Thông tin chung về nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 41)

4.1.1.1Tuổi của người lao động tham gia trồng mía

Trong sản xuất mía tuổi tác và kinh nghiệm thường tỷ lệ thuận với nhau, tuổi càng cao thời gian tham gia sản xuất càng nhiều, tay nghề sản xuất cũng tăng cao giúp cho việc sản xuất mía trở nên có hiệu quả hơn. Qua kết quả điều tra thực tế năm 2013 trong 60 mẫu khảo sát, cho thấy có 66,7% người trồng mía nằm trong độ tuổi từ 41 đến 60, có 11,7% trên 60 tuổi, chỉ có 21,6% người trồng mía có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, nên có thể thấy được rằng lao động tham gia trồng mía ở đây có độ tuổi khá lớn góp phần thuận lợi cho mô hình trồng mía.

Bảng 4.1: Độ tuổi của người tham gia sản xuất trồng mía

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

4.1.1.2 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm của người nông dân được tính từ thời điểm bắt đầu tham gia trồng mía cho đến nay. Thời gian tham gia trồng mía càng lâu kinh nghiệm sản xuất càng nhiều.

Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy người dân nơi đây có kinh nghiệm trồng mía khá cao. Cụ thể, chỉ có 21,6% người dân có kinh nghiệm từ 1 năm đến 10 năm, còn lại đều có kinh nghiệm từ 11 năm trở lên. Đây chính là điểm thuận lợi cho nông hộ, thời gian sản xuất dài, họ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc trồng mía. Bởi thế năng suất mía chưa tương xứng với tiềm năng của Thị xã, vì vậy thu nhập của hộ nông dân có phần ảnh hưởng không nhỏ. Ngược lại, những nông dân có thời gian tham gia vào mô hình trồng mía ngắn có độ tuôi trẻ hơn nên họ có phần chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, chương trình khuyến nông,

Tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Từ 20 đến 40 13 21,6 Từ 41 đến 60 40 66,7

Trên 60 7 11,7

31

tiếp thu và áp dụng chúng vào sản xuất góp phần làm gia tăng hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.2: Số năm kinh nghiệm của người tham gia trồng mía

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

4.1.1.3 Trình độ học vấn của nông hộ

Trình độ học vấn ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông hộ. Trình độ học vấn càng cao khả năng tiếp thu, học hỏi và ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất càng lớn. Điều này góp phần làm gia tăng sản lượng và chất lượng mía thu hoạch.

Qua bảng 4.3 cho ta thấy trình độ học vấn của nông hộ còn rất thấp, không có hộ nào nằm trong diện bị mù chữ , có đến 88,3% số người chỉ học đến cấp 2, trong đó có 36,6% học cấp 1, số người học tới cấp 3 chỉ chiếm 11,7%. Đây là điều khó khăn trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho hiệu quả sản xuất mà mô hình mang lại không cao.

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía phân theo cấp học

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

4.1.1.4 Tham gia tập huấn

Số liệu điều tra thực tế các hộ trồng mía cho thấy có 43,3% nông hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật với số lần tham gia trung bình là nhiều hơn 2 lần

Số năm kinh nghiệm Tần số Tỷ lệ (%)

Từ 1 đến 10 năm 13 21,6 Từ 11 đến 20 năm 18 30 Từ 21 đến 30 năm 17 28,3 Từ 31 đến 40 năm 10 16,7 Trên 40 năm 2 3,4 Tổng 60 100,0 Trình độ học vấn Tần số Tỷ trọng (%) % Tích lũy Mù chữ 0 0,0 0,0 Cấp 1 22 36,6 36,6 Cấp 2 31 51,7 88,3 Cấp 3 7 11,7 100,0 Tổng 60 100,0

32

trong năm, có 56,7% nông hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật. Qua đó cho thấy việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân nơi đây còn thấp, điều này cũng là một nguyên nhân làm cho năng suất và chất lượng của mía không cao.

Bảng 4.4: Tình hình tham gia tập huấn của người dân trồng mía

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)