3.1.3.1 Tình hình kinh tế
Trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang có nhiều nổi bật và phát triển. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,52%, đạt 110,09% kế hoạch. Trong đó: khu vực I tăng 9,37%; khu vực II tăng 9,65%; khu vực III tăng 26,61%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,46 triệu đồng, đạt 110,07% kế hoạch. Tỷ trọng khu vực I chiếm 36,94% (giảm 1,62 % so với kế hoạch); khu vực II chiếm 36,90% (giảm 1,52 % so với kế hoạch); khu vực III chiếm 26,16 % (tăng 3,14% so với kế hoạch). Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 1.130/1.120 tỷ, đạt 100,89% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 785 tỷ đồng, đạt 100,64% so kế
22
hoạch. Thu ngân sách địa bàn 376,37 tỷ đồng, đạt 106,64% kế hoạch; Thu nội địa 34,30 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, thu thuế 33,50 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt trên 305 ngàn tấn, vượt 7,5% so với kế hoạch, về cây mía có trên 8.800 ha năng suất bình quân khoảng 105 tấn/ha, chiến dịch giao thông-thủy lợi mùa khô năm 2011 thực hiện vượt chỉ tiêu trên giao, đạt giải nhất toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 5% (Nguồn: www.phunghiep.vn).
Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 14,5%, thu nhập bình quân đạt 16,91 triệu đồng/người, tăng 13,52% so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ (hiện tỷ trọng nông nghiệp chiếm 41,13% trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp 31,85%, dịch vụ thương mại 27,02%). Lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế huyện Phụng Hiệp với tổng giá trị sản lượng năm 2012 đạt 3.469 tỷ đồng, tăng 2,13% so với năm 2011 (Nguồn: www.phunghiep.vn).
Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình sản xuất nông nghiệp đều đạt so với kế hoạch đề ra. Chỉ đạo thu hoạch dứt điểm 2.684,6/2.100 ha lúa đông xuân liếp, đạt 127,83% kế hoạch, năng suất bình quân 6,1 tấn/ha, sản lượng 16.363 tấn. Lúa đông xuân ruộng thu hoạch 19.507,6/19.500 ha, đạt 100,03% kế hoạch, năng suất bình quân 7,25 tấn/ha, sản lượng 141.430,1 tấn, giá bán từ 4.450- 4.550 đồng/kg tại ruộng, với giá lúa như vậy nông dân thu lãi từ 20-22 triệu đồng/ha, mặc dù lúa trúng mùa nhưng nông dân không phấn khởi vì gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Lúa hè thu xuống giống được 19.502,98/19.500 ha, đạt 100,02% kế hoạch và hiện đã thu hoạch được 1.607 ha, năng suất từ 5,6- 6,1 tấn/ha, giá bán từ 3.600 – 3.700 đồng/kg (IR50404), lúa dài 4.100 – 4.200 đồng/kg. Mía xuống giống 9.532/9.500 ha, đạt 100,3% kế hoạch, hiện đã thu hoạch được 12,1 ha, giá bán từ 1.400-1.500 đồng/kg (Nguồn: www.phunghiep.vn).
3.1.3.2 Tình hình xã hội
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường... làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay, xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ô tô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
23
Về y tế, do đất rộng, người đông nên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân của Phụng Hiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, địa phương đã có nhiều nỗ lực phát triển mạng lưới y tế cơ sở và làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều năm liền không có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Bệnh viện đa khoa huyện đã khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực nhất là y, Bác sỹ bằng cách sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng công nghệ tin học trong khám và điều trị. Tổng số lượt khám điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện 97.754 lượt người, đạt 97,75% kế hoạch, tại Trạm Y tế và phòng khám khu vực được 216.643 lượt người, đạt 90,26% kế hoạch. Vận động mổ đục thủy tinh thể miễn phí cho 90 người, phối hợp tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 4.200 lượt bệnh nhân nghèo, đối tượng chính sách với tổng trị giá trên 110 triệu đồng. Các cơ sở Đông y khám bệnh 7.015 lượt người, cấp 20.326 thang thuốc miễn phí, trị giá 57 triệu đồng (báo cáo năm 2012).
