TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA
2.5. Các nghiên cứu vê đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro sức khỏe từ Alcohol Sulfates thuộc dự án đánh giá các sản phẩm làm sạch sử dụng trong hộ gia đình do tổ chức HERA thực hiện năm 2002: Đề tài nghiên cứu về các Alcohol Sulfates có trong loại sản phẩm tẩy rửa dùng trong gia đình, đánh giá phơi nhiễm của nó đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đánh giá rủi ro sức khỏe từ Hydrotropes thuộc dự án đánh giá các sản phẩm làm sạch sử dụng trong hộ gia đình do tổ chức HERA thực hiện năm 2005: Đề tài nghiên
phơi nhiễm của nó đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đánh giá rủi ro sức khỏe từ Alcohol Ethoxylates thuộc dự án đánh giá các sản phẩm làm sạch sử dụng trong hộ gia đình do tổ chức HERA thực hiện năm 2009: Đề tài nghiên cứu về các Alcohol Ethoxylates có trong loại sản phẩm tẩy rửa dùng trong gia đình, đánh giá phơi nhiễm của nó đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đánh giá rủi ro sức khỏe từ chất lượng không khí trong nhà do Viện Môi Trường châu Âu thực hiện năm 2000: Đề tài nghiên cứu về các hàm lượng các chất có hại đối với sức khỏe con người và đánh giá phơi nhiễm, rủi ro của chúng đến sức khỏe của những người sống tại các căn hộ đó.
Đánh giá rủi ro sơ bộ từ dư lượng Formaldehyde trong quần áo cho người tiêu dùng Việt Nam do Thái Văn Nam thực hiện năm 2011: Đề tài đã tiến hành đánh giá phơi nhiễm sơ bộ dư lượng Formaldehyde có trong quần áo cho người tiêu dùng qua các con đường như: hô hấp, qua da…Từ đó đề tài đã xác định được giới hạn phơi nhiễm (MOE) của Formaldehyde có trong quần áo dành cho người tiêu dùng.
2.6. Hiện trạng quản lý môi trường trong các nhà máy sản xuất giày Nike và
ứng dụng của đánh giá rủi ro trong ngành sản xuất giày
Các nhà máy Nike đều có phòng Môi trường, An toàn và Sức khỏe để quản lý môi trường làm việc cũng như các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất. Nhưng có một thực tế hầu hết các nhà máy đều đang gặp phải, đó là trình độ chuyên môn của các cấp quản lý.
Các phương thức quản lý rác thải còn thủ công, chưa áp dụng công nghệ thông tin được nhiều vào việc xuất nhập rác.
Thêm một vấn đề tất cả các nhà máy Nike đang mắc phải, đó là hiện trạng rác sản xuất lẫn với rác sinh hoạt. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, đó là chất thải nguy hại cũng bị lẫn trong rác thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy Nike đã có sự đầu tư về các công nghệ sản xuất mới làm giảm nguyên vật liệu, rác thải trong quá trình sản xuất.
Về việc đánh giá rủi ro, các nhà máy phải tuân thủ theo Nike CLS và đánh giá rủi 39 hạng mục được đề ra về An toàn, Sức khỏe và Môi Trường. Tuy nhiên, hiện nay cách đánh giá rủi ro của các nhà máy vẫn còn sơ xài. Chỉ dừng ở mức đánh giá khía cạnh tác động đáng kể (Phụ lục B). Các chuyên viên của các nhà máy Nike chưa tiếp cận với cách đánh giá rủi ro chi tiết hiện nay.
