- Đối với MEK
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH
1. Kết luận
Luận văn đã thực hiện các mục tiêu đã đề ra và thu được kết quả sau:
Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn của các nhà máy sản xuất giày thể thao của tập đoàn Nike: chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
• Trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng thải trung bình của nhà máy VT2 như sau: Upper Waste (487144 kg), C – Grade (4974 kg), Hazardous Waste (3982 kg), cao su thải (8223 kg).
• Trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng thải trung bình của nhà máy VT2 như sau: Upper Waste (72212.4 kg), C – Grade (19492.875 kg), Hazardous Waste (65206.5 kg), cao su thải (12325 kg).
• Lượng thải từ nhà máy VT lớn hơn nhà máy VT2 do công suất sản xuất lớn hơn.
• Lượng Hazardous Waste của cả hai nhà máy chủ yếu phát sinh từ công đoạn in lụa, điển hình là mực in, sơn thải và giẻ lau hóa chất.
• Riêng đối với nhà máy VT, lượng Hazardous Waste cao hơn rất nhiều so với VT2 là do nhà máy VT có công đoạn nhuộm đế airbag.
Phân tích, kiểm kê chất thải công nghiệp tại nhà máy VT và VT2 thuộc hệ thống Nike Việt Nam, thuộc Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Việc chọn nhà máy VT2 và nhà máy VT là hoàn toàn hợp lý vì cả hai nhà máy này đều sản xuất ra giày thành phẩm. Và đặc trưng sản xuất của cả hai nhà máy mặc dù cùng sản xuất giày thể thao nhưng nhà máy VT sản xuất dòng sản phẩm cao cấp, nhà máy VT2 sản xuất dòng sản phẩm bình dân. Với hai dòng sản phẩm này đã thấy được sự chênh lệch về sự phát thải:
• Tổng nguyên vật liệu đầu vào để chế tạo ra một đôi giày thành phẩm của nhà máy VT cao hơn 2.68 lần so với nhà máy VT2.
• Lượng cao su thải từ công đoạn sản xuất đế giày của nhà máy VT2 cao hơn so với nhà máy VT.
• Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất upper của nhà máy VT2 cũng cao hơn so với nhà máy VT.
• Tương tự đối với phụ liệu, lượng nguyên liệu cần thiết của nhà máy VT2 cũng cao hơn nhà máy VT.
• Nhà máy VT có công đoạn nhuộm đế airbag, nhà máy VT thì không có.
• Chỉ số Htp của nhà máy VT cao hơn so với nhà máy VT2. Điều này chứng tỏ, hiệu suất sản xuất của nhà máy VT tốt hơn VT2.
• Chỉ số Hcs của nhà máy VT cũng cao hơn nhà máy VT2. Khâu làm đế giày phát thải ít hơn so với nhà máy VT2.
• Tuy nhiên, chỉ số Hupper của nhà máy VT lại thấp hơn so với nhà máy VT2. Điều này chứng tỏ, sự phát thải từ công đoạn làm upper của nhà máy VT cao hơn nhà máy VT2.
• Chỉ số Hpl của nhà máy VT vẫn tốt hơn so với nhà máy VT2.
• Chỉ số HW của nhà máy VT cao hơn 6.9875 lần so với nhà máy VT2. Do nhà máy VT có công đoạn nhuộm đế giày làm chỉ số HW tăng cao.
• Qua việc phân tích, kiểm kê tại hai nhà máy VT và VT2, luận văn đã xác định được dòng chảy sản xuất và lượng phát thải thực tế của hai nhà máy. Từ đó, luận văn đã xác
liệu đầu vào. Lượng nguyên vật liệu đầu vào có sự chênh lệch so với tính toán từ hệ thống làm lượng phát thải thực tế rất cao. Có sự khác biệt giữ dòng chảy sản xuất của hai nhà máy: nhà VT có tái chế cao su thải.
Đánh giá rủi ro của chất thải nguy hại đến người làm việc với các chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất. Đề tài đã nhận ra MEK và Cyclohexanone là hai mối nguy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người làm việc tại công đoạn in lụa. Đối với việc đánh giá rủi ro của hai chất ô nhiễm MEK và Cyclohexanone từ công đoạn in lụa:
• Đề tài đã nhận diện được mối nguy đặc trưng tại công đoạn in lụa (MEK và Cyclohexanone), và xác định được đường dẫn, con đường phơi nhiễm (qua da và qua đường hô hấp).
• Đề tài đánh giá phơi nhiễm hai khí này đối với sức khỏe của người lao động. ADDtotal
(MEK – VT) = 0.03629 (mg/kg.ngày); ADDtotal (MEK – VT2) = 0.01837 (mg/kg.ngày); ADDtotal (cyclohexanone – VT) = 0.01757 (mg/kg.ngày); ADDtotal
(cyclohexanone – VT2) = 0.0121(mg/kg.ngày).
• Đề tài đã tính toán được chỉ số phơi nhiễm HI của hai khí MEK và Cyclohexanone đối với người lao động làm việc tại công đoạn in lụa. HItotal (MEK – VT) = 0.01960; HItotal (cyclohexanone – VT) = 0.0079; HItotal (MEK – VT2) = 0.0099; HItotal
(cyclohexanone – VT2) = 0.0055.
• Tất cả các chỉ số rủi ro của MEK và cyclohexanone của cả hai nhà máy đều nhỏ hơn 1, thuộc mức rủi ro thấp.
Đề xuất phương án giảm thiểu phát sinh chất thải rắn và giảm mức độ rủi ro đến người lao động làm việc với chất thải nguy hại như sau:
• Giải pháp quản lý.
• Giải pháp kỹ thuật.
• Giải pháp đào tạo và truyền thông.