Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy qui mô mô hình trồng mía nơi đây tương đối nhỏ, chủ yếu là sử dụng lao động gia đình (LĐGĐ), ít thuê mướn lao động. Diện tích trồng mía trung bình của người dân nơi đây là 8,1 (1000m2), hộ có diện tích thấp nhất là 2,0 (1000m2), cao nhất là 30,0 (1000m2). Diện tích sản xuất lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do tiết kiệm được chi phí sản xuất. Lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Người dân trồng mía nơi đây sản xuất chủ yếu dựa trên lực lượng lao động gia đình, số lao động gia đình tham gia sản xuất ít nhất là 1 người, cao nhất là 6 người, trung bình mỗi hộ có trên 2 lao động gia đình. Điều này góp phần thuận lợi cho nông hộ gia tăng thu nhập do tiết kiệm được một phần chi phí lao động thuê mướn. Số lao động thuê mướn cũng khá nhiều, cao nhất là thuê 10 lao động, trung bình thuê mướn trên 1 lao động, và có một số hộ không thuê mướn lao động vì tận dụng nguồn lao động sẵn có trong gia đình. Các hộ thuê mướn lao động thường có diện tích lớn hay trong nhà có người lớn tuổi hoặc con em đi học không thể tham gia vào quá trình sản xuất, họ thuê lao động chủ yếu cho các khâu vô chân và thu hoạch vì hai giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn và gấp rút nên cần nhiều lao động.
Bảng 4.5: Diện tích và lao động trong mô hình trồng mía của nông hộ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Tham gia tập huấn
Có 26 43,3
Không 34 56,7
Tổng 60 100,0
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Diện tích 1000m2 30,0 2,0 8,1 Số LĐGĐ Người 6,0 1,0 2,6 Số LĐ thuê Người 10,0 0,0 1,7
33
4.1.2.1 Lý do lựa chọn mô hình trồng mía
Dựa vào kết quả điều tra thực tế các hộ nông dân ta nhận thấy nguyên nhân chính mà nông hộ tham gia sản xuất mía là do truyền thống từ xưa (56,6%) và có điều kiện đất đai phù hợp (25,0%). Có 1,7% hộ tham gia mô hình vì lợi nhuận cao hơn cây khác, có 3,3% cho rằng vốn đầu tư thấp, có 5,0% theo phong trào và 8,4% cho là dễ trồng. Như vậy, người dân nơi đây tham gia trồng mía vì theo truyền thống và sự thích hợp của đất đai, đất đai phù hợp là một yếu tố được các nông hộ và cán bộ kỹ thuật đánh giá cao vì đó là nguyên nhân chính làm cho mía nơi đây đạt năng suất và chất lượng cao hơn những nơi khác.
Bảng 4.6: Nguyên nhân tham gia mô hình sản xuất mía của nông hộ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
4.1.2.2 Nguồn cung cấp giống
Qua điều tra thực tế các nông hộ cho thấy thương lái là nguồn cung cấp mía giống chủ yếu cho người dân trồng mía huyện Phụng Hiệp chiếm 95,0%. Vì thương lái vừa là người cung cấp và vừa là người tư vấn cho người nông dân nên trồng giống mía gì trong vụ tới để có thể bán được với giá cao để nâng cao thu nhập. Mặc dù mía giống do thương lái cung cấp có mức giá bán khá cao dao động từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg, nhưng người nông dân vẫn bắt buộc phải mua vì qua đó giúp người dân đỡ phải lo lắng khâu chuẩn bị mía giống cho vụ sau và đồng thời có thể trồng được loại mía có nhu cầu mua cao trong tương lai. Còn nguồn cung cấp mía giống thứ hai đó là do người dân tự cung cấp cho mình bằng cách trước khi thu hoạch người nông dân sẽ chọn những cây mía to và có chất lượng về hom để làm giống cho vụ sau. Nhưng nguồn cung này không ổn định và chỉ chiếm 5,0%. Và một vài nguồn cung khác như trung tâm giống, nông dân khác hay các tỉnh lân cận vẫn chưa được người dân quan tâm đến.
Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ (%) Truyền thống từ xưa 34 56,6 Đất đai phù hợp 15 25,0
Dễ trồng 5 8,4
Theo phong trào 3 5,0 Vốn đầu tư thấp 2 3,3 Lợi nhuận cao hơn cây khác 1 1,7
34
Bảng 4.7: Nguồn giống nông hộ sử dụng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
4.1.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong mô hình trồng mía
Trong quá trình sản xuất mía có không ít những thuận lợi cũng như khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của người dân. Phần phân tích dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn những tác động có lợi và ảnh hưởng gây bất lợi đến mô hình sản xuất.
Có nhiều yếu tố thuận lợi cho mô hình trồng mía của người dân địa phương. Qua quá trình thu thập ý kiến người dân được biết các yếu tố ảnh hưởng tốt cụ thể là do đất đai phù hợp (60,0%), thuận lợi do có nhiều kinh nghiệm sản xuất (15,0%), có nhiều người trồng, dễ bán (10,0%), do được tập huấn kỹ thuật (6,7%), do khí hậu thuận lợi và bán được giá cao (3,3%), có 1,7% thuận lợi là do những nguyên nhân khác. Những thuận lợi trên có ảnh hưởng tích cực trong việc sản xuất của người dân góp phần làm gia tăng hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Bảng 4.8: Những thuận lợi trong mô hình sản xuất
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Nguồn cung cấp giống Tần số Tỷ lệ (%)
Thương lái 57 95,0
Tự cung cấp 3 5,0
Nông dân khác 0 0,0
Trung tâm cây giống 0 0,0 Các tỉnh lân cận 0 0,0
Tổng 60 100,0
Thuận lợi Tần số Tỷ lệ (%) Đất đai phù hợp 36 60,0 Có kinh nghiệm sản xuất 9 15,0 Có nhiều người trồng, dễ bán 6 10,0 Được tập huấn kỹ thuật 4 6,7 Khí hậu thuận lợi 2 3,3 Bán được giá cao 2 3,3
Khác 1 1,7
35
Bên cạnh những thuận lợi nông dân cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất và qua quá trình điều tra trực tiếp nông hộ cho thấy một số khó khăn thường gặp trong mô hình được liệt kê trong bảng 4.8.
Theo nông dân thì khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là giá cả đầu ra bấp bênh (48,3%), vì tình trạng “được mùa, mất giá” là một thực trạng đáng buồn cho bà con nông dân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó giá cả đầu vào tăng cao (10,0%) điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nông dân. Đồng thời, đây cũng là những khó khăn chung của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay. Khó khăn lớn tiếp theo có 18,3% là tình trạng thiếu vốn sản xuất của nông hộ. Những hộ thiếu vốn sản xuất này, họ phải tiếp cận đến hai nguồn vốn tín dụng chính đó là nguồn vốn tín dụng chính thức và phi chính thức. Những hộ tiêp cận được với nguồn vốn chính thức thì được vay với mức lãi suất thấp còn những hộ không tiếp cận được thì phải tìm đến nguồn vốn phi chính thức phải trả với mức lãi suất cao, có 13,4% cho biết khó khăn do thiếu lao động, có 3,4% do ít được tập huấn kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm sản xuất là 5% và 1,6% do nguồn giống chưa chất lượng. Tất cả khó khăn trên không những gây ra ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng mía thu hoạch mà còn làm giảm thu nhập của người dân.
Bảng 4.9: Những khó khăn trong mô hình sản xuất
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013