Ma trận SWOT sẽ cho chúng ta nhìn thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến hiệu quả trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang. Phân tích SWOT sẽ làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp giúp việc sản xuất mía của nông hộ có thể phát triển hơn trong tương lai.
48
Bảng 4.16: Ma trận SWOT về mô hình trồng mía tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang
S
SWWOOTT
Các điểm mạnh (S) Các điểm yếu (W) S1: Mía lá loại cây dễ
trồng, dễ chăm sóc.
S2: Hệ thống kênh rạch và sông ngòi khá thuận tiện.
S3: Mía giống ngày càng phong phú và đa dạng.
S4: Nông dân có nhiều kinh nghiệm, chịu khó và ham học hỏi.
S5: Các nhà máy ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân.
W1: Vùng đất trũng nên lũ thường kéo về hàng năm gây thiệt hại khá nhiều cho người dân.
W2: Kỹ thuật trồng mía của người dân còn khá lạc hậu.
W3: Trình độ và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
W4: Nguồn vốn không đủ cho chi phí sản xuất.
W5: Giá cả đầu ra còn bấp bênh.
Cơ hội (O) Các giải pháp SO Các giải pháp WO O1: Thời tiết, khí hậu, đất
đai phù hợp cho sản xuất.
O2: Được tham gia khuyến nông và tập huấn kỹ thuật.
O3: Ngành công nghiệp mía đường phát triển cao.
O4: có nhiều chính sách ưu đãi, bảo hộ từ các công ty mía đường.
O5: Được chính quyền địa phương quan tâm và khuyến khích.
S1+S4+O2: Người dân có nhiều kinh nghiệm, ham học hỏi kết hợp với việc được tập huấn kỹ thuật tạo điều kiện cho việc sản xuất mía đạt năng suất và chất lượng cao.
S5+O2+O5: Nhà nước và địa phương nghiên cứu giải pháp thúc đẩy mối liên kết bền vững giữa các tác nhân tham gia ngành hàng mía đường.
W1+W3+O2: Tăng cường tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ cải tạo đất, giống kháng sâu bệnh và cho năng suất cao.
W2+O5: Chính quyền địa phương và Nhà nước hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư sản xuất.
Thách thức (T) Các giải pháp ST Các giải pháp WT T1: Hệ thống đê bao, giao
thông vận tải chưa hoàn chỉnh.
T2: Thời tiết thất thường dễ xuất hiện sâu và dịch bệnh.
T3: Giá cả chi phí đầu tư có xu hướng tăng cao.
T4: Cạnh tranh với đường nhập khẩu.
S3+T1+T2: Tận dụng điều kiện tự nhiên và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để kịp thời phòng tránh dịch bệnh tấn công.
S2+S4+T3: Tự tìm đầu ra cho sản phẩm, bán trực tiếp cho doanh nghiệp mua sản phẩm.
W1+T1+T3: Nghiên cứu và tìm ra các mô hình đa canh cho vùng nguyên liệu mía để tăng thu nhập cho người trồng mía.
W4+T3: Nghiên cứu tìm giải pháp giảm giá thành sản xuất mía.
49