chức quy trình thực hành: Ở bước này giáo viên hướng dẫn thực hành sẽ có nhiệm vụ tổ chức phân chia nhóm, xây dựng kế hoạch, tiền trạm cơ sở và thống nhất về nội quy của thực hành, thực tập. Mỗi giáo viên hướng dẫn sẽ đảm nhận một đoàn, một nhóm sinh viên với những công việc cụ thể là triển khai đến sinh viên về những yêu cầu trong đợt thực hành, thực tập này. Hướng dẫn cách làm báo cáo thực hành, thực tập, tổ chức tập huấn các kỹ năng cơ bản cho sinh viên với từng tình huống cụ thể.

Bước 3: Giáo viên thực hành cung cấp danh sách các cơ sở thực tập, cung cấp về đối tượng với mỗi cơ sở thực hành.

Bước 4: Giám sát thực hành, thực tập do giáo viên hướng dẫn thực hành đảm nhận có kế hoạch cụ thể với từng nhóm sinh viên.

Bước 5: Tổ chức báo cáo kết quả: quá trình này được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là báo cáo kết quả tại cơ sở thực hành, thực tập. Giai đoạn 2: Báo cáo kết quả tại lớp với sự có mặt của giáo viên hướng dẫn thực hành.

Bước 6: Đánh giá kết quả: dựa vào những yêu cầu của từng phương pháp cụ thể như Công tác xã hội với cá nhân, Công tác xã hội với nhóm, Công tác xã hội với phát triển cộng đồng và thực tập cuối khóa theo các tiêu chí: ý thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng và bài báo cáo.

74

- Tạo bầu không khí khi học thực hành cho sinh viên;

- Tăng cường chia sẻ và gắn kết giữa sinh viên và giảng viên, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn thực hành;

- Thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động thực hành, thực tập; - Dễ quản lý sinh viên;

- Tạo sự thay đổi lớn đối với cơ sở thực hành, thực tập.

Mặt hạn chế:

- Cần phải có sự chuẩn bị kỹ và cần nhiều thời gian, tốn nhiều công sức;

- Nảy sinh hiện tượng lây lan tâm lý khi có một nhóm sinh viên nào đó có vấn đề;

- Giáo viên thực hành phải tham gia thực địa cùng với sinh viên; - Kinh phí tốn kém;

Một phần của tài liệu NHU CẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC HÀNH THỰC TẬP NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ( QUA NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI) (Trang 81 -81 )

×