Tiềm năng phát triển du lịch chợ nổi

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 29)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch chợ nổi

Huyện Phong Điền có sông Cần Thơ chạy qua là một trong những nhánh lớn của sông Hậu, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, mật độ trung bình 1,8 km/km2, chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, hằng năm vào mùa lũ một phần diện tích của huyện có bị ngập ở mức độ thấp và thời gian ngập không nhiều nhƣ những vùng khác của thành phố Cần Thơ.

Về nguồn nƣớc mặt của huyện rất dồi dào đƣợc cung cấp bởi sông Cần Thơ và hệ thống kênh rạch khác chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp và một phần nhỏ phục vụ sinh họat của nhân dân trên trên địa bàn huyện. Về nguồn nƣớc ngầm thì đƣợc phân bố khá rộng, nƣớc ngọt phân bố chủ yếu ở độ sâu 100 - 300 m, nhƣng có nơi 20 - 50 m đã có nƣớc ngầm, chất lƣợng khá tốt chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của nhân dân.

Với đặc điểm thủy văn khá thuận lợi nhƣ trên đã tạo nên hệ thống giao thông đƣờng thủy thuận lợi trong việc giao lƣu hàng hóa giữa huyện và các quận huyện khác trong thành phố và các tỉnh lân cận. Mặt khác, vào mùa nƣớc nổi hàng năm đã cung cấp cho huyện lƣợng phù sa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và cung cấp nhiều nguồn lợi thủy hải sản.

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hoạt động đi lại của ngƣời dân chủ yếu là ghe, xuồng,…không chỉ phục vụ cho việc đi lại mà ghe, xuồng còn là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, giao lƣu trao đổi hàng hóa của cƣ dân vùng sông nƣớc. Từ đó, đã hình thành nên loại hình du lịch chợ nổi. Nổi bật là chợ nổi Phong Điền:

Chợ nổi Phong Điền:

Chợ nằm ngay ngã ba sông Cần Thơ vào Cầu Nhiếm thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, cách thành phố Cần Thơ khoảng 20km nên du khách có thể dễ dàng tiếp cận bằng cả đƣờng bộ và đƣờng thủy. Đến đây, nếu đi bằng đƣờng bộ thì khách du lịch có thể thuê những ghe nhỏ của ngƣời dân địa phƣơng đi tham quan chợ nổi hoặc cách khác là có thể thuê tàu từ bến Ninh Kiều đi tham quan chợ nổi Cái Răng rồi đi thẳng hƣớng khoảng 1 giờ đồng hồ là đến chợ nổi Phong Điền. Thông thƣờng thì khách du lịch thích đi bằng tàu, ghe từ bến Ninh Kiều đến chợ nổi hơn vì có thể ngắm cảnh sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng dọc bên hai bờ sông. Đây cũng một trong những yếu tố thu hút sự tò mò và tìm hiểu của du khách khi đến tham quan chợ nổi thành phố Cần Thơ.

Chợ nổi Phong Điền thƣờng nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng khi mặt trời vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần.

Khác với chợ nổi Cái Răng chỉ buôn bán nông sản là chủ yếu, các mặt hàng ở chợ nổi Phong Điền phong phú hơn nhiều. Trong chợ còn có các ghe hàng bán những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất nhƣ: Chợ bán đủ các loại hàng hóa nông sản cho tới các thiết bị, vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày từ xuồng, ghe, lá lợp nhà, dao, cuốc, rựa; các dụng cụ đánh bắt thủy sản nhƣ: chài, lƣới, lờ, lọp... ; các sản phẩm của nghề đan đát nhƣ: thúng, rổ, nong, cần xé... và các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nƣớc cho tới các thứ thức ăn nhƣ: hủ tiếu, cà phê, bún nƣớc lèo…Hiện nay, trên chợ nổi còn có các dịch vụ mới nhƣ: trạm xăng dầu nổi có sức chứa vài ngàn lít bán cho tàu ghe qua lại, tiệm sửa cân, sửa máy, tiệm may nổi phục vụ nhanh cho

khách hàng. Nói chung, mặt hàng nào ở phố chợ có thì cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sông.

Điểm khác biệt giữa chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền là chợ nổi Cái Răng bán sĩ còn chợ nổi Phong Điền bán lẻ và quy mô của chợ nổi Cái Răng lớn hơn chợ nổi Phong Điền. Mặt khác, chợ nổi Cái Răng có khuynh hƣớng mua bán tập trung ở khu vực nhất định, còn chợ nổi Phong Điền thì đƣợc chia theo hai nhóm: nhóm thứ 1 tập trung các tàu tƣơng đối lớn neo đậu trao đổi mua bán với ngƣời dân địa phƣơng, nhóm thứ 2 nằm tại ngã 3 sông chủ yếu là các ghe nhỏ và ít sử dụng máy chạy mà họ thƣờng chèo để dễ dàng di chuyển vào bên trong chợ.

Đối với những ngƣời mua bán ở chợ nổi, thì chiếc ghe dùng để chở hàng hóa cũng là căn nhà di động. Mọi hoạt động mua bán, sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe. Nét độc đáo, riêng biệt và nổi bật của chợ nổi là hình thức “bẹo hàng”. Khách mua phải nhìn cây “bẹo” mà tìm hàng, ngƣời mua chỉ cần nhìn cây “bẹo” từ xa là biết ghe đó bán hàng gì. Đặc biệt nhất là hình thức “bẹo lá bán ghe”, các ghe bán hàng dạo thì thay hình thức “bẹo” hàng bằng âm thanh của những chiếc kèn.

Tuy rằng ngƣời dân “treo gì bán đó” thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có 3 trƣờng hợp ngoại lệ:

Thứ nhất: “Cái gì treo mà không bán” Chính là quần áo. Cƣ dân chợ nổi thƣờng sinh sống và sinh hoạt ngay trên thuyền, vì thế quần áo họ thƣờng phơi cả trên thuyền. Thứ hai: “Cái gì bán mà không treo” đó chính là các thuyền bán hàng ăn uống và nƣớc giải khát.

Thứ 3: “Cái gì mà treo cái này, bán cái khác” Chính là treo lá dừa nhƣng lại bán ghe. Chợ nổi Phong Điền là chợ nổi thứ hai trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây cũng là một trong những điểm du lịch trên sông rất đặc trƣng mà khá nhiều du khách muốn tìm hiểu, khám phá.

Với lợi thế nằm trên khu vực ngã ba sông nên phong cảnh của chợ nổi rất đẹp, chợ nổi Phong Điền cũng thu hút cả khách quốc tế và khách nội địa. Chợ nằm gần trục lộ chính, đây là điều kiện khá tốt cho các phƣơng tiện vận chuyển hàng hóa từ dƣới chợ nổi đi nơi khác và các đoàn tham quan du lịch vẫn có thể tham quan cả bằng đƣờng thủy và đƣờng bộ. Một ƣu điểm khác nữa là chợ nổi Phong Điền là ngôi chợ khá hoang sơ, các sản phẩm chủ yếu là của các nhà vƣờn trong địa phƣơng và buôn bán hàng hóa theo mùa. Đặc biệt là hình ảnh mái chèo khua nƣớc diễn ra ở chợ nổi Phong Điền vẫn còn tồn tại rất nhiều điều này đã làm say lòng nhiều du khách. Gần đây, một số mặt hàng mua bán trên chợ nổi có đa dạng hơn nhƣng nhìn chung vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng riêng của một chợ nổi miệt vƣờn. Đó là điểm chính thu hút nhiều khách du lịch.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)