hình trồng mía
Năng suất và giá bán là hai yếu tố chính tỷ lệ thuận với doanh thu. Năng suất và giá bán cao đồng nghĩa với việc doanh thu cao điều này có lợi cho nông hộ trồng mía vì thu nhập của họ sẽ tăng lên.
Qua bảng 4.12 cho thấy năng suất mía trung bình là 12.674 kg/1000m2, năng suất thấp nhất là 1.222 kg/1000m2, năng suất cao nhất là 19.000 kg/1000m2, nguyên nhân do mỗi nông hộ có trình độ kỹ thuật, phương thức canh tác và sử dụng số lượng yếu tố đầu vào khác nhau. Giá cả trung bình đạt 829 đồng/kg, giá thấp nhất đạt 720 đồng/kg, giá cao nhất đạt 1.000 đồng/kg, nguyên nhân có sự chênh lệch giá cả khác nhau phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch và nhu cầu mía nguyên liệu của nhà máy đường. Những hộ thu hoạch mía sớm, mía chưa đủ chín bán giá thấp hơn các hộ thu hoạch đúng tuổi thu hoạch của mía. Doanh thu cao nhất đạt 10.500.486 đồng/1000m2, thấp nhất đạt 980.000 đồng/1000m2, doanh thu bình quân đạt 13.500.486 đồng/1000m2. Qua đó ta thấy được rằng có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thấp nhất và doanh thu cao nhất. Vì doanh thu phụ thuộc vào giá bán, nên doanh thu cao có thể do năng suất thu được của hộ cao và bán vào thời điểm giá cao, còn ngược lại thì doanh thu thấp. Với doanh thu mà nông hộ nhận được từ việc bán mía như hiện nay là vẫn chưa cao lắm, vì giá cả đầu ra bấp bênh trong khi giá cả
39
đầu vào tăng cao, sau khi trừ đi các khoảng đầu tư cho chi phí sản xuất thì phần còn lại mà nông hộ nhận được không nhiều thậm chí có một số hộ còn bị lỗ.
Bảng 4.12: Năng suất, giá cả và doanh thu bình quân năm 2013
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
4.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính trong mô hình
Phân tích các chỉ số tài chính từ mô hình trồng mía của nông hộ là để xem xét việc trồng mía có mang lại hiệu quả tài chính hay không? Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, hiệu quả trong mô hình trồng mía của nông hộ chính là lợi nhuận mà hộ thu được từ mô hình.
Kết quả tính toán từ bảng 4.13 cho ta thấy rằng, doanh thu trung bình thu được từ việc trồng mía là 10.500.486 đồng/1000m2, thu nhập bình quân chưa tính lao động gia đình là 3.536.986 đồng/1000m2.
Nếu đem doanh thu so với chi phí có lao động gia đình thì lợi nhuận thu được là 2.612.986 đồng/1000m2. Theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) thì mô hình trồng mía của nông hộ hiện nay là có hiệu quả. Qua sự so sánh trên cho thấy việc trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm vừa qua đã mang lại lợi nhuận cho nông hộ trồng mía. Tìm hiểu cụ thể các chỉ tiêu tài chính còn lại:
Tỉ số giữa doanh thu và chi phí chưa có lao động gia đình là 1,5 lần cho ta thấy nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí chưa kể lao động gia đình thì sẽ thu được 1,5 đồng doanh thu. Thực tế quá trình sản xuất của nông hộ đạt hiệu quả khi chưa tính chi phí lao động gia đình.
Tỉ số giữa doanh thu và chi phí có lao động gia đình là 1,3 lần, cho thấy rằng nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng tổng chi phí thì sẽ thu được 1,3 đồng doanh thu. Nếu so sánh tổng chi phí với doanh thu mà nông hộ trồng mía thu được thì cho thấy rằng các hộ trồng mía trên địa bàn sau khi đã trừ đi các khoản chi phí lao động gia đình thì vẫn có lời.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Năng suất Kg/1000m2 1.222 19.000 12.674 Giá cả Đồng/kg 720 1.000 829 Doanh thu Đồng/1000m2 980.000 16.720.000 10.500.486
40
Tỉ số giữa thu nhập và chi phí chưa có lao động gia đình là 0,5 lần có nghĩa là với 1 đồng chi phí chưa có lao động gia đình bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được 0,5 đồng thu nhập.
Tỉ số giữa thu nhập và doanh thu là 0,3 lần có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì thu nhập tăng 0,3 đồng.
Tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu là 0,2 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu từ việc bán mía thì nông hộ sẽ tăng 0,2 đồng lợi nhuận. Muốn doanh thu cao thì mía phải bán được giá cao với sản lượng nhiều, có vậy sản xuất mới mang lại lợi nhuận.
Tỉ số giữa lợi nhuận và thu nhập là 0,7 lần, có nghĩa là thu nhập của hộ tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 0,7 đồng. Trong nông nghiệp thì nông dân luôn nghĩ là lấy công làm lời nên khi sản xuất đạt hiệu quả thì thu nhập của người nông dân tăng và lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn khi không tính chi phí lao động gia đình.