Về giáo dục, tổng kết năm học 2011- 2012, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và xét tốt nghiệp THCS đạt 99,48%, thi đậu tốt nghiệp THPT đạt 100%, bổ túc THPT đạt 89,95%; Xây dựng 04 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số toàn huyện có 18 trường đạt chuẩn. Tổ chức khai giảng năm học mới 2012- 2013 đồng loạt theo quy định của UBND tỉnh Hậu Giang, kết quả đã huy động được 34.583 học sinh ra lớp, trong đó: nhà trẻ, mẫu giáo 6.393 cháu, tiểu học 17.342 học sinh, THCS 8.459 học sinh, THPT 2.389 học sinh. Các ngành, các cấp trong huyện đã vận động hỗ trợ học bổng, 153.980 quyển tập, 302 bộ sách giáo khoa và nhiều dụng cụ học tập khác với tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng nhằm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nghèo vượt khó học giỏi có điều kiện đến trường.
Lao động- Thương binh và Xã hội: 6 tháng đầu năm, xây dựng được 21 căn nhà tình nghĩa trị giá 675 triệu đồng; 20 căn nhà tình thương trị giá 641 triệu đồng; đưa 150 đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt; giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.776 lao động, đạt 53,48%; đào tạo nghề cho 400 lao động, đạt 23,81%; tổng số đối tượng bảo trợ xã hội là 5.818 đối tượng, đã mua 5.210 thẻ BHYT với tổng số tiền 2.954 triệu đồng. Kịp thời cấp phát chế độ chính sách cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo,… đón Tết, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh; Tiến hành cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho 4.363 học sinh, sinh viên với tổng số tiền 1.696.345.500 đồng; triển khai cấp tiền điện quý I, II cho 10.959 hộ nghèo với tổng số tiền 1,971 tỷ đồng; qua tổng hợp sơ bộ điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo, hiện
24
nay toàn huyện có 10.959 hộ nghèo (tăng 04 hộ so với quý I), chiếm tỷ lệ 22,62% (giảm 3,83% so với đầu năm), hộ cận nghèo là 5.910 hộ, chiếm tỷ lệ 12,20%; cấp 61.687 thẻ BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo; Tiếp nhận 08 đơn thư khiếu nại tố cáo, đã xem xét giải quyết 06 đơn. Kiểm tra ATVSLĐ-PCCN tại 15 công ty, doanh nghiệp, nhìn chung các đơn vị đều thực hiện tốt.
Công tác Dân tộc: tình hình chính trị trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn ổn định và giữ vững; Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 huyện đã thăm và tặng 50 phần quà cho 50 hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc các xã Tân Bình, Thạnh Hòa, Hòa An, Long Thạnh, Hiệp Hưng với tổng trị giá 15 triệu đồng; Tổ chức lễ khánh thành công trình trạm cấp nước sinh hoạt tập trung cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại ấp 4, xã Hòa An và bàn giao công trình cho UBND xã Hòa An quản lý, sử dụng phục vụ nhân dân; tổ chức họp xét duyệt ấp đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kết quả có 02 xã đạt tiêu chí xã khu vực III (Tân Bình, Hòa An), 10 xã đạt tiêu chí xã khu vực II (Tân Long, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Long Thạnh, Phương Phú, Tân Phước Hưng, Bình Thành, Búng Tàu, Phương Bình) và 14 ấp đạt tiêu chí đặc biệt khó khăn; tổ chức họp mặt và tặng 651 phần quà cho cán bộ, công chức viên chức, người có uy tín nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay với tổng số tiền 19.500.000 đồng; đưa 100 đại biểu người dân tộc tham dự Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh; phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thẩm định 01 hộ được hỗ trợ theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội Chữ thập đỏ: Thực hiện phong trào “Tết vì người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam” năm 2013, đã vận động được 9.941 phần quà trị giá hơn 3 tỷ đồng và 02 căn nhà trị giá 90 triệu đồng; vận động cứu trợ, xây dựng Nhà Chữ thập đỏ - công trình phúc lợi xã hội là 2,175 tỷ đồng; ngoài ra còn khám bệnh cấp thuốc miễn phí với tổng số tiền vận động khoảng 186 triệu đồng; vận động hiến máu nhân đạo được 838/1.840 đơn vị, đạt 45,54% kế hoạch.