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH KIỂM KÊ CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY VT2 VÀ VTTHUỘC HỆ THỐNG NIKE THUỘC HỆ THỐNG NIKE
3.1. Các loại rác phát sinh chủ yếu từ các nhà máy sản xuất giày Nike
Theo khảo sát thực tế cả hai nhà máy VT, VT2 đều có chung một loại thải, đó là Upper Waste. Upper Waste bao gồm những loại rác sau: rẻo da thuộc, rẻo da nhân tạo, vật liệu gia cố (rác tái chế), nhựa TPU…
Bảng 3.1: Chất thải rắn không nguy hại phát sinh từ nhà máy VT2 và VT
ST
T Loại thải Hình ảnh Ghi chú
01 Vật liệu gia cố mũ
02 Rẻo vải Rác upper
03 Da tổng hợp Rác upper
04 Đế cao su thải Cao su thải
05 Upper lỗi C – Grade
06 Đế airbag lỗi
Chỉ có ở nhà máy
07 EVA giày – CaoĐệm lót su thải
CTNH hiện tại của nhà máy VT2 và VT bao gồm: giẻ lau hóa chất, hóa chất thải, thùng hóa chất, chai hóa chất…
Bảng 3.2: Các loại CTNH phát sinh từ nhà máy VT2 và VT
ST
T Loại thải Hình ảnh Ghi chú
01 Hóa chất thải
Phát sinh từ công đoạn in
lụa
02 Dầu máy thải Từ các máyép đế
03 Thùng hóa chất đoạn sử dụngTừ các công
04 Giẻ lau dính hóa chất Chủ yếu phátsinh từ công đoạn in lụa
Đối với CTNH, lượng giẻ lau hóa chất chiếm khoảng 30 – 40% tổng khối lượng. Giẻ lau hóa chất chủ yếu phát sinh từ công đoạn in lụa, giẻ lau hóa chất được dùng để lau khuôn in.
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải tại nhà máy VT2 năm 2013
Số liệu thải và sản lượng của nhà máy VT2 được thập từ tháng 1 đến hết tháng 8 năm 2013.
Sản lượng của nhà máy VT2 được thu thập từ báo cao sản lượng thực tế sản xuất của từng tháng trên hệ thống của nhà máy.
Lượng rác Upper Waste, C – grade, Hazardous Waste, cao su thải được thu thập từ số liệu nhập thực tế xuống kho rác của nhà máy VT2.
Các chỉ số Upper Waste/đôi, C – grade/đôi, Hazardous Waste/đôi, cao su thải/đôi được tính bằng lượng rác từng loại trên sản lượng.
VT2 Sản Lượng (Đôi) Upper Waste (Kg) Upper Waste /đôi (g/đôi) C - Grade (Kg) C - Grade/đôi (g/đôi) Hazardous Waste (Kg) Hazardous Waste/đôi (g/đôi) Cao su thải (kg) Cao su thải/đôi (g/đôi) Tháng 1 465467 24270 52.14 3486 7.49 3728 8.01 7308 15.70 Tháng 2 286345 14793 51.66 1346 2.81 2101 7.34 4386 15.32 Tháng 3 479330 25725 53.67 3970 8.28 4105 8.56 8011 16.71 Tháng 4 445821 31137 69.84 5555 12.46 4058 9.10 8311 18.64 Tháng 5 544739 39686 72.85 7781 14.28 3852 7.07 9469 17.38 Tháng 6 537568 33338 62.02 4864 9.05 4101 7.63 9766 18.17 Tháng 7 570396 36440 63.89 5950 10.43 5909 10.36 9532 16.71 Tháng 8 545811 42357 77.60 6841 12.53 4004 7.34 9003 16.49 Trung bình 487144 30968 63 4974 10 3982 8 8223 17
Hình 3.1: Đồ thị sản lượng sản xuất (đôi) của nhà máy VT2 năm 2013
Trải qua 8 tháng của năm 2013, sản lượng của nhà máy VT2 có những giai đoạn biến động mạnh: sản lượng trong tháng 2 thấp nhất trong 8 tháng đầu năm 2013 do tháng 2 trùng với đợt nghỉ tết Nguyên Đán và sản lượng đạt cao nhất vào tháng 7. Sản lượng từ tháng 4 đến tháng 5 tăng mạnh. Sản lượng từ tháng 5 đến tháng 8 dao động nhẹ.