Tìm kiếm khách hàng và đối tác đầu tư nước ngoài, xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài nhằm tổ chức sản xuất đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, đảm bảo cho việc sản xuất và xuất khẩu được ổn định.
Tổ chức khảo sát, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở các nước tiên tiến hơn và mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước trên thế giới.
Phía quản lý nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành mía đường biện pháp ngăn đường lậu,… Ngành mía đường cần sự thay đổi mạnh mẽ để phát triển ổn định.
54
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích dựa trên số liệu thu thập từ 60 hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang cho thấy phần lớn nông hộ sản xuất có hiệu quả những vẫn chưa cao. Năng suất mía sau thu hoạch đạt được khá cao. Thu nhập trung bình của nông hộ gần 3.536.986 đồng/1000m2, và hầu hết các nông hộ đều thu được lợi nhuận. Tình hình tiêu thụ của người nông dân nói chung là thuận lợi nhưng giá cả bán mía khá là thấp và bấp bênh (giá bán mía đầu ra dao động từ 720 đến 1.000 đồng/kg). Đa phần các hộ nông dân trên địa bàn đều tìm đến nguồn tiêu thụ là thương lái.
Trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ, thì việc sử dụng phân bón đóng vai trò quan trọng. Sử dụng phân bón đúng liều lượng, bón phân hợp lý góp phần làm gia tăng năng suất chất lượng mía khi thu hoạch đồng thời không gây lãng phí, tiết kiệm được chi phí làm gia tăng lợi nhuận thu được cho nông hộ. Tuy nhiên, yếu tố phân kali nguyên chất được sử dụng trong mô hình không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch được do lượng kali được sử dụng quá ít nên chưa thật sự mang lại hiệu quả cho mô hình.
Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ cho thấy: Diện tích, chi phí phân bón, chi phí lao động, năng suất và giá bán có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của nông hộ. Đặc biệt lượng lao động gia đình được tận dụng vào sản xuất nên góp phần làm gia tăng thu nhập và lợi nhuận của nông hộ.
Kinh nghiệm sản xuất trong mô hình không có ảnh hưởng đến năng suất mía thu hoạch được của nông hộ vì kỹ thuật trồng mía của người nông dân nơi đây còn lạc hậu, chưa sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong quá trình sản xuất nông dân có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khăn. Cụ thể, do nơi đây có đất đai khá phù hợp, hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc vận chuyển mía sau thu hoạch, thời tiết thích hợp cho việc trồng mía và người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mía, giúp cho cây mía thuận lợi phát triển. Tuy nhiên, trình độ học vấn của người dân nơi đây có đến 88,3% chưa học đến cấp ba và tỷ lệ người dân tham gia vào tập huấn kỹ thuật, công tác khuyến nông chưa đến 50%, nên gây ra khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, nông dân chỉ sản xuất dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu,
55
từ những điều này ảnh hưởng đến năng suất của cây mía bị sụt giảm. Mặt khác, do không chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường về giá cả các yếu tố đầu vào và giá đầu ra của sản phẩm nên nông dân chưa lựa chọn được các yếu tố đầu vào tối ưu để đầu tư cho sản xuất vì vậy làm cho thu nhập của người dân không cao.
Vấn đề về vốn đầu tư cho sản xuất cũng là một khó khăn đối với người dân nơi đây, do chỉ trồng một loại cây trong thời gian dài nên đất đai bị thoái hóa đòi hỏi phải cải tạo đất để cải thiện năng suất thu hoạch được của mía, nhưng chi phí đầu tư cho việc cải tạo đất là khá cao, người dân không có đủ nguồn vốn để thực hiện.
Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là thực hiện kết hợp 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nông hộ và công ty mía đường) thực sự thiết thực và hiệu quả; từng bước nghiên cứu thực hiện cơ giới hóa trong những khâu sử dụng nhiều lao động; xác định cụ thể những giống mía cho năng suất cao và chữ đường cao phù hợp với từng vùng, từng địa phương; xây dựng công thức và cách thức bón phân phù hợp để tiết kiệm chi phí phân bón, khai thác các giá trị khai thác khác ngoài sản xuất đường từ cây mía.
6.2 KIẾN NGHỊ
Nông hộ tích cực tham gia vào các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật để cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật, đồng thời mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và những điều được tập huấn vào thực tiễn sản xuất mía để có thể hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến năng suất nhằm nâng cao lợi nhuận.
Đề nghị Nhà nước tăng cường đầu tư hỗ trợ cho người nông dân trong việc sản xuất được thuận lợi hơn. Quan tâm xây dựng hệ thống đê bao thủy lợi, giao thông giúp cho người nông dân có được sự thuận lợi trong việc vận chuyển mía sau thu hoạch để người dân yên tâm sản xuất.