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÍA 3.2.1 Giới thiệu khái quát về cây mía
3.2.1.1 Nguồn gốc
Mía là tên gọi chung của một số loài trong Chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Androgoneae của họ Hòa Thảo, bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm Cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6m. Tất
25
cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều có các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường (Nguồn: http://vi.wikipedia.org).
3.2.1.2 Đặc điểm
Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía). Đó là đặc điểm chung của thực vật, chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ). Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho phần ngọn cây mía nhạt hơn (Nguồn: http://vi.wikipedia.org).
Đặc điểm sinh trưởng
- Nhiệt độ
Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi ẩm độ rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự dinh dưỡng của cây mía là 15-260C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 210C và ngưng sinh trưởng khi nhiệt độ ở 130C. Và dưới 50C thì cây sẽ chết. Thời kỳ nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C, tốt nhất là 26-330C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C. Từ 28- 350C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan đến tỉ lệ đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ mía chín từ 15-200C. Vì vậy, tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao (Nguồn: http://vi.wikipedia.org).
- Ánh sáng
Mía là cây đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1.200 giờ, tốt nhất là trên 2.000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và chiều dài ánh sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém. Do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy, mía ở vùng nhiệt đới vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía (Nguồn: http://vi.wikipedia.org).
- Độ ẩm
Mía là loại cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1.500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu
26
hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ có tỉ lệ đường cao. Bởi vậy, các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả. Gió bão làm cây đổ ngã dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây. Chính vì vậy, gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao (Nguồn: http://vi.wikipedia.org).
- Đất trồng
Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất. Vậy có thể trồng mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, ít khô hạn, ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình C, đất không ngập úng thường xuyên. Ngoài ra, người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gió đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh xói mòn. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có qui mô lớn (Nguồn: http://vi.wikipedia.org).
3.2.2 Thực trạng mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang qua các năm
Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 – 2012 có phần thay đổi tăng đều qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010 tổng diện tích đất trồng mía là 8.979 ha đến năm 2011 là 9.465 ha, tăng 486 ha so với năm trước đó, đến năm2012 tổng diện tích trồng mía là 9.705 ha, tăng 240 ha so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng mía tăng lên một phần là do nông dân chuyển đổi từ đất tràm lên liếp trồng mía và do sự phù hợp về đất đai thuận lợi cho cây mía phát triển. Sản lượng mía thu hoạch trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 – 2012 tăng và tăng liên tục, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012. Cụ thể, sản lượng thu hoạch năm 2010 đạt 745.821 tấn, đến năm 2011 đạt 773.286 tấn (tăng 27.465 tấn). Tuy diện tích trồng trong năm 2010 – 2011 tăng nhiều (tăng 286 ha) nhưng do mía là loại cây trồng mất thời gian sinh trưởng dài (khoảng 8 đến 9 tháng) nên sản lượng mía thu hoạch trong giai đoạn này tăng không nhiều. Đến năm 2012 mặt dù diện tích đất trồng tăng nhẹ (tăng 240 ha so với năm 2011) nhưng sản lượng mía thu hoạch lại tăng mạnh hơn so với năm trước, sản lượng thu hoạch
27
năm 2012 đạt 823.836 tấn (tăng 50.550 tấn), nguyên nhân là do người dân ngày càng biết nâng cao kỹ thuật trồng và ngành nông nghiệp trong huyện ngày càng tiếp cận được với khoa học kỹ thuật tiên tiến và đồng thời đẩy mạnh chuyển giao công nghệ một cách mạnh mẽ.
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng mía huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2010 - 2012
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2012
- Trong niên vụ 2010 – 2011, nông dân huyện Phụng Hiệp thu hoạch với giá mía bán tại rẫy cho các thương lái từ các tỉnh khác đến từ 900 đến 1.020 đồng/kg, tăng cao hơn gấp đôi so với đầu vụ mía năm trước. Với giá này, nông dân trồng mía thu lãi từ 50-70 triệu/ha. Niên vụ này nông dân trồng mía của huyện Phụng Hiệp đã thu hoạch được 125 ha trên tổng số gần 9.000 ha mía của vụ này, năng suất bình quân đạt 120 tấn/ha (Nguồn: www.baomoi.com). Đặc biệt là trong giai đoạn này người nông dân của huyện đã phải hứng chịu