Hiện trạng phát sinh Hazardous Waste của nhà máy VT2 năm

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 64)

TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA

3.2.3. Hiện trạng phát sinh Hazardous Waste của nhà máy VT2 năm

Hình 3.4:Đồ thị Hazardous Waste (kg) và Hazrdous Waste/đôi (g) của nhà máy VT2 năm 2013

Hình 3.4, 3.3 và 3.2 cho thấy lượng Hazardous Waste phát sinh tăng giảm tương đương so với lượng cao su thải và Upper Waste. Sang tháng 4 và tháng 5, lượng HW giảm dần, do lúc này lượng hàng cần phải in lụa ít dần. Bắt đầu từ tháng 6, lượng hàng cần có các chi tiết in lụa tăng dần, phải nhanh chóng in để đạt yêu cầu sản lượng, vì vậy lượng HW tăng cao và đạt đỉnh trong tháng 7. Tuy nhiên, lượng Hazardous Waste lại giảm mạnh trong tháng 8 do lúc này hàng cần in lụa ít dần và đi vào giai đoạn kết thúc đơn hàng.

Dựa vào hình 3.4 cùng với bảng 3.3, thấy được từ tháng 1 đến tháng 3, chỉ số Hazardous Waste/đôi có chiều tăng giảm tương đương với lượng Hazadous Waste phát sinh. Thời điểm này, lượng hàng có các chi tiết in không nhiều nên chỉ số Hazardous Waste vẫn tương đương với sản lượng cũng như lượng Hazardous Waste phát sinh.

Tuy nhiên, sang tháng 4 dù rằng sản lượng giảm đi 33059 đôi tuy nhiên chỉ số Hazardous Waste lại tăng lên. Nguyên nhân là do đơn hàng có nhiều các chi tiết cần in. Bước sang tháng 5, chỉ số Hazardous Waste giảm mạnh, thậm chỉ thấp hơn tháng 2. Nguyên nhân do trong tháng này, đơn hàng có ít các chi tiết in và một phần các chi tiết in đã được chuẩn bị ở tháng trước đó được đưa vào sản xuất trong tháng này. Tháng 6, chỉ số HW/đôi tăng trở lại, tăng mạnh mẽ ở tháng 7. Mặc dù tháng 7 có sản lượng cao nhất trong 8 tháng đầu năm nhưng đi cùng với đó lượng sản phẩm cần có nhiều các chi tiết in lụa cũng tăng cao vì vậy đã kéo theo chỉ số phát sinh HW/đôi tăng lên rất nhiều so với các tháng khác trong năm. Sang tháng 8, các loại sản phẩm cần có các chi tiết in

HW/đôi giảm mạnh.

Theo hình 3.4 thấy được từ tháng đến tháng 3, lượng HW và HW/đôi tăng giảm cùng nhau. Tuy nhiên, từ tháng 3 đến tháng 4, lượng Hazardous Waste giảm nhưng chỉ số HW/đôi lại tăng. Từ tháng 4 đến tháng 8, lượng HW và chỉ số HW/đôi tăng giảm cùng nhau, không có sự biến động bất thường.

3.2.4. Hiện trạng phát sinh C – Grade của nhà máy VT2 năm 2013

Hình 3.5: Đồ thị phát sinh C – Grade (kg) và C – Grade/đôi (g) của nhà máy VT2 năm 2013

Căn cứ vào hình 3.2 và hình 3.3, hình 3.5, trong ba tháng đầu năm 2013, lượng hàng C tỉ lệ thuận với lượng Upper Waste, cao su thải. Do trong thời gian này, đơn hàng không có nhiều loại sản phẩm gây khó khăn trong quá trình sản xuất nên hàng lỗi phát sinh không phát sinh quá nhiều.

Tuy nhiên, sang tháng 3, 4 và 5, lượng hàng lỗi tăng đột biến do phần Upper có nhiều chi tiết in, kèm theo đó khi may dễ bị lỗi và khi ghép với đế dễ bị lỗi nên lượng C – Grade tăng lên rất cao. Một nguyên nhân nữa do tháng 5, nhà máy VT2 tăng thêm hai chuyền sản xuất làm sản lượng tăng lên trên 500.000 đôi, đi kèm theo đó lượng C – Grade cũng tăng lên đáng kể.

Dựa vào những phân tích trên và hình 3.5, đó chính là nguyên nhân làm chỉ số C – Grade tăng mạnh. Nhà máy cố gắng tìm ra nguyên nhân chính và đưa ra phương án giải quyết để chỉ số này giảm xuống tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất chung của nhà máy.

