Giải pháp phát triển du lịch huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 58)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp phát triển du lịch huyện Phong Điền

3.3.1. Đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch

Nằm trong tình hình phát triển chung của ĐBSCL nên việc trùng lắp trong việc khai thác các loại hình du lịch là không thể tránh khỏi. Để hạn chế vấn đề này, trong thời gian tới ngành du lịch tại huyện Phong Điền cần thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch để tạo nét mới, đặc trƣng riêng.

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch ở Phong Điền nhƣ: Dâu Hạ Châu, rƣợu đế Phong Điền, bánh hỏi,…là vấn đề cần thiết nhằm tăng chi tiêu của du khách, qua đó nâng cao doanh thu du lịch. Các sản phẩm du lịch phải gắn liền với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị nhân văn và các sản vật đặc trƣng của cƣ dân trong khu vực với nhiều hình thức thể hiện tính đa dạng, phong phú làm cho du khách thật sự thích thú.

Tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với ngành du lịch thành phố Cần Thơ nhằm hƣớng tới xây dựng huyện Phong Điền trở thành đô thị sinh thái của thành phố Cần Thơ trong tƣơng lai. Có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái vƣờn trái cây, chợ Nổi trên sông.

Tiếp tục nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng, xác định rõ thị trƣờng trọng điểm để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, hình thành chiến lƣợc tiếp thị thƣơng hiệu, quảng bá du lịch nhằm cung cấp thông tin du lịch huyện Phong Điền đến du khách thƣờng xuyên và mọi lúc, mọi nơi. Địa phƣơng thƣờng xuyên xây dựng và điều chỉnh các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

3.3.2. Tăng cƣờng huy động nguồn vốn

Nguồn vốn ngân sách: tập trung nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, tạo cơ sở hạ tầng cho các điểm, khu du lịch, khu vui chơi giải trí…đồng thời tramh thủ đầu tƣ của bộ văn hóa thông tin đối với các di tích lịch sử đƣợc xếp hạng.

Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: cần liên doanh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài để kêu gọi đầu tƣ. Bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng trong các thủ tục, thì phải có những dự án rõ ràng để thu hút đầu tƣ.

Nguồn vốn trong nƣớc: Có những biện pháp thích hợp với những dự án khả thi để huy động vốn đầu tƣ trong nƣớc, kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch, đồng thời liên doanh với các huyện, tỉnh bạn để đầu tƣ khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Các nguồn vốn huy động khác: bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vay dài hạn tại ngân hàng, tập trung đầu tƣ vào các dự án khả thi, thu hồi vốn nhanh.

3.3.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ; nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng phục vụ của các hộ gia đình và các cơ sở dịch vụ tham gia vào hoạt động du lịch. Nội dung đào tạo cần chú ý đến các hoạt động du lịch sinh thái vƣờn, các di tích lịch sử văn hóa, các nguồn tài nguyên du lịch tại địa phƣơng, kiến thức về bảo vệ môi trƣờng, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, hƣớng dẫn và thuyết minh du lịch.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất là ngƣời tại chổ để họ trở thành hƣớng dẫn viên có kỹ năng chuyên môn, nhằm phục vụ ổn định lâu dài cho các hoạt động du lịch tại địa phƣơng. Cần có chính sách thu hút những nguời có trình độ ngoài địa bàn huyện về tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái; đẩy mạnh công tác tham quan nghiên cứu học tập kinh nghiệm để nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân viên.

3.3.4. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch

Huyện Phong Điền thực hiện kết nghĩa với quận Bình Thủy nhằm góp phần vào việc khai thác các làng nghề truyền thống nhƣ trồng hoa kiểng, cơ sở hạ tầng để mở rộng các tuyến tham quan và khai thác các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn nhằm đẩy mạnh việc phát triển du lịch của địa phƣơng.

Hằng năm, ngoài việc các cơ quan chuyên môn hợp tác về tin bài với các cơ quan thông tin đại chúng. Huyện còn tổ chức biên tập và phát hành ấn phẩm xuân và năm 2012 huyện đã đƣa vào vận hành khai thác cổng thông tin điện tử huyện nhằm từng bƣớc đƣa quan điểm, chủ trƣơng, hình ảnh của địa phƣơng đến du khách trong và ngoài thành phố Cần Thơ. Đồng thời kết hợp với tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch và thƣơng mại để tuyên truyền quảng bá mời gọi các dự án đầu tƣ, giới thiệu sản phẩm du lịch đến các công ty lữ hành, đến du khách.

3.3.5. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn các tài nguyên du lịch

Các ngành chức năng, địa phƣơng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng cƣ dân cần phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ và tôn tạo các di tích, các khu, điểm du lịch, giữ gìn an ninh trật tự nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng – khách sạn…Tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện.

Hƣớng dẫn cộng đồng địa phƣơng giữ gìn vệ sinh môi trƣờng nơi công cộng, ở khu dân cƣ, nơi mà du khách có thể đi qua và ghé lại tham quan; tích cực thu gom chất thải từ hoạt động dịch vụ du lịch và sinh hoạt của du khách trong khu vực kinh doanh; tham gia các hoạt động bảo vệ và tôn tạo cảnh quan du lịch.

