Phân tích các khoản mục về chi phí trong mô hình

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 46)

4.2.1.1 Chi phí giống

Khó khăn Tần số Tỷ lệ (%) Giá cả đầu ra bấp bênh 29 48,3 Thiếu vốn sản xuất 11 18,3 Giá cả đầu vào tăng cao 6 10,0 Thiếu lao động 8 13,4 Ít được tập huấn 2 3,4 Thiếu kinh nghiệm sản xuất 3 5,0 Nguồn giống chưa chất lượng 1 1,6

36

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trồng. Sử dụng giống chất lượng và trồng với mật độ như khuyến cáo sẽ cho năng suất cao hơn.

Qua điều tra thực tế các nông hộ trồng mía huyện Phụng Hiệp cho thấy rằng chi phí giống mà người dân trồng mía trên địa bàn bỏ ra để trồng trên 1.000m2 khá là cao. Bảng 4.10 ta thấy, chi phí giống nhỏ nhất là 917.000

đồng/1.000m2, chi phí giống lớn nhất là 3.111.000 đồng/1000m2 và chi phí giống trung bình mà người nông dân bỏ ra tới 2.012.000 đồng/1000m2. Việc người dân trồng mía trên địa bàn bỏ ra chi phí để mua giống cao như vậy là do hiện nay giá mua giống trên thị trường rất cao dao động từ 1.400 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg; nguyên nhân thứ hai khi khảo sát biết được là người dân thường trồng mía theo sở thích đó là tùy thuộc vào sở thích nông hộ muốn trồng dày hay trồng thưa. Bên cạnh đó, sử dụng lượng giống khi trồng đều dựa trên kinh nghiệm của bản thân và truyền thống gia đình. Theo khảo sát, đa số nông hộ trồng khoảng từ 0,6 đến 1,6 tấn mía giống/1000m2. Tùy vào thời điểm, tùy vào giống mía mà giá cả mía giống cũng khác nhau. Vì vậy chi phí giống của mỗi hộ là không giống nhau. Bởi thế, nông dân nên chọn thời điểm xuống giống thích hợp, đặt mía giống với mật độ vừa phải... như thế vừa tiết kiệm được chi phí, vừa cho năng suất cao.

Ngoài ra còn thấy đa phần nông hộ trên địa bàn chỉ sử dụng có một loại giống mía nhất định mà không trồng một loại nào khác (chủ yếu loại mía mà người dân chọn trồng đó là ROC 16). Khi được hỏi về việc tại sao chỉ chọn một loại giống đó để trồng thì đa số trả lời rằng loại giống này cho năng suất cao, đất đai phù hợp và giá bán cũng ổn định; một số khác thì trả lời rằng đây là loại giống mà truyền thống gia đình của họ luôn chọn để trồng.

Bảng 4.10: Số lượng giống và giá mía giống nông hộ sử dụng

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

4.2.1.2 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến năng suất và cũng là yếu tố tốn nhiều chi phí nhất. Bón phân đúng lúc, đúng liều lượng không

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Số lượng giống Kg/1000m2 600 1.600 1.311 Giá giống Đồng/1000m2 1.400 2.000 1.772 Thành tiền Đồng/1000m2 917.000 3.111.000 2.012.000

37

những tiết kiệm được chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao cho mô hình sản xuất.

Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy người dân nơi đây thường sử dụng các loại phân như NPK (16-16-8), NPK (20-20-15), NPK(25-25-5), DAP (18- 46-0), Urê (46%)... với mức độ và chi phí đầu tư cho phân bón như sau: Lượng phân N sử dụng trung bình 33,0 kg/1000m2, sử dụng cao nhất 55,0 kg/1000m2, thấp nhất 9,0 kg/1000m2. Lượng phân P sử dụng trung bình 27,0 kg/1000m2, sử dụng cao nhất 76,0 kg/1000m2, sử dụng thấp nhất 4,4 kg/1000m2. Đáng chú ý là lượng dưỡng chất K là nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều nhất, để tạo ra một tấn mía cây cần 2,75 (kg) K2O. K có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp tạo ra đường, đủ K, cây mía cứng cáp, không đổ ngã, ít sâu bệnh, chín sớm và tăng tỉ lệ đường nhưng được nông hộ sử dụng ít, trung bình là 7,0 kg/1.000 m2, sử dụng cao nhất 25,00 kg/1000m2, sử dụng thấp nhất 1,3 kg/1000m2. Nguyên nhân của sự khác nhau về lượng dưỡng chất N, P và K là do nông hộ bón phân chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sẵn có và thói quen của bản thân ít áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên liều lượng phân bón không hợp lý làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Bảng 4.11: Số lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O nông hộ sử dụng

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV

Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất mía cho thấy các hộ tham gia trồng mía nơi đây rất ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc trừ sâu như Basudin 10G, Gà nòi 4C, Padan

4H... nhưng với liều lượng rất thấp, trung bình khoảng 20-30 kg/ha. Do lượng thuốc sử dụng không nhiều nên chi phí đầu tư cho thuốc cũng rất thấp, chi phí thuốc trung bình trên một công khoảng 103.000 đồng/1000m2, chi phí thấp nhất là 17.000 đồng/1000m2, chi phí cao nhất là 650.000 đồng/1000m2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng liều và đúng cách không những góp phần bảo vệ cây mía tránh khỏi các loại dịch bệnh tấn công làm tăng năng suất và chất lượng mía thu hoạch mà còn tiết kiệm được chi phí đầu vào cho nông hộ.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Lượng phân N Kg/1000m2 9,0 55,0 33,0 Lượng phân P Kg/1000m2 4,4 76,0 27,0 Lượng phân K Kg/1000m2 1,3 25,0 7,0

38

4.2.1.4 Chi phí khác

Ngoài những loại chi phí trên còn có các loại chi phí khác chiếm phần không nhỏ trong chi phí đầu tư vào sản xuất của nông hộ như chi phí lãi vay, chi phí lao động, chi phí làm đất,... Chi phí lãi vay trung bình là 137.000 đồng/1.000m2, chi phí lãi vay nhỏ nhất 0 đồng/1000m2 (do nông hộ sử dụng vốn tự có của mình để sản xuất và không đi vay) và chi phí lãi vay lớn nhất là 2.000.000 đồng/1000m2. Nguyên nhân ở đây là do người nông dân chưa có được nhiều thông tin để tiếp cận vốn vay và bên cạnh đó là lãi suất ngân hàng cũng tăng khá cao. Trong quá trình khảo sát cho thấy, một số nông hộ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay như hình thức vay rườm rà hay nhận tiền vay chậm. Mà bản chất của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ, chính vì lẽ đó đã gây ra cho người nông dân ít nhiều khó khăn. Chính vì điều này mà người nông dân đã không đi vay mà sử dụng vốn tự có của mình để sản xuất. Việc lấy vốn tự có để sản xuất mà không đi vay đã làm cho người nông dân trong huyện gặp khá nhiều khó khăn trong việc không có đủ vốn để sản xuất, phải mua chịu giống và phân bón dẫn đến việc đời sống của người nông dân ngày một đi xuống.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)