Định hƣớng phát triển du lịch ĐBSCL

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 52)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch ĐBSCL

Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm thế giới. Du lịch sẽ là “đầu tàu” kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỉ XXI. Ngày nay du lịch đang đƣợc định hƣớng thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phƣơng và quốc gia trên thế giới. ĐBSCL cũng vậy, cũng đang đƣợc định hƣớng thành vùng trọng điểm của quốc gia về phát triển các loại hình du lịch sinh thái.

Nghị quyết 21/NQTW của bộ chính trị chỉ rõ chính sách du lịch đối với ĐBSCL là “phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch sông nƣớc,…; cho phép áp dụng một số cơ chế khuyến khích, ƣu đãi cho phát triển du lịch. Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch”.

Tháng 03/2010 bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã phê duyệt đề án phát triển du lịch ĐBSCL dến năm 2020. Đề án nêu rõ, nhu cầu đầu tƣ cho du lịch từ nay đến năm 2015 là 959,6 triệu USD; giai đoạn 2016-2020 là 963,7 triệu USD; Mục tiêu đề ra là đến năm 2015 ngành du lịch của vùng sẽ thu hút 7,7 triệu khách, trong đó có 2,7 triệu khách quốc tế; đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 10,4 triệu, trong đó có 3,9 triệu lƣợt khách quốc tế. Du lịch sẽ giải quyết việc làm 236.600 lao động, trong đó có 82,700 lao động trực tiếp. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, vùng ĐBSCL cần xác định rõ hƣớng phát triển, xây dựng những yếu tố cần thiết phù hợp với điều kiện của vùng trong định hƣớng phát triển tƣơng lai tránh tình trạng đầu tƣ chổ thừa chổ thiếu. Theo phê duyệt này, phân vùng lãnh thổ du lịch ĐBSCL đƣợc chia thành 4 cụm du lịch: + Cụm trung tâm: gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội của vùng là du lịch tham quan sông nƣớc, du lịch với mục đích thƣơng mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dƣỡng biển cao cấp.

+ Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. + Cụm duyên hải phiá Đông: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo là du lịch sông nƣớc, miệt vƣờn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.

+ Cụm Đồng Tháp Mƣời: gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nƣớc nội địa Đồng Tháp Mƣời.

Có thể nói, du lịch ĐBSCL đang đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nƣớc. Đây là cơ sở để du lịch huyện Phong Điền có cơ hội thu hút đƣợc vốn đầu tƣ để quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện hiện nay.

Một phần của tài liệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 52)