Các cơ quan cần nghiên cứu tình hình dịch bệnh, sâu hại và cách phòng ngừa, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời tuyên truyền cho mỗi người dân biết cách phòng ngừa và điều trị để đạt hiệu quả kinh tế cao thông qua báo, đài ở địa phương.
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tổ chức tín dụng trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn vay bổ sung sản xuất cho người nông dân.
56
Khó khăn lớn nhất của người dân là giá cả đầu ra bấp bênh gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người trồng mía, nên đòi hỏi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần mở rộng mô hình hợp tác xã và khuyến khích người dân tham gia để có thể hình thành vùng sản xuất tập trung thuận lợi cho việc trồng và thu hoạch mía, kêu gọi các doanh nghiệp và xí nghiệp chế biến có hình thức bao tiêu sản phẩm cho người dân để tránh tình trạng
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê.
2. Lưu Thanh Đức Hải, 2003. Bài Giảng Nghiên Cứu Marketing. Đại Học Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Mai Văn Nam và cộng sự, 2004. Giáo trình Kinh tế lượng. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
4. Thái Hà – Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía. Nhà xuất bản Hồng Đức.
5. Dương Tú Dung, 2007. Hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ của nông hộ chăn nuôi vịt chạy đồng ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ.
6. Lê Ngọc Nhân, 2007. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi cá tra (của nông hộ) ở thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Huỳnh Trân, 2007. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa của hộ xã viên huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Hùng Em, 2012. Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ.
9. Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp, 2012. Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp 2008 - 2012.
10. Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp, 2013. Tình hình thực hiện Nghị quyết Hội Đồng Nhân Dân huyện về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013.
12. Cổng thông tin điện tử huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang,
58
PHỤ LỤC 1 BẢNG PHỎNG VẤN
Mẫu số:………….
Ngày………….tháng………….năm 2013
Họ và tên người phỏng vấn: DANH CẨM NGOAN
DÀNH CHO NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG
- Xin chào Ông (Bà), tôi tên: Danh Cẩm Ngoan là sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Hiện tại tôi có thực hiện đề tài nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả tài chính và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong mô hình trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang”. Xin Ông (Bà) vui lòng dành cho tôi ít thời gian để trả lời một số câu hỏi sau. Tất cả ý kiến của Ông (Bà) rất quan trọng đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam đoan mọi ý kiến của Ông (Bà) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật, rất mong được sự cộng tác của Ông (Bà). Xin chân thành cảm ơn!
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
1. Họ và tên chủ hộ:……….. Tuổi:………. 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
3. Địa chỉ: ấp…………. xã……….huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
4. Trình độ học vấn:
1. Cấp 1 3. Cấp 3, trung cấp 2. Cấp 2 4. Cao đẳng, đại học
5. Thời gian tham gia mô hình trồng mía của ông (bà) ………. năm 6. Tổng số nhân khẩu trong gia đình:………….. người
7. Tổng số lao động gia đình tham gia sản xuất:……… người 8. Số lao động thuê mướn thường xuyên:…….. người
9. Thời gian thuê mướn/tháng:……. ngày 10. Số tiền thuê/ngày:………….000 đồng
11. Tổng số ngày lao động trong năm:………..ngày.
II. THÔNG TIN CỤ THỂ
12. Tổng diện tích đất:………..ha. Trong đó diện tích trồng mía của ông (bà) là bao nhiêu ……… ha.
59
13. Hình thức sở hữu:
1. Đất nhà 2. Thuê mướn
3. Khác………
14. Lý do ông (bà) chọn sản xuất mía? (Nhiều lựa chọn). 1. Truyền thống từ xưa
2. Dễ trồng
3. Theo phong trào 4. Đất đai phù hợp 5. Vốn đầu tư thấp
6. Lợi nhuận cao hơn các cây khác 15. Nguồn cung cấp giống ông (bà) có từ đâu?
1. Tự cung cấp 2. Cơ sở giống địa phương 3. Nông dân khác 4. Khác………... 16. Loại mía giống ông (bà) sử dụng để trồng:……….. 17. Giá mua giống :………đồng/kg
18. Tại sao ông (bà) lại chọn loại giống này để trồng? (Nhiều lựa chọn). 1. Truyền thống gia đình 2. Năng suất cao
3. Ít sâu bệnh 4. Đất đai phù hợp
5. Chữ đường cao 6. Khác (ghi cụ thể) ………...
III. THÔNG TIN KINH TẾ - KỸ THUẬT
19. Ông (Bà) có tham gia công tác khuyến nông không? 1. Có 2. Không
20. Ông (Bà) có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất mía hay các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nào không? (Nếu có trả lời tiếp câu 21).
1. Có 2. Không
21. Ông (Bà) đã tham gia tập huấn kỹ thuật bao nhiêu lần?...lần. 22. Ông (Bà) có tiếp nhận thêm các thông tin kinh tế - kỹ thuật từ nguồn nào khác không? (Nếu có trả lời tiếp câu 23).
1. Có 2. Không
23. Ông (Bà) tiếp nhận các thông tin kinh tế - kỹ thuật từ những nguồn nào?
1. Xem Tivi, nghe đài 2. Từ nông hộ khác
60
IV. THÔNG TIN TÀI CHÍNH
24. Bên cạnh nguồn vốn gia đình ông (bà) có vay thêm vốn không? 1. Có 2. Không
(Nếu chọn có thì trả lời tiếp câu 25, 26, 27, - không thì qua phần chi phí) 25. Nếu có vay vốn, xin ông (bà) cho biết một số thông tin sau:
26.Ông (bà) cho biết vốn vay đó thường được sử dụng cho khâu nào trong quá trình sản xuất mía?
1. Làm đất 2. Mua giống
3. Mua phân bón, thuốc BVTV 4. Thuê lao động
V. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ VÀ THU NHẬP
27. Các khoản mục về chi phí trồng mía
Khoản mục chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Chi phí giống 2. Chi phí phân bón: + Urê + NPK + Khác... 3. Chi phí thuốc BVTV + Phòng trừ sâu, bệnh + Diệt Cỏ + Khác...
4. Chi phí tưới tiêu (làm đê bao) 5. Chi phí làm đất
6. Chi phí lãi vay (nếu có) 7. Chi phí lao động + Lao động gia đình + Lao động thuê mướn
8. Chi phí khác... 9. Tổng chi phí
Vay của ai Số tiền Lãi suất (%/tháng)
61
28. Thông tin về sản lượng và thu nhập Tổng diện tích
(1.000m2)
Tổng sản lượng
Thu nhập
Sản lượng Đơn giá Thu nhập
VI. VẤN ĐỀ TIÊU THỤ
29. Sau thu hoạch mía được bán ở đâu? 1. Bán cho nhà máy mía đường 2. Bán cho thương lái
3. Bán trực tiếp ra thị trường
4. Khác (ghi cụ thể):……… 30. Giá bán mía thường do ai quyết định?
1. Nông dân quyết định 2. Thương lái quyết định 3. Cả hai bên thương lượng 4. Dựa trên giá cả thị trường
5. Khác (ghi cụ thể):………
31. Giá mía trong vụ gần đây nhất là……….đồng. 32. Giá mía bình quân là……….đồng.
VII. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TRỒNG MÍA
Thuận lợi Khó khăn Giải pháp khắc phục
Kỹ thuật sản xuất
Kinh tế/Tài chính
Thị trường tiêu thụ
62
33. Xin ông (bà) cho biết, những thuận lợi khi gia đình tham gia sản xuất mía? (Nhiều lựa chọn).
1. Đất đai phù hợp 2. Có kinh nghiệm sản xuất 3. Được tập huấn kĩ thuật 4. Có nhiều người trồng, dễ bán 5. Khí hậu thuận lợi 6. Bán được giá cao
7. Khác………
34. Xin ông (bà) cho biết, những khó khăn của quá trình sản xuất khi gia đình tham gia trồng mía? (Nhiều lựa chọn). 1. Nguồn giống chưa chất lượng 2. Giá cả đầu vào tăng cao 3. Giá cả đầu ra bấp bênh 4. Thiếu vốn sản xuất 5. Thiếu lao động 6. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 7. Ít được tập huấn 8. Khác………....
35. Ông (bà) có đề nghị gì đến các cơ quan chức năng nhằm giúp cho việc sản xuất của nông dân trong vùng được tốt hơn? ………
………
………
………....
63
PHỤ LỤC 2
THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
Tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 20 den 40 13 21.6 21.6 21.6
41 den 60 40 66.7 66.7 88.3
tren 60 7 11.7 11.7 100.0
Total 60 100.0 100.0
Kinhnghiem
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 den 10 13 21.6 21.6 21.6 11 den 20 18 30.0 30.0 51.6 21 den 30 17 28.3 28.3 79.9 31 den 40 10 16.7 16.7 96.6 tren 40 2 3.4 3.4 100.0 Total 60 100.0 100.0 TaphuanKt
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Co 26 56.7 56.7 56.7
Khong 34 43.3 43.3 100.0
64
PHỤ LỤC 3
1. Kết quả chạy hồi quy hàm năng suất
reg sanluong dt giong dm ln kl th kihn hv
Source | SS df MS Number of obs = 60 ---+--- F( 8, 51) = 14.24 Model | 12.4819925 8 1.56024906 Prob > F = 0.0000 Residual | 5.58963643 51 .109600714 R-squared = 0.6907 ---+--- Adj R-squared = 0.6422 Total | 18.0716289 59 .306298796 Root MSE = .33106
--- sanluong | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]