Tiềm năng văn hóa nghệ thuật truyền thống

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 37)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Tiềm năng văn hóa nghệ thuật truyền thống

Ngoài những di tích lịch sử văn hóa, huyện Phong Điền còn nổi bật với văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống đƣợc hình thành từ những đặc trƣng của cƣ dân vùng sông nƣớc. Nổi bật hơn hết đó là loại hình đờn ca tài tử Nam bộ.

Đờn ca tài tử:

Trong lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Đờn ca tài tử đƣợc xem nhƣ là thể loại sinh ra muộn hơn cả. Đờn ca tài tử là một trong những loại hình nghệ thuật thể hiện đƣợc tính cách phóng khoáng và nếp gắn liền với sông nƣớc vùng ĐBSCL.

Vào những năm 1930 của thế kỷ trƣớc nhạc tài tử Nam Bộ đã phổ biến khá rộng ở miền Nam. Từ Đồng Nai đến Gò Công, qua Tiền Giang lan rộng đến Cà Mau, Bạc Liêu. Trong phong trào này Cần Thơ cũng xuất hiện nhiều nhạc sỹ tài danh và đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp phát triển phong trào đờn ca tài tử ở miền Nam. Tiêu biểu nhƣ: Cò Quốc (Ô Môn), Sáu Hóa (Phong Điền), Văn Chính (Bình Thủy)…

Phong Điền là một trong những cái nôi của phong trào Đờn ca Tài tử nam Bộ với các nghệ danh nổi tiếng nhƣ nhạc sĩ Sáu Hóa, soạn giả Điêu Huyền, kép hát Tám Danh, Bầu Hẹ (Ba Kiên), Bầu Ấu (Năm Cừu) … góp phần nên thành công vang dội cho phong trào Đờn ca Tài tử cùng cả nƣớc. Tiêu biểu là nghệ nhân Sáu Hóa ở Vàm Xáng – Phong Điền, vốn là con nhà khá giả nhƣng lại không ham mê danh lợi sớm bộc lộ tài năng nghệ thuật và làm bạn với đàn tranh. Có lần vua Bảo Đại du hành vào Sài Gòn cũng là lúc ông lên đây giao lƣu với các nhạc sỹ nơi đây. Ông đƣợc bạn bè giới thiệu đến giúp vui cho nhà vua. Ông cống hiến cả cuộc đời mình cho nhạc tài tử miền Nam. Thời gian qua, loại hình Đờn ca tài tử ở huyện Phong Điền không ngừng phát triển, hiện nay toàn huyện có 23 câu lạc bộ, với hơn 130 thành viên tham gia sinh hoạt thƣờng xuyên đã góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả loại hình đặc sắc Đờn ca tài tử Nam bộ.

Khi tham gia các chƣơng trình du lịch bằng thuyền tại thành phố Cần Thơ, khách còn đƣợc các hƣớng dẫn viên trình bày những câu vọng cổ đậm chất miền Tây sông nƣớc vừa xem nhƣ quà tặng dành cho du khách cũng nhƣ vừa để quảng bá về loại hình văn nghệ đặc sắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên một số thuyền lớn thì du khách có thể thuê các nghệ nhân phục vụ Đờn ca tài tử để thƣởng thức. Hiện nay, hoạt động Đờn ca tài tử đã đƣợc hình thành tại một số vƣờn du lịch sinh thái, chợ nổi trên sông và có thể xây dựng thành những tụ điểm hoạt động có địa chỉ, lịch biểu diễn nhằm phục vụ cho du khách cũng nhƣ gắn kết với các hoạt động du lịch khác để loại hình này có hƣớng khai thác thành sản phẩm có giá trị hơn. Nhƣ tại Mỹ Khánh, khi thuyền du khách ghé lại dùng cơm trƣa thì Khu du lịch còn phục vụ Đờn ca tài tử nhƣ là món ăn tinh thần không thể thiếu tại vùng đất này.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)