Qua việc phân tích các chỉ số tài chính trong mô hình trồng mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang cho thấy tỉ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí là 0,3 cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn khi nông hộ đầu tư vào việc trồng mía có tỷ suất lợi nhuận trong một năm là 0,3 có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ tăng 0,3 đồng lợi nhuận. Từ kết quả trên chứng tỏ mô hình trồng mía của nông hộ sản xuất có hiệu quả nhưng thực chất là hiệu quả đó chưa được cao. Chi phí bỏ ra để sản xuất còn khá là cao, giá bán mía sau thu hoạch của năm nay còn thấp và biện pháp trừ sâu bệnh, phòng chống lũ còn chưa tốt. Chính vì vậy bà con cần phải cải thiện và hoạt động tốt hơn trong quá trình sản xuất.
41
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA NÔNG HỘ TẠI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng mía trên địa bàn trồng mía trên địa bàn
Để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong mô hình trồng mía của nông hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trước hết ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía thu hoạch được. Với nguồn thông tin thu thập được từ nông hộ và qua việc phân tích số liệu ta có kết quả được thể hiện ở bảng 4.14.
Kết quả kiểm tra các hệ số tương quan giữa hai biến độc lập < 0,4 nghĩa là đa cộng tuyến ở mức thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa mô hình (xem phụ lục 3).
Kết quả kiểm tra tự tương quan dựa vào kiểm định Dubin – Watson với d = 1,8 (1 < d < 3) nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan (xem phụ lục 3).
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị 1 Chi phí chưa có LĐGD trung bình Đồng/1000m2 6.963.500 2 Chi phí LĐGĐ trung bình Đồng/1000m2 924.000 3 Tổng chi phí trung bình (1+2) Đồng/1000m2 7.887.500 4 Doanh thu trung bình Đồng/1000m2 10.500.486 5 Thu nhập trung bình (4-1) Đồng/1000m2 3.536.986 6 Lợi nhuận trung bình (4-3) Đồng/1000m2 2.612.986 7 Doanh thu/Chi phí chưa có LĐGĐ Lần 1,5 8 Doanh thu/Tổng chi phí trung bình Lần 1,3 9 Thu nhập/Chi phí chưa có LĐGĐ Lần 0,5 10 Thu nhập/Tổng chi phí trung bình Lần 0,4 11 Thu nhập/Doanh thu Lần 0,3 12 Lợi nhuận/Tổng chi phí trung bình Lần 0,3 13 Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,2
42
Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White có Prob > chi2 = 0,09 > 0,01 nên kết luận mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (xem phụ lục 3).
Theo kết quả mô hình thì có tổng cộng 4 biến có tác động đến năng suất mía của nông hộ được đưa vào mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% và độ tin cậy 90%.
Hệ số xác định R2 = 0,691 hay 69,1%, có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 69,1% sự biến động về năng suất mía thu hoạch được của nông hộ, phần còn lại chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài mô hình hồi quy như các yếu tố về kỹ thuật và điều kiện tự nhiên.
Prob > F = 0,000 < 1% là rất nhỏ, nên ta hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có ít nhất một biến trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất. Từ đó có thể kết luận cho năng suất trong mô hình trồng mía của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố như: Diện tích, số lượng giống, số lượng phân đạm, số lượng phân lân, số lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, số năm kinh nghiệm và trình độ học vấn của nông hộ.
Diện tích đất của nông hộ: Trong mô hình trồng mía của nông hộ các hộ có diện tích đất nhiều sẽ có điều kiện để tập trung sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm gia tăng năng suất thu hoạch. Tuy nhiên, do điều kiện để nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên diện tích đất lớn không phát huy được lợi thế của mình. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong vụ sản xuất mía năm 2013 hệ số diện tích không có ý nghĩa trong mô hình nên không tác động đến năng suất.
Số lượng giống được sử dụng: Theo kết quả nghiên cứu, biến này không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân do nông hộ sử dụng số lượng giống tương đối nhiều so với yêu cầu sản xuất nên sự thay đổi của số lượng giống không ảnh hưởng đến năng suất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Số lượng phân đạm được sử dụng: Theo kết quả nghiên cứu, biến này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích do việc sử dụng phân đạm không đúng liều lượng nên phân đạm trong mô hình này không có ý nghĩa. Cụ thể, nông dân thường bón trung bình 33 kg phân đạm/1000m2, thông qua việc bón nhiều NPK (25-25-5) và DAP (18-48-0), nhưng theo khuyến cáo thì lượng phân đạm cần được sử dụng từ 17,5 - 20 kg/1000m2 để có thể đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nếu lượng dưỡng chất này cung cấp đã đủ và thừa thì bón bổ sung cũng sẽ không làm tăng năng suất mía.