Sang tháng 6, sản lượng giảm xuống đồng thời nhà máy VT2 đã qua giai đoạn khó khăn với những sản phẩm mới vì vậy lượng C – Grade giảm xuống đáng kể, một phần do nhà máy VT2 bắt đầu sản xuất những sản phẩm dễ dàng hơn.

C – grade (kg)C – grade/đôi (g/đôi) C – grade/đôi (g/đôi)

Sang tháng 7 và tháng 8, lượng C – Grade tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân do các sản phẩm có nhiều chi tiết in và đường may khó, khi ghép lại với đế rất dễ tạo ra hàng không đúng với tiêu chuẩn.

Và đó cũng là nguyên nhân chính làm cho chỉ số C – Grade/đôi tăng giảm trong ba tháng 6, 7 và 8.

So sánh lượng C – grade phát sinh và chỉ số C – grade/đôi của nhà máy VT2 trong 8 tháng đầu năm 2013, cả hai đều tăng giảm cùng nhau không có sự bất thường qua các tháng.

3.3. Hiện trạng phát sinh chất thải tại nhà máy VT năm 2013

Số liệu thải và sản lượng của nhà máy VT được thập từ tháng 1 đến hết tháng 8 năm 2013.

Sản lượng của nhà máy VT được thu thập từ báo cáo sản lượng thực tế sản xuất của từng tháng trên hệ thống trực tuyến của nhà máy.

Lượng rác Upper Waste, C – grade, Hazardous Waste, cao su thải được thu thập từ số liệu nhập thực tế xuống kho rác của nhà máy VT.

Các chỉ số Upper Waste/đôi, C – grade/đôi, Hazardous Waste/đôi, cao su thải/đôi được tính bằng lượng rác từng loại trên sản lượng.

VT Sản Lượng (Đôi) Upper Waste (Kg) Upper Waste/đôi (g/đôi) C - Grade (Kg) C - Grade/đô i (g/đôi) Hazardou s Waste (Kg) Hazardou s Waste/đôi (g/đôi) Cao su thải Cao su thải/đôi (g/đôi) Tháng 1 1177056 85154 72.34 22587 19.19 33816 28.73 12535 10.65 Tháng 2 771611 43549 56.44 15789 20.46 33046 42.83 6897 8.94 Tháng 3 1255749 75958 60.49 22205 17.68 67601 53.84 12087 9.63 Tháng 4 1109882 66179 59.63 15759 14.20 66386 59.81 10660 9.60 Tháng 5 1223608 72617 59.35 19911 16.27 74458 60.85 13666 11.17 Tháng 6 1157547 69704 60.22 17686 15.28 69604 60.13 13228 11.43 Tháng 7 1214274 80195 66.04 18291 15.06 88366 72.77 14419 11.87 Tháng 8 1294905 84343 65.13 23715 18.31 88375 68.25 15109 11.67 Trung bình 1150579 72212.4 62.45512 19492.875 17.05774 65206.5 55.90136 12325 10.62 Ghi chú: Upper waste: rác thải upper; C –grade: hàng lỗi (phần upper lỗi, đề giày lỗi, giày thành phẩm lỗi); Hazardous Waste: CTNH

Hình 3.6 : Đồ thị sản lượng (đôi) của nhà máy VT năm 2013

Tương tự như nhà máy VT2, sản lượng của nhà máy VT trong 3 tháng đầu năm có sự biến động mạnh. Tháng 2 là tháng tết âm lịch nên sản lượng giảm xuống 405445 đôi so với tháng. Tuy nhiên, sang tháng 3, sản lượng lại tăng lên rất mạnh (tăng 484138 đôi).

Tháng 4, nhà máy VT ở giai đoạn kết thúc đơn hàng, nhà máy sản xuất dứt điểm đơn hàng tồn đọng. Chính vì vậy, sản lượng tháng 4 giảm xuống so với tháng 3. Tháng 5, nhà máy VT đã bắt đầu nhận thêm đơn hàng mới nên sản lượng tăng nhẹ so với tháng 4 (tăng 113726 đôi) vì phía Nike yêu cầu nhà máy phải sản xuất và giao hàng trong tháng với đơn hàng ngắn hạn này.

Sang tháng 6, sản lượng bắt đầu trở về mức bình thường. Nhưng sáng tháng 7, nhà máy bắt đầu nhận đơn hàng sản xuất mới với số lượng lớn vì vậy, tháng 7 và tháng 8 sản lượng bắt đầu tăng dần.

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w