Đặt các thùng đựng rác dọc theo đƣờng tham quan và tại những chỗ nghỉ chân của du khách, bố trí các phƣơng tiện để thu gom rác tại các điểm tham quan và khu du lịch chợ nổi.

3.3.6. Đẩy mạnh vấn đề an ninh, đảm bảo an toàn du lịch

Vấn đề an ninh và an toàn tại một điểm du lịch góp phần quan trọng trong sự phát triển du lịch cũng nhƣ thu hút đƣợc du khách hay không. Vì thế, ban lãnh đạo đã đề ra một số biện pháp và việc làm cụ thể trong việc bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm du lịch trên địa bàn. Hạn chế tình trạng chèo kéo gây cảm giác khó chịu cho du khách. Sự phối hợp giữa công an địa phƣơng xây dựng mạng lƣới bảo vệ an ninh trên toàn địa bàn. Phổ biến với các đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Hệ thống thuyền vận chuyển du khách trên sông đòi hỏi tính an toàn phải cao. Cho nên lúc nào trên tàu, thuyền cũng có phao cứu hộ để phòng khi tau nạn xảy ra.

3.3.7. Đầu tƣ về cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật

Tập trung đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch trọng điểm cũng nhƣ xây dựng dự án, đề án cụ thể, tập trung đầu tƣ toàn diện, khai thác có hiệu quả, tránh đầu tƣ tràn lan, trùng lắp gây nhàm chán đối với khách du lịch nội địa và quốc tế, đầu tƣ hệ thống giao thông đến các khu, đểm du lịch. Có chính sách ƣu đãi cho các thành phần kinh tế trong, ngoài địa bàn và nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch sinh thái, nghĩ dƣỡng, vui chơi giải trí, văn hóa…Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp mở các điểm trƣng bày và bán các sản phẩm truyền thống địa phƣơng có chất lƣợng cao tại các khu, điểm du lịch. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ du lịch có tiềm năng nhƣ: chăm sóc sức khỏe, vận chuyển khách du lịch, ngân hàng, bƣu chính viễn thông,…

Đồng thời, địa phƣơng có tài nguyên du lịch nên chủ động huy động các nguồn vốn từ dân cƣ địa phƣơng để nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ du lịch. Khi du lịch phát triển thì ngƣời dân địa phƣơng thuộc nhóm ngƣời sẽ hƣởng lợi đầu tiên.

3.3.8. Tuyên truyền nâng cao ý thức ngƣời dân địa phƣơng, phát triển du lịch cộng đồng lịch cộng đồng

Mọi biện pháp để phát triển du lịch một cách bền vững, ngoài các biện pháp giao thông và môi trƣờng, đều không thể thực hiện tốt và đạt hiệu quả đƣợc nếu thiếu ý thức của cƣ dân địa phƣơng và khách du lịch. Vì thế cần phải nâng cao ý thức của ngƣời dân địa phƣơng bằng những biện pháp thích hợp và cụ thể.

Nên có những bảng yêu cầu không vứt rác bừa bãi với những khẩu hiệu sinh động, phát tờ rơi khuyến khích ngƣời dân có ý thức bảo vệ và nhắc nhở mọi ngƣời cùng bảo

tích cực đến thái độ và ý thức bảo vệ môi trƣờng của khách du lịch. Nên có những quy định về những mức hình phạt cụ thể đối với hành động hủy hoại môi trƣờng.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong cộng đồng; vận động “Ngƣời ngƣời làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” và xây dựng con ngƣời Cần Thơ : “Trí Tuệ - năng động – nhân ái – hào hiệp – thanh lịch”.

3.3.9. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch

- UBND huyện với chức năng quản lý Nhà nƣớc ban ngành các quy định. Chính sách, xây dựng cơ chế thông thoáng…nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân tham gia đầu tƣ và kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.

- Cộng đồng địa phƣơng là thành phần trực tiếp và gián tiếp tham gia vào lực lƣợng lao động và cung ứng các dịch vụ du lịch sinh thái. Vì vậy cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cƣ vào các hoạt động nhƣ kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, giải trí, vận chuyển…hoặc sử dụng nhà dân làm dịch vụ lƣu trú (homestay), tạo điều kiện cho du khách thâm nhập đời sống thực tế của cƣ dân nơi đây. Đồng thời cũng cần thúc đẩy sự tham gia và tăng cƣờng vai trò chủ thể của cộng đồng địa phƣơng trong các chƣơng trình đào tạo, đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái vƣờn nhằm phát huy và khai thác tối đa tiềm năng du lịch của địa phƣơng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào du lịch bằng cách giảm giá thuê đất, ƣu đãi tín dụng (đơn giản các thủ tục thế chấp, tăng tỷ lệ vốn vay trên trị giá tài sản thế chấp, kéo dài thời hạn đƣợc vay vốn…) hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ theo chiều hƣớng hấp dẫn, thống nhất và ổn định, thủ tục hành chính gọn nhẹ.

