- Đối với MEK
5.1.1. Thay thế công nghệ cắt khuôn bằng công nghệ lazer
Hiện tại hiệu suất sản xuất upper vẫn chưa cao, nguyên nhân là do các khuôn cắt thiết vẫn còn chưa lại rất nhiều khoảng trống thừa, tạo ra rất nhiều nguyên vật liệu thải sau khi cắt.
Hình 5.1: Mẫu hình vật liệu thải sau khi cắt
Việc thực hiện cắt thủ công như hiện tại làm phát sinh rất nhiều vật liệu thải. Khuôn cắt thiết kế dù cho hợp lý cách mấy thì việc phát thải nhiều là điều không thể tránh khỏi.
Đề xuất: chuyển sang công nghệ lazer bằng máy tính định vị. Sự phát thải chắc chắn sẽ giảm xuống đáng kể.
• Lợi ích của phương án:
- Nguyên vật liệu thải sẽ giảm xuống. Theo trung tâm R&D của Nike, đối với các loại máy cắt laser lượng thải tính trên tổng nguyên liệu cắt, lượng thải khoảng 5 – 7 %, tùy từng mẫu hình cắt (Theo Nike R&D, 2013). - Tiết kiệm nhân lực.
- Tiết kiệm thời gian - An toàn trong vận hành.
• Hạn chế của phương án:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Đầu tư hệ thống xử lý khí thải cho khu vực cắt lazer.
5.1.2. Thiết kế cân hạt cao su và thổi hạt cao su vào khuôn tự động
Việc sản xuất đế giày hiện tại, công nhân phải cân nguyên vật liệu, sau đó đổ vào khuôn ép. Do thao tác vẫn mang tính thủ công nên việc dư thừa nguyên vật liệu khi ép đế tạo ra cao su thải vẫn còn khá nhiều.
Đề xuất: thiết kế hệ thống cân tự động và sau đó thổi nguyên vật liệu vào khuôn ép. Sau đó khi ép xong, công nhân chỉ cần lấy đế ra.
• Lợi ích:
- Giảm nguyên vật liệu dư thừa. - Tiết kiệm thời gian.
- Không tạo ra rìa cao su thải. - Tiết kiệm diện tích nhà xưởng
• Hạn chế:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao. - Khó khăn khi sửa chữa.
5.1.3. Thiết kế hệ thống rửa khuôn in tự động và đổi sơn, mực in
Công đoạn in lụa là công đoạn làm phát sinh Hazardous Waste nhiều nhất của toàn nhà máy VT cũng như VT2. Ngoài lượng hóa chất thải, thì giẻ lau hóa chất chính là vấn đề gây nhức nhối cho hai nhà máy này. Sau khi in xong, công nhân phải thấm Diluent để rửa khuôn. Đặc trưng của các loại sơn, mực in hiện tại của hai nhà máy này không thể rửa bằng nước, chỉ có thể rửa bằng Diluent (dung môi vệ sinh do nhà sản xuất sơn, mực in cung cấp).
Đề xuất:có hai phương án có thể thực hiện, đó là thay đổi loại sơn, mực in có thể rửa được bằng nước và phương án hai đầu tư hệ thống rửa khuôn tự động. Sau đó, thu gom về một điểm tập trung.
• Lợi ích:
- Giảm lượng Hazardous Waste phát sinh. - Giảm thời gian.
- Giảm dung môi vệ sinh. - Dễ dàng thu gom.
- Có thể thiết kế hệ thống xử lý.
- Giảm chi phí xử lý Hazardous Waste
•Hạn chế:
- Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu. - Phải có khu vực rửa khuôn in.
- Nếu đầu tư hệ thống xử lý sẽ phát sinh bùn thải.
5.1.4. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhuộm đế airbag
Tại nhà máy VT có công đoạn nhuộm đế airbag, đây là công đoạn phát sinh rất nhiều dung dịch thải nhuộm và làm tăng đáng kể chỉ số HW của nhà máy VT (ở mức
55.90 g/đôi). Đặc trưng của loại dịch thải nhuộm này có thành phần là n – propanol và màu orasol hoặc màu pigment.
Đề xuất: Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải nhuộm đế.
Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải nhuộm đế
• Lợi ích của phương án:
- Giảm chỉ số HW của nhà máy.
- Tiết kiệm chi phí xử lý: chi phí xử lý dung dịch thải nhuộm cao hơn chi phí xử lý bùn thải.
- Với công suất 2 m3/giờ, dung dịch thải nhuộm sau khi phát sinh sẽ được xử lý liên tục.