43
Số lượng phân lân được sử dụng: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Có thể giải thích trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng phân lân lên 1% thì năng suất sẽ tăng 0,409%. Người dân thường nhận thức được vai trò quan trọng của phân lân đến năng suất tạo điều kiện cho họ sử dụng phân lân có hiệu quả.
Số lượng phân kali được sử dụng: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Có thể giải thích trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng phân kali lên 1% thì năng suất sẽ tăng 0,112%. Vì nông hộ chưa quan tâm đến bón bổ sung kali nên lượng dưỡng chất kali cần thiết cho mía chưa đáp ứng đủ, số lượng phân kali được nông dân sử dụng còn thấp nên kali ảnh hưởng đến năng suất nhưng không nhiều. Nếu tăng lượng phân kali được sử dụng lên đúng như khuyến cáo từ 12 - 15 kg/1000m2 thì năng suất sẽ tăng cao hơn so với sử dụng 7 kg/1000m2 như hiện tại.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Có thể giải thích trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật lên 1% thì năng suất sẽ tăng 0,134%. Qua kết quả điều tra cho thấy các hộ nông dân trồng mía ở đây nhận thức được vai trò quan trọng của thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất tạo điều kiện cho họ sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả.
Số năm kinh nghiệm của người trồng mía: Theo kết quả nghiên cứu biến này không có ý nghĩa. Một phần có thể do số năm kinh nghiệm cao nên họ chỉ sản xuất dựa trên kinh nghiệm do bản thân tích lũy được mà không quan tâm đến việc thay đổi phương thức sản xuất làm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình. Làm mất đi lợi thế sẵn có của hộ nên kinh nghiệm của người trồng mía trong mô hình không ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, vẫn có những hộ chưa có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật nhưng vẫn sản xuất có năng suất cao. Đặc biệt là những hộ có thâm niên trong nghề trồng mía, năng suất cũng có thể cao hơn những hộ mới tham gia sản xuất mía. Cho nên cũng không thể bỏ qua vai trò của kinh nghiệm sản xuất mía của nông hộ trong việc tăng năng suất cây trồng.
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ta thấy có bốn yếu tố đưa vào mô hình gồm số lượng phân lân, số lượng phân kali, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và trình độ học vấn ảnh hưởng đến năng suất mía trong mô hình. Những yếu tố còn lại như diện tích, số lượng giống, số lượng phân đạm, số năm kinh nghiệm sản xuất của người dân được đưa vào mô hình, nhưng qua kết quả xử lý số liệu thì không đủ cơ sở để kết luận rằng các nhân tố đó có ảnh hưởng đến năng suất trong mô hình. Tuy nhiên trong
44
sản xuất thực tế thì không thể phủ nhận ảnh hưởng của những nhân tố này đến năng suất mía thu hoạch được. Lượng giống và lượng phân nếu được sử dụng đúng liều lượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng ngăn chặn dịch bệnh làm gia tăng năng suất.
Bảng 4.14: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang
Ghi chú: ***:mức ý nghĩa 1%; **:mức ý nghĩa 5%;
*:mức ý nghĩa 10%; ns:không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 của tác giả
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng mía trên địa bàn trồng mía trên địa bàn
Hiệu quả của mô hình sản xuất mía được thể hiện thông qua lợi nhuận, sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí, lợi nhuận thu được của nông hộ càng cao chứng tỏ mô hình càng hiệu quả. Để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ta phân tích các nhân tố trong bảng sau:
Biến độc lập Diễn giải Hệ số Giá trị thống kê (P) Hằng số 9,359 0,000 lnX1 Diện tích (1000m2) -0,274 0,258ns lnX2 Số lượng giống (kg/1000m2) -0,124 0,608ns lnX3 Số lượng đạm (kg/1000m2) -0,099 0,428ns lnX4 Số lượng lân (kg/1000m2) 0,409 0,000*** lnX5 Số lượng kali (kg/1000m2) 0,112 0,057* lnX6 Lượng thuốc BVTV (ml/1000m2) 0,134 0,054*
lnX7 Số năm kinh nghiệm (năm) 0,062 0,445ns
Prob > F 0,0000 Số quan sát (N) 60 R2 0,69 Hệ số R2 điều chỉnh 0,642
45
Bảng 4.15: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong mô hình trồng mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang
Ghi chú: ***:mức ý nghĩa 1%; **:mức ý nghĩa 5%;
*:mức ý nghĩa 10%; ns:không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 của tác giả
Kết quả kiểm tra các hệ số tương quan giữa hai biến độc lập < 0,4 nghĩa là đa cộng tuyến ở mức thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa mô hình (xem phụ lục 4).
Kết quả kiểm tra tự tương quan dựa vào kiểm định Dubin – Watson với d = 1,5 (1 < d < 3) nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan (xem phụ lục 4).
Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White có Prob > chi2 = 0,1 > 0,01 nên kết luận mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (xem phụ lục 4).
Prob > F = 0,000 < 1% là rất nhỏ, có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập