Tình hình lợi nhuận tín dụng trun g dài hạn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 55)

Bảng 2.8 : Tỷ lệ Lợi nhuận tín dụng/Dư nợ tín dụng

TRUNG - DÀI HẠN 2010 2011 2012 LỢI NHUẬN TÍN DỤNG (Tỷ đồng) 92 129 150 DƢ NỢ TÍN DỤNG (Tỷ đồng) 2.847 3.178 3.819 LỢI NHUẬN TÍN DỤNG/DƢ NỢ TÍN DỤNG (%) 3,23 4,06 3,93 Nguồn : BIDV TP.HCM

Về tỷ lệ Lợi nhuận tín dụng trung dài hạn/Dư nợ tín dụng trung dài hạn, nhìn chung là ổn định và tăng qua các năm từ mức 3,23% năm 2010 lên mức 3,93% năm 2012, đảm bảo khả năng sinh lợi cho NH.

Biểu đồ 2.6 : Tỷ lệ Lợi nhuận tín dụng/Dư nợ tín dụng Đơn vị : %

Nguồn : BIDV TP.HCM

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam – chi nhánh hồ chí minh giai đoạn 2010-2012

2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2010-2012

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ (Tỷ đồng)

8.388 9.700 11.217

2 Tăng trưởng (%) 19,98 15,70 25,94

Nguồn: báo cáo thường niên 2010-2012

Dư nợ tín dụng của BIDV- Chi nhánh Hồ Chí Minh tại thời điểm 31/12/2012 là 11.217 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng tín dụng là 25,94 % so với năm 2011. Tốc đ tăng trưởng tín dụng của BIDV –Chi nhánh Hồ Chí Minh năm 2011 tăng 15,70% so với năm 2010. Điều này thể hiện dư nợ tín dụng được kiểm soát theo đúng chỉ đạo kế hoạch tăng trưởng tín dụng của H i đồng quản trị BIDV. Đến năm 2012 tăng trưởng tín dụng tăng lên 25,94% so vớn năm 2011, nguyên nhân tăng cao do khu vực TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả

nước, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, vì thế Ban Tổng giám đốc đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm không được vượt quá 30% so với 2011, nhưng toàn hệ thống vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong khoảng 15- 17%, tuân thủ chỉ đạo của NHNN tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 về việc tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt đ ng ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012

2.3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh

Bảng 2.10: Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn của BIDV – Chi nhánh Hồ Chí Minh năm 2010-2012 STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 8.388 9.700 11.217 2 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 304 467 691 3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,63 4,81 6,16 4 Cơ cấu NQH (tỷ đồng) 304 467 691 5 NQH ngắn hạn (tỷ đồng) 251 367 613 6 Tỷ trọng NQH ngắn hạn (%) 82,59 78,57 88,71 7 NQH trung và dài hạn (tỷ đồng) 53 100 78 8 Tỷ trọng NQH trung và dài hạn (%) 17,41 21,43 11.29

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh khối chi nhánh 2010-2012

Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, trong năm 2012, nợ quá hạn tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 224 tỷ đồng. Trong đó, nợ quá hạn do không thu được nợ gốc đến hạn là 691 tỷ đồng.

Bảng 2.11: Phân loại nhóm nợ theo Quyết định số 493 (493/2005/QĐ-NHNN) và trích dự phòng DPRR của BIDV năm 2010-2012

Phân loại dư nợ

2010 (Tỷ đồng) 2011 (Tỷ đồng) 2012 (Tỷ đồng) Dư nợ 2010 (%) nợ 2011 (%) nợ 2012 (%) 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 8.084 9.237 10.526 96,37 95,23 93,84 2. Nợ cần chú ý 76 176 365 0,91 1,81 3,25 3. Nợ dưới chuẩn 127 185 209 1,52 1,91 1,86 4. Nợ nghi ngờ 29 15 29 0,35 0,15 0,26

5. Nợ không thu hồi

được 71 87 89 0,85 0,90 0,79

Nợ xấu

(Nhóm 3+4+ 5) 228 287 326 2,71 2,96 2,92

Số trích DPRR 115 140 163

Tổng dƣ nợ 8.388 9.700 11.217 100 100 100

Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính BIDV 2010-2012

Trên cơ sở việc mở r ng đối tượng xếp hạng và t h ô n g t ư 1 5 / 2 0 1 0 / T T - N H N N n g à y 1 6 / 6 / 2 0 1 0 q u y đ ị n h v ề p h â n l o ạ i n ợ , t r í c h l ậ p v à s ử d ụ n g d ự p h ò n g đ ể x ử l ý r ủ i , ngân hàng đã sửa đổi chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp và chính thức áp dụng vào tháng 7/2010 M t điểm nổi bật là tính đến cuối năm 2012, 93,84% danh mục dư nợ thương mại của ngân hàng là nợ đủ tiêu chuẩn. BIDV- Chi nhánh Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng; hạn chế cho vay những khách hàng có nợ xấu; tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu; xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý rủi ro và bán nợ, trích lập dự phòng rủi ro, ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản lý tín dụng, quản

lý tài sản bảo đảm…Với mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng tín dụng, đưa tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% trước thời điểm cổ phần hóa, BIDV kết hợp nhiều biện pháp vừa kiểm soát tăng trưởng tín dụng vừa tăng cường công tác xử lý nợ xấu. Nợ xấu của Chi nhánh luôn được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo dưới 3%.

Trong đó:

- Nợ nhóm 3 tăng từ 1,52% lên 1,86% trên tổng dư nợ.

- Nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần đến cuối 31/12/2012, cụ thể số tương đối so với 2011, giảm xuống từ 0,9% còn 0,79% tổng dư nợ.

Bên cạnh đó tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng đã giảm đáng kể, chiếm khoảng 3,25% tổng dư nợ tín dụng năm 2012. Tuy nhiên, so với mục tiêu đã đặt ra thì BIDV chưa đạt được tỷ lệ nợ nhóm 2 là dưới 3%. Do vậy việc tiếp tục kiểm soát nhằm giảm tỷ lệ nợ nhóm 2 cần được tăng cường hơn nữa để đảm bảo đạt tỷ lệ theo thông lệ quốc tế.

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên đã làm tăng số trích lập dự phòng rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,96%, tăng cao so với năm 2010 là 2,71% cho nên số trích dự phòng rủi ro năm 2011 là 140 tỷ đồng.

Bảng 2.12: Tình hình nợ ngoại bảng của BIDV năm 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dư nợ gốc hạch toán ngoại bảng 159 210 228

Thu hồi nợ ngoại bảng 25 42 38

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh 2010-2012

Thu nợ ngoại bảng đạt tỷ lệ thấp so với dư nợ hạch toán ngoại bảng. Nguyên nhân là do:

- Khách hàng có nợ ngoại bảng vốn đã có tình hình tài chính rất khó khăn nên việc thu xếp trả nợ hầu như không thực hiện được. Mặt khác, môi trường kinh tế khó khăn cũng dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng rất chậm do không có người mua hoặc người mua trả giá quá thấp hoặc đã thỏa thuận thống

nhất mua bán nhưng đến thời hạn thanh toán thì người mua không thu xếp được nguồn nên không thực hiện được giao dịch.

- Thủ tục giải quyết tranh chấp qua Tòa án kéo dài ảnh hưởng đến tiến đ xử lý thu hồi nợ của ngân hàng.

Bảng 2.13 : Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề của BIDV – Chi nhánh Hồ Chí Minh năm 2012 STT Ngành nghề Nợ xấu (Tỷ đồng) Dƣ nợ cho vay (Tỷ đồng) Tỷ trọng nợ xấu (%) 1 Xây dựng 30 1.525 9,22 2 Bất đ ng sản 35 830 10,76 3 Điện 41 2.669 12,64 4 Đóng tàu 8,5 112 2.63

5 Kinh doanh vận tải 21 650 6,53

6 Ngành khác 190,5 5.431 58,22

Tổng dƣ nợ xấu toàn Chi nhánh

326 11.217 100

Nguồn: Báo cáo công tác thu hồi nợ xấu năm 2012

Tỷ lệ nợ xấu BIDV đang kiểm soát ở mức <3%, tuy nhiên tiềm ẩn nợ xấu tăng cao và tập trung m t số lĩnh vực (xây dựng, kinh doanh bất đ ng sản, đóng tàu,…) Dù đã sớm nhận thức được mức đ rủi ro trong khoản mục cho vay xây dựng và có nhiều biện pháp giảm tỷ trọng cho vay xây dựng từ 23,8% năm 2010 xuống còn 12,7% năm 2011 và 9,22% năm 2012 nhưng BIDV vẫn là ngân hàng có đặc thù cho vay xây dựng. Những vấn đề tồn tại về rủi ro đạo đức, năng lực tài chính yếu kém cũng như những tiêu cực trong công tác đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng đã hình thành nên rất nhiều rủi ro cho những khoản cho vay này, kể cả đối với những khoản cho vay theo kế hoạch Nhà nước lẫn những khoản cho vay cho các doanh nghiệp xây dựng tư nhân. Trong năm 2011, 2012 giá sắt thép tăng cao, tác đ ng đến đến ngành xây dựng… nghĩa là làm tăng chi phí vốn đầu tư của tất cả các dự án, ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thầu khi ký hợp đồng không điều chỉnh giá vật tư khi có biến đ ng, hàng loạt các công ty xây dựng bị lỗ

vì đã ký hợp đồng thi công, gây khó khăn cho các doanh nghiêp xây lắp. Tình hình cho vay thi công xây lắp có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều khoản vay quá hạn, nợ đọng không có khả năng thu hồi, nguyên nhân do các đơn vị thi công nhận với giá thấp hơn giá thành công trình, thi công những công trình không có kế hoạch vốn hoặc kế hoạch vốn kéo dài trong nhiều năm, lãi chậm thanh toán, chủ đầu tư không tính vào giá trị hợp đồng thi công, do đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thêm vào đó, việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thật chặt chẽ, xác định thời gian vay chưa thật phù hợp, thời gian cho vay thường kéo dài so hơn với thời gian thu tiền, do đó tiền về doanh nghiệp sử dụng vào việc khác, thậm chí đầu tư vào tài sản cố định. Ngoài ra vì cho vay theo hạn mức tín dụng, không kiểm soát được đến từng công trình, có nhiều trường hợp giải ngân để mua vật tư, chi lương công trình này nhưng doanh nghiệp sử dụng tiền vào các công trình khác, dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được vốn vay. Trong thực tế, mặc dù cán b tín dụng có kiểm tra việc sử dụng vốn vay nhưng vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa tuân thủ đúng theo quy định. Ví dụ có những doanh nghiệp mục đích vay vốn là chi lương hay trả tiền vật tư để thi công các công trình, nhưng khi doanh nghiệp nhận tiền vay về, nợ ngân hàng khác đến hạn bu c doanh nghiệp phải sử dụng tiền vay của BIDV để trả khoản nợ đó, sau đó dùng tiền vay của ngân hàng mới để chi cho nhu cầu ban đầu. Hiện tượng này diễn ra khi chi nhánh cho vay bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản cho các đơn vị xí nghiệp phụ thu c nằm rải rác khắp nơi. Việc đảo nợ này thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị xây lắp do các đơn vị này thường xuyên bị chiếm dụng vốn từ các chủ đầu tư nhằm duy trì hoạt đ ng kinh doanh của họ. Đối với chi nhánh, do kiểm tra sau đó nếu có phát hiện đơn vị sử dụng vốn không đúng mục đích, theo quy định phải thu hồi nợ trước hạn, nhưng doanh nghiệp không có nguồn để thanh toán phải chờ, thường cán b tín dụng bỏ qua việc này. Hệ quả là nợ xấu trong ngành xây dựng chiếm 9,22% /tổng dư nợ xấu toàn chi nhánh.

2.3.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Tốc đ tăng trưởng cao: tốc đ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây khá cao gây sức ép cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tiết kiệm từ n i b kinh tế thấp, do đó nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của các doanh nghiệp hết sức cần thiết, trong khi đó thị trường vốn phát triển hết sức chậm chạp, đang tạo áp lực và thúc đẩy tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng m t cách đáng lo ngại. Các ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung và BIDV nói riêng vẫn đang là nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp Nhà nước đối mặt với cạnh tranh từ bên ngoài cũng như sự giảm bớt các hỗ trợ từ Chính phủ đã b c l những yếu kém, làm ăn không hệu quả. Như vậy, nếu tốc đ tín dụng tăng nhanh sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ khó đòi ngày càng cao. Do cơ chế Nhà nước dành quá nhiều đặc ân cho doanh nghiệp Nhà nước nên từ trước tới nay thành phần kinh tế này được vay vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh mà không cần thế chấp tài sản hoặc thế chấp với tỷ lệ tương đối thấp

- Thị trường tài chính tiền tệ chưa phát triển, thị trường chứng khoán chưa phải là kênh huy đ ng vốn phục vụ đầu tư phát triển: thị trường vốn ở Việt Nam chưa phải là kênh phân bổ vốn hiệu quả và đa dạng của nền kinh tế, trong đó thị trường cổ phiếu và trái phiếu (nhất là trái phiếu công ty còn quá nhỏ bé) chưa đủ hàng hoá cần thiết tạo nên thị trường vốn hấp dẫn sôi đ ng. Thậm chí sau m t thời gian ngắn tăng trưởng nóng theo hiệu ứng “bong bóng”, thị trường chứng khóan đã lại tụt dốc thảm hại khiến cho các doanh nghiệp tạm thời đình trệ các kế họach phát hành cổ phiếu huy đ ng vốn, quay trở lại với ngân hàng cho nhu cầu quay vòng vốn của mình. Vốn đầu tư cho mở r ng sản xuất vẫn đang dựa quá mức vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng cung ứng.

- Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thật sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khỏan vay: sự gia tăng nhanh chóng của các lọai hình tín dụng là điều cần thiết để thị trường tín dụng phát triển. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng có

khuynh hướng mở r ng địa bàn họat đ ng bằng cách thành lập thêm nhiều chi nhánh.

- Các quy định về tài sản, giao dịch đảm bảo, công chứng thiếu đồng b , chậm sửa đổi bổ sung, thiếu hướng dẫn; ngoài ra việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ quá phức tạp, qua nhiều khâu, liên quan tới quá nhiều cơ quan, thường kéo dài rất lâu.

- Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng BIDV, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ, và tất nhiên BIDV sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những khoản cho vay các doanh nghiệp này.

2.3.3.2 Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng và đối tác của khách hàng.

- Năng lực quản lý, năng lực tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước thu c các tổng công ty còn yếu, khả năng sinh lời ở mức thấp, sức cạnh tranh hàng hóa dịch vụ chưa cao, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau phổ biến, không tuân thủ pháp luật dẫn đến nợ xấu.

- Cung cấp báo cáo quyết toán hằng năm chậm, không chính xác, thường che dấu những khoản lỗ để ngân hàng tiếp tục cho vay, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cung cấp báo cáo quyết toán năm mỗi ngân hàng là m t số liệu khác, điều này chỉ được phát hiện khi có kiểm tra của cơ quan thanh tra.

2.3.3.3 Nguyên nhân chủ quan.

- Do áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế họach hàng năm được giao, có những lúc tăng trưởng quá nóng, chưa thật sự quan tâm chất lượng món cho vay: chi nhánh do chạy theo thành tích muốn tăng nhanh dư nợ đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, tạo ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)