KẾT LUẬN

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Qua quá trình tìm hiểu đề tài “Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ” em nhận biết đƣợc sâu sắc hơn về tiềm năng du lịch của huyện. Tuy Phong Điền là một đơn vị hành chính khá trẻ của thành phố Cần Thơ nhƣng điều đó không làm hạn chế trong sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa và không hề thua kém với bất kì quận huyện nào trong toàn thành phố Cần Thơ. Huyện sở hữu đƣợc những nét đặc trƣng của vùng sông nƣớc miệt vƣờn và đang phấn đấu hƣớng tới xây dựng đô thị sinh thái của thành phố Cần Thơ.

Tuy nhiên, Phong Điền vẫn đang còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên các lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch chƣa đƣợc khai thác đúng mức. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Các hoạt động khai thác sản phẩm du lịch, tiếp thị, đầu tƣ chƣa đƣợc đẩy mạnh nên chƣa thu hút, hấp dẫn du khách.

Phong Điền là huyện có nguồn tài nguyên phong phú để phát triển loại hình du lịch sinh thái vƣờn. Trong những năm gần đây đã có nhiều điểm du lịch đƣợc đầu tƣ phát triển và có một số điểm du lịch đang hoạt động có hiệu quả. Nhƣng một số điểm du lịch trên địa bàn đang gặp phải những vấn đề:

- Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên chƣa cao

- Việc tổ chức kinh doanh tại các điểm du lịch chƣa đáp ứng nhu cầu, các điểm du lịch chƣa quan tâm nhiều đến quảng cáo, nhiều điểm du lịch chƣa liên kết tốt với các doanh nghiệp du lịch.

- Tính mùa vụ của các loại cây ăn trái

- Hệ thống giao thông đƣờng bộ còn yếu kém - Sự trùng lắp về sản phẩm du lịch

- Một số điểm vƣờn tham quan có sự phân biệt về giá cả giữa khách nội địa và quốc tế Nhìn chung, Các điểm du lịch chƣa thõa mãn nhu cầu của khách du lịch địa phƣơng nhƣng thỏa mãn tốt nhu cầu khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Các yếu tố dịch vụ, cảnh quan, môi trƣờng của các điểm du lịch là các nhân tố ảnh hƣởng quan trọng đến sự hài lòng của khách du lịch. Du khách đến các điểm tham quan đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp với nhu cầu để tham quan, nghỉ ngơi, khám phá. Phần lớn du khách muốn kết hợp tham quan chợ nổi, nghỉ ngơi trong các vƣờn cây ăn trái, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu nét sinh hoạt của cƣ dân vùng sông nƣớc.

Giải pháp để phát triển du lịch huyện hiện nay là khâu tổ chức du lịch. Yêu cầu các điểm du lịch phải mở rộng các dịch vụ, mà tập trung trƣớc mắt là tổ chức tốt dịch vụ đón khách bằng đƣờng thủy vừa để hạn chế ảnh hƣởng của hệ thống giao thông đƣờng bộ, vừa tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch đƣợc khám phá sông nƣớc và tìm hiểu chợ nổi.

Bên cạnh đó, các điểm du lịch trên địa bàn huyện cần phải liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các nhà vƣờn để xây dựng thành tour, tuyến du lịch, phải có sự liên kết với các loại hình du lịch khác, phối hợp những địa bàn hoạt động du lịch khác trên cơ sở làm mới, làm riêng biệt sản phẩm du lịch của huyện nhà để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Dựa vào tình hình hoạt động của du lịch huyện Phong Điền, để đảm bảo du lịch huyện phát triển bền vững, em xin đề xuất một số ý kiến sau:

2.1. Đối với UBND thành phố Cần Thơ:

Để hỗ trợ các điểm du lịch thuận lợi trong kinh doanh và tạo điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn huyện ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nên nhanh chống hoàn thành các công trình xây dựng cầu trên tuyến tỉnh lộ 923, thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có điều kiện đầu tƣ, phát triển và các chính sách thu hút đầu tƣ phát triển du lịch.

2.2. Đối với sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:

Cần tăng cƣờng giám sát hoạt động của các điểm du lịch. Từ đó, làm trung gian xúc tiến việc xây dựng tour, tuyến du lịch giữa các điểm du lịch với các doanh nghiệp du lịch. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch và kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

Đẩy mạnh việc tổ chức xây dựng các chƣơng trình quảng bá về loại hình du lịch sinh thái của thành phố Cần Thơ.

Việc thực hiện dự án phát triển du lịch huyện huyện Phong Điền bên cạnh xây dựng vùng quy hoạch phát triển du lịch nên xem xét phƣơng án hỗ trợ nhân dân địa phƣơng (các điểm du lịch và các hộ nhà vƣờn có điều kiện kinh doanh du lịch) đầu tƣ phát triển du lịch. Đồng thời quan tâm đúng mức việc đào tạo nguồn nhân lực và có chính sách thu hút lao động đƣợc đào tạo chuyên ngành để phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 58)