Tham quan di tích – lễ hội:

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 47)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.2.3. Tham quan di tích – lễ hội:

Đến nay, huyện Phong Điền còn lƣu giữ và phát huy những giá trị truyền thống, thể hiện lòng yêu nƣớc và những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của cƣ dân vùng ĐBSCL thể hiện qua việc trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội,…Tất cả đã nói lên sự đoàn kết, gắn bó của các cƣ dân với nhau về niềm tin và lòng tự hào vì đƣợc sống trên mãnh đất đƣợc mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Tuy nhiên, hiện nay để khai thác các khu di tích, lễ hội vào phục vụ du lịch thì đòi hỏi các cơ quan ban ngành địa phƣơng cần có kế hoạch và phƣơng hƣớng cụ thể. Bởi nó chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố: vấn đề giao thông, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xem xét những ảnh hƣởng từ hoạt động du lịch đến điểm, khu di tích, sự phối hợp với cộng đồng địa phƣơng,…Đây là vấn đề cấp thiết hàng đầu hiện nay. Chẳng hạn, với khu di tích mộ Nhà thơ Phan Văn Trị tuy hiện nay đã đƣợc đầu tƣ nhiều hạng mục, khang trang hơn

trƣớc, thể hiện lòng tôn kính về vị anh hùng yêu nƣớc đƣợc nhân dân yêu mến, cần đƣợc khai thác đƣa vào phục vụ du lịch nhằm góp phần nâng cao ý thức “Uống nƣớc nhớ nguồn” trong mỗi du khách. Nhƣng đƣờng vào khu di tích chƣa đƣợc hoàn thiện xong, xung quanh khu di tích hầu nhƣ rất ít hoặc không có điểm phục vụ vui chơi giải trí, cũng nhƣ là ăn uống, và cũng chƣa có bãi đỗ xe,… Ngoài ra, nhƣ khu di tích lịch sử Giàn Gừa đƣợc công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố, cây Gừa cũng đƣợc công nhân là cây Di Sản, hằng năm với lễ hội Giàn Gừa thu hút hàng ngàn nguời dân địa phƣơng và khách thập phƣơng đến tham dự là điều kiện tốt để giáo dục nâng cao việc tuyên truyền gắn với du lịch cộng đồng. Lẽ ra, đối với một điểm du lịch có nhiều đối tƣợng du lịch nhƣ vậy sẽ thu hút đƣợc nhiều du khách đến tham quan, nhƣng vấn đề giao thông dƣờng nhƣ là nguyên nhân chính dẫn đến việc khó thu hút khách du lịch, đƣờng nhỏ xe du lịch không tiếp cận đƣợc mà chủ yếu là xe gắn máy, nếu đi bộ thì mất khoảng gần một tiếng, mặt đƣờng xuống cấp, xung quanh điểm tham quan khá hoang sơ chỉ có một vài hàng quán,...

Trong thời gian tới, khi hệ thống giao thông đƣợc cải thiện, các cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc nâng cấp thì các khu di tích cũng nhƣ các lễ hội trên địa bàn huyện mới thực sự phát huy hết tiềm năng cũng nhƣ thế mạnh của mình

Ngoài các loại hình du lịch trên thì loại hình Đờn ca tài tử hiện nay đã có các đội hoạt động, hình thành trong địa phƣơng các câu lạc bộ, sinh hoạt đờn ca tài tử, nhƣng khó khăn hiện nay nếu muốn đƣa loại hình này vào khu du lịch thì phải đầu tƣ tiếp tục về trang thiết bị, dụng cụ, công tác đào tạo… Mặc khác, chủ yếu các hoạt động này còn mang tính tự phát, không gắn với lợi nhuận, gây khó khăn cho việc xây dựng các chƣơng trình, giá cả, tâm lý thích thì đến ca. Không đảm bảo đƣợc tính ổn định. Nếu nhƣ ca Huế trên sông Hƣơng đƣợc tổ chức một cách bài bản về thời gian trình diễn, có đội ngũ nghệ nhân chuyên nghiệp, đƣợc đầu tƣ về trang thiết bị, nhạc cụ, có hệ thống bán vé, có hẵn lớp chuyên đào tạo những nghệ nhân. Thì với đờn ca tài tử dƣờng nhƣ vẫn còn ở dạng tiềm năng. Vấn đề này đòi hỏi huyện cần nhiều thời gian mới có thể làm đƣợc.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 47)