Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng mía

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 55)

trồng mía trên địa bàn

Hiệu quả của mô hình sản xuất mía được thể hiện thông qua lợi nhuận, sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí, lợi nhuận thu được của nông hộ càng cao chứng tỏ mô hình càng hiệu quả. Để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ta phân tích các nhân tố trong bảng sau:

Biến độc lập Diễn giải Hệ số Giá trị thống kê (P) Hằng số 9,359 0,000 lnX1 Diện tích (1000m2) -0,274 0,258ns lnX2 Số lượng giống (kg/1000m2) -0,124 0,608ns lnX3 Số lượng đạm (kg/1000m2) -0,099 0,428ns lnX4 Số lượng lân (kg/1000m2) 0,409 0,000*** lnX5 Số lượng kali (kg/1000m2) 0,112 0,057* lnX6 Lượng thuốc BVTV (ml/1000m2) 0,134 0,054*

lnX7 Số năm kinh nghiệm (năm) 0,062 0,445ns

Prob > F 0,0000 Số quan sát (N) 60 R2 0,69 Hệ số R2 điều chỉnh 0,642

45

Bảng 4.15: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong mô hình trồng mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang

Ghi chú: ***:mức ý nghĩa 1%; **:mức ý nghĩa 5%;

*:mức ý nghĩa 10%; ns:không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 của tác giả

Kết quả kiểm tra các hệ số tương quan giữa hai biến độc lập < 0,4 nghĩa là đa cộng tuyến ở mức thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa mô hình (xem phụ lục 4).

Kết quả kiểm tra tự tương quan dựa vào kiểm định Dubin – Watson với d = 1,5 (1 < d < 3) nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan (xem phụ lục 4).

Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White có Prob > chi2 = 0,1 > 0,01 nên kết luận mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (xem phụ lục 4).

Prob > F = 0,000 < 1% là rất nhỏ, có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Biến độc lập Diễn giải Hệ số Giá trị thống kê P Hằng số -25,039 0,011 lnX1 Diện tích (1000m2) 1,838 0,000*** lnX2 Chi phí giống (đồng/1000m2) 0,409 0,276ns lnX3 Chi phí phân bón (đồng/1000m2) -0,523 0,012** lnX4 Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2) -0,006 0,962ns lnX5 Chi phí lao động (đồng/1000m2) -0,646 0,003*** lnX6 Năng suất (kg/1000m2) 0,457 0,004*** Prob > F 0,000 Số quan sát (N) 60 R2 0,673 Hệ số R2 điều chỉnh 0.629

46

Theo kết quả mô hình thì có tổng cộng 5 biến có tác động đến năng suất mía của nông hộ được đưa vào mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% và độ tin cậy 95%.

Hệ số xác định R2 = 0,673 hay 67,3%, chứng tỏ các biến độc lập trong mô hình giải thích được 67,3% sự biến động về lợi nhuận thu được của nông hộ, phần còn lại chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài mô hình hồi quy.

Diện tích đất của nông hộ: Trong mô hình trồng mía của nông hộ các hộ có diện tích đất nhiều sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư cho sản xuất hơn hộ có diện tích đất trồng ít. Trong mô hình này cho thấy biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng diện tích gieo trồng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 1,838%. Nguyên nhân là do thu nhập của nông hộ chủ yếu là thu nhập từ mía. Ngoài ra, trong sản xuất mía các hộ có diện tích canh tác lớn sẽ có điều kiện để tập trung sản xuất đồng thời sẽ có nhiều điều kiện hơn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hộ có diện tích canh tác nhỏ gặp khó khăn trong việc sản xuất tập trung, phụ thuộc vào những hộ có diện tích canh tác lớn.

Chi phí giống: Theo kết quả nghiên cứu, biến này không có ý nghĩa thống kê nên giá giống không ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Nguyên nhân do giá mía giống không có biến động lớn giữa các hộ có lợi nhuận.

Chi phí phân: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 5%. Có thể giải thích, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng 1% chi phí phân thì lợi nhuận sẽ giảm 0,523%. Điều này cho thấy nếu chi phí bỏ ra càng nhiều thì lợi nhuận thu được sẽ càng thấp.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Theo kết quả nghiên cứu, biến này không có ý nghĩa thống kê. Do chi phí đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật không nhiều nên yếu tố này gần như không ảnh hưởng đến lợi nhuận trong mô hình.

Chi phí lao động: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Có thể giải thích trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng chi phí lao động lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 0,646%. Thuê mướn lao động càng nhiều chi phí bỏ ra cho việc thuê mướn càng cao nên làm giảm đi lợi nhuận thu được của nông hộ.

Năng suất: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Có thể giải thích trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi năng suất tăng 1 % thì lợi nhuận thu được sẽ tăng 0,457%. Tăng năng suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ thuận với sản lượng nên năng suất càng tăng nông dân càng

47

có lợi. Từ đó, đòi hỏi nông dân cần phải tập trung chú trọng vào sản xuất hơn nữa để làm gia tăng năng suất.

Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cho thấy có năm yếu tố đưa vào mô hình gồm diện tích, chi phí phân bón, chi phí lao động, năng suất và giá bán có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Những yếu tố còn lại không đủ cơ sở để kết luận chúng có ảnh hưởng đến lợi nhuận trong mô hình này. Đúng như kỳ vọng ban đầu là các biến độc lập chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí lao động đều mang giá trị âm. Nghĩa là chi phí bỏ ra càng lớn thì lợi nhuận của nông hộ càng giảm. Năng suất và giá bán tỷ lệ thuận với lợi nhuận của nông hộ và năng suất và giá bán trong mô hình đều mang giá trị dương điều này chứng tỏ khi năng suất và giá bán càng tăng thì lợi nhuận nông hộ thu được càng nhiều. Từ đó, đòi hỏi người dân phải có biện pháp canh tác, đầu tư hợp lý hơn giúp giảm chi phí nâng cao năng suất và lợi nhuận thu được từ mô